Video Dấu hiệu chuyển nặng của F0 không triệu chứng hoặc nhẹ
Một số người phát hiện COVID-19 bị bệnh nhẹ với ít triệu chứng trong khi những người khác có thể bị bệnh nặng. Mặc dù bạn có thể đã nghe nói nhiều về các triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhưng bạn có thể tự hỏi COVID-19 nhẹ hoặc trung bình là như thế nào.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào những gì chúng ta biết cho đến nay về COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, các triệu chứng có thể như thế nào và khi nào nên đến gặp bác sĩ.
Các triệu chứng điển hình của COVID-19 là gì?
Ba triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là:
- Sốt
- Ho
- Mệt mỏi
Một số triệu chứng khác của COVID-19 có thể bao gồm:
- Khó thở
- Mất mùi hoặc vị giác
- Đau nhức cơ thể
- Đau đầu
- Viêm họng
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Các triệu chứng tiêu hóa, bao gồm buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
Các triệu chứng thường xuất hiện theo thứ tự nào?
Thứ tự các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng bạn có thể quan tâm tới triệu chứng thường xuất hiện sớm nhất.
Một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2020 dựa trên dữ liệu từ 55924 người mắc COVID-19 để dự đoán thứ tư các triệu chứng xuất hiện.
Các triệu chứng được tìm hiểu bao gồm sốt, ho và các triệu chứng tiêu hóa. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thứ tự dự đoán của các triệu chứng là:
- Sốt
- Ho
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tiêu chảy
Sau đó, một tập dữ liệu đã được sử dụng gồm 1.099 người mắc COVID-19 được. Nhóm này được chia thành hai loại - bệnh nặng và không nặng.
Thứ tự triệu chứng được dự đoán là giống nhau đối với dữ liệu nhỏ hơn này giống như trong dữ liệu đầu tiên cho 55.924 người. Nó cũng giống nhau giữa những người bị bệnh nặng và không nặng.
Các triệu chứng nhẹ, trung bình và nặng
Mức độ nghiêm trọng của COVID-19 thường được chia thành các loại như nhẹ, trung bình và nặng. Nhưng những thuật ngữ này thực sự có nghĩa là gì?
Theo hướng dẫn điều trị COVID-19 được xuất bản bởi Viện Y tế Quốc gia (NIH), chúng được định nghĩa là:
- Bệnh nhẹ: Một người sẽ có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 ngoại trừ thở gấp và khó thở.
- Bệnh trung bình: Có thể xuất hiện biến chứng viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi tuy nhiên nồng độ oxy máu duy trì từ 94% trở lên..
- Bệnh nặng: Khi nồng độ oxy máu dưới 94% kèm thờ nhanh có dấu hiệu của viêm phổi nặng
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoảng 81% những người mắc COVID-19 bị bệnh nhẹ hoặc trung bình. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hầu hết những người mắc COVID-19 từ nhẹ đến trung bình có thể tự phục hồi tại nhà.
Hãy tiếp tục theo dõi các triệu chứng của bạn khi mắc covid-19 dù nặng hay nhẹ. Vì ngay cả nghi bạn có triệu chứng nhẽ thì nó cũng có thể tiến triển nặng hơn
Về mắc bệnh không triệu chứng
Bạn có thể đã nghe nói rằng bạn có thể nhiễm coronavirus mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Đây được coi là mắc bệnh không có triệu chứng.
Bởi vì những người không có triệu chứng không thường được kiểm tra nên không rõ tỉ lệ của tình trạng này như thế nào. Một đánh giá vào tháng 9 năm 2020 của 79 nghiên cứu ước tính rằng khoảng 20% những người nhiễm SARS-CoV-2 sẽ không có triệu chứng.
Nhiều người không có triệu chứng không biết rằng họ đã nhiễm vi-rút. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lây lan vi-rút cho người khác, đó là lý do tại sao việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
- Đeo khẩu trang khi bạn ở gần những người bên ngoài gia đình của bạn
- Rửa tay thường xuyên
- Thực hiện giãn cách
- Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên trong nhà của bạn
COVID-19 và việc bạn bị mất khứu giác và vị giác
Một triệu chứng có thể gặp của COVID-19 là mất khứu giác hoặc vị giác. Một đánh giá vào tháng 8 năm 2020 của 24 nghiên cứu ước tính tỷ lệ mất khứu giác và vị giác lần lượt là 41% và 38,2%.
Mất mùi và vị cũng có thể là triệu chứng nhẹ của COVID-19. Một nghiên cứu vào tháng 1 năm 2021 đã đánh giá triệu chứng này ở 1.363 người mắc COVID-19.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy 85,9% người bị bệnh nhẹ mất khứu giác và vị giác so với 4,5 - 6,9% người bị bệnh từ trung bình đến nặng. Triệu chứng này biến mất ở 95% cá nhân trong vòng 6 tháng.
CDC lưu ý rằng tình trạng mất khứu giác và vị giác phổ biến hơn ở phụ nữ và những người trẻ hơn cho đến trung niên.
Ngoài ra triệu chứng này có thể xuất hiện sớm theo các dữ liệu được đánh giá vào tháng 8 năm 2020, nó cũng xuất hiện không kèm xổ mũi và nghẹt mũi.
Bạn có thể mắc COVID-19 nếu bạn không bị sốt không?
Ví dụ, một nghiên cứu vào tháng 5 năm 2020 đã đánh giá các triệu chứng của COVID-19 nhẹ ở 172 người. Nó cho thấy rằng sốt chỉ được quan sát thấy ở 20 người (11,6%).
Một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2020 đã đánh giá 147 trường hợp mắc COVID-19. Và phát hiện ra rằng các triệu chứng như sốt và ho không xuất hiện trong 43 ca mắc (gần 30%).
Ngoài ra, CDC lưu ý rằng người lớn tuổi thường có nhiệt độ cơ thể bình thường thấp hơn so với những người trẻ tuổi. Do đó, nhiệt độ sốt cũng có thể thấp hơn, khiến việc nhận biết sốt ở nhóm tuổi này trở nên khó khăn hơn.
Bạn có thể mắc COVID-19 nếu bạn không bị ho không?
Giống như sốt, ho cũng là một triệu chứng thường được báo cáo của COVID-19. Theo một báo cáo chung ban đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức của Trung Quốc, ho khan phổ biến hơn. Tuy nhiên, ho có đờm cũng có thể xảy ra.
Cũng có thể mắc COVID-19 và không bị ho.
Nghiên cứu tháng 5 năm 2020 về COVID-19 nhẹ mà chúng ta đã thảo luận ở trên cho thấy ho là triệu chứng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ được thấy ở 69/172 người (40,1%).
Những điều cần biết về sự tiến triển của bệnh
Nếu triệu chứng COVID-19 của bạn tiến triển, bệnh của bạn có thể đã chuyển từ nhẹ hoặc trung bình sang nặng. Điều này thường xảy ra khoảng một tuần sau khi các triệu chứng của bạn lần đầu tiên xuất hiện nhưng có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn.
Theo phân tích của CDC về sự tiến triển của COVID-19, thời gian từ khi bắt đầu có triệu chứng đến khi khó thở thường là từ 5 đến 8 ngày
Ở những người bị bệnh nặng, khoảng thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cho đến khi nhập viện chăm sóc đặc biệt (ICU) là từ 9,5 đến 12 ngày.
Thời gian hồi phục sau COVID-19 nghiêm trọng là bao lâu vẫn chưa được biết và có thể khác nhau ở mỗi người. Kết quả và phục hồi có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác.
Các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình của COVID-19 thường kéo dài bao lâu?
Phần lớn các nghiên cứu về COVID-19 tập trung vào bệnh nhân nặng. Do đó, có ít thông tin hơn về thời gian chính xác COVID-19 kéo dài ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Một nghiên cứu nhỏ vào tháng 7 năm 2020 tập trung vào những cá nhân bị COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình. Nó phát hiện ra rằng những người bị bệnh nhẹ hoặc trung bình có ít nhất một triệu chứng trong khoảng 9,82 ngày.
Hội chứng COVID-19 kéo dài là gì?
Một số người đã bị COVID-19, bất kể mức độ nghiêm trọng, có thể gặp các triệu chứng dai dẳng trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi khỏi bệnh. Đây được gọi là hội chứng hậu COVID-19.
Một số ví dụ về các triệu chứng hậu COVID-19 bao gồm:
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Đau khớp
- Đau ngực hoặc đánh trống ngực
- Nhầm lẫn hoặc "sương mù não"
Chúng ta vẫn biết rất ít về cách thức và lý do tại sao các triệu chứng hậu COVID xuất hiện. Các bác sĩ và nhà khoa học hiện đang làm việc để tìm hiểu thêm về điều này.
Khi nào bạn nên đi xét nghiệm?
Theo CDC, bất kỳ ai có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 đều nên đi xét nghiệm, ngay cả khi các triệu chứng rất nhẹ.
Các trường hợp được khuyến nghị xét nghiệm bao gồm:
- Tiếp xúc gần. Nếu bạn có tiếp xúc với người được xác nhận mắc COVID-19 trong khoảng 15 phút trở lên với khoảng cách dưới 2 m thì xét ngiệm là cần thiết.
- Các hoạt động rủi ro cao. Một số hoạt động có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc COVID-19, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải đi kiểm tra sau khi thực hiện những việc như đi du lịch hoặc tụ tập đông người.
- Xét nghiêm. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu bạn đi xét nghiệm, chẳng hạn như trước khi phẫu thuật hoặc thủ thuật.
Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, bạn cần cách ly ở nhà cho đến khi nhận được kết quả. Vì nếu bạn có vi-rút, bạn có thể lây lan cho người khác trong khi đợi kết quả của mình.
Bạn có khả năng lây nhiễm trong bao lâu?
Khoảng thời gian chính xác mà bạn có thể lây nhiễm là một lĩnh vực đang được nghiên cứu.
Một đánh giá tháng 11 năm 2020 đã kiểm tra sự lây lan của virus trong 79 nghiên cứu khác nhau về SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng:
- Số lượng vi rút được phát hiện ở đường hô hấp trên (mũi và họng) đạt đỉnh điểm từ rất sớm, thường là trong 3 đến 5 ngày đầu tiên của bệnh.
- Trong một số nghiên cứu, vi rút dễ dàng được phân lập từ các mẫu đường hô hấp ngay từ sớm, nhưng điều này không còn xảy ra vào ngày thứ 8 hoặc ngày 9 của bệnh.
- Những người bị bệnh nặng hơn dường như thải vi-rút trong một thời gian dài hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt giữa bệnh nhẹ hoặc trung bình và nặng.
- Những người trên 60 tuổi dường như phát tán vi-rút lâu hơn những người trẻ hơn.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc phân lập vi rút vào ngày thứ 9 của bệnh. Điều này phù hợp với các hướng dẫn hiện tại của CDC
Tóm lại, coronavirus có vẻ như là loại vi rút dễ lây lan nhất ngay sau khi các triệu chứng bắt đầu. Tuy nhiên, một số cá nhân có thể thải vi-rút trong thời gian dài hơn.
Nếu bạn mắc COVID-19, khi nào bạn có thể ở gần những người khác?
CDC có hướng dẫn về thời điểm bạn có thể ở gần người khác. Bạn phải đáp ứng tất cả ba tiêu chí sau đây trước khi bạn có thể làm như vậy:
- Phải ít nhất 10 ngày kể từ khi các triệu chứng của bạn xuất hiện lần đầu tiên.
- Sau 24 giờ mà không còn sốt và không sử dụng thuốc hạ sốt…như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Motrin, Advil).
- Các triệu chứng COVID-19 khác của bạn phải đang được cải thiện. Trừ trường hợp mất mùi vị do nó có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng sau hồi phục.
Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng, bạn có thể ở gần người khác sau 10 ngày kể từ ngày xét nghiệm.
Dấu hiệu cho thấy bạn cần được chăm sóc y tế
COVID-19 có thể tiến triển thành bệnh nghiêm trọng ở một số người. Theo CDC, một số dấu hiệu cảnh báo của bệnh nghiêm trọng cần chú ý bao gồm:
- Khó thở
- Đau hoặc tức ngực liên tục
- Da môi tím tái
- Lẫn lộn
- Lơ mơ
- Hôn mê
Nếu bạn hoặc người khác xuất hiện các triệu chứng này, hãy gọi cơ sở y tế hoặc các dịch vụ cấp cứu tại địa phương của bạn ngay lập tức.
Có nên mua một máy đo nồng độ oxy tại nhà?
Máy đo nồng độ oxy là một thiết bị nhỏ để đo lượng oxy trong máu của bạn. Nó thường được đặt trên ngón tay của bạn.
Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, mức độ bão hòa oxy bình thường là từ 95 đến 97 phần trăm. Dưới mức này có thể là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bạn đang gặp khó khăn trong việc cung cấp oxy cho các cơ quan và mô trong cơ thể.
Thiết bị đo oxy theo nhịp tim tại nhà có thể giúp bạn theo dõi nồng độ oxy trong máu khi bạn mắc COVID-19, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ bị nặng. Trao đổi với bác sĩ xem có nên mua hay không.
Điều quan trọng cần nhớ là không chỉ tập trung vào các kết quả đo nồng độ oxy. Hãy chú ý sức khỏe và cũng cẩn thận theo dõi các triệu chứng khác như ho, khó thở và đau ngực.
Kết Luận
Các triệu chứng COVID-19 có thể rất khác nhau ở mỗi người. Thậm chí có thể mắc COVID-19 mà không có một số triệu chứng thường gặp như sốt và ho.
Hầu hết những người mắc COVID-19 mức độ nhẹ hoặc trung bình. Mức độ nhẹ là có các triệu chứng COVID-19 nhưng không kèm khó thở và thở nhanh. Mức độ trung bình là có các tình trạng khác như viêm phổi nhưng nồng độ oxy máu bình thường.
Điều quan trọng là phải đi xét nghiệm nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19, dù là mức độ nhẹ và cách ly tại nhà cho đến khi bạn nhận được kết quả. Điều này ngăn bạn vô tình lây lan vi-rút cho những người khác, những người có thể bị nặng
Những người bị COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thường có thể tự phục hồi tại nhà, nhưng cần tiếp tục theo dõi các triệu chứng của họ trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng.
Xem thêm: