13 tác dụng tuyệt vời của bào ngư

Nhắc đến bào ngư, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến một món ăn quý, chỉ xuất hiện trong bữa ăn vương giả, hoàng tộc và nổi tiếng vì có rất nhiều chất dinh dưỡng. Vậy bào ngư là gì? Bào ngư có tác dụng gì và cách chế biến bào ngư như thế nào? Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị của loại thực phẩm quý hiếm này nhé.

Video Giá trị dinh dưỡng từ bào ngư trọn vẹn khi dùng đúng

Bào ngư là con gì?

Bào ngư còn được biết đến với các tên ốc khổng, cửu khổng, thạch quyết minh hay hải nhĩ, là một loại động vật thân mềm, có vỏ cứng, thường sinh sống ở các vùng nước lạnh ven biển trên khắp thế giới. Về mặt sinh học, bào ngư thuộc họ Haliotidae, chi Haliotis. Loại hải sản này có các chân nhỏ nhưng vô cùng dẻo dai, chúng có sức hút mạnh mẽ để bám vào bề mặt đá.

Hiện tại, trên thế giới có khoảng hơn 100 loài bào ngư và loài lớn nhất là bào ngư đỏ, có độ dài lên tới 30,48cm và được tìm thấy ở ven biển Bắc California. Ngoài ra, bào ngư cũng được tìm thấy nhiều ở biển Nhật Bản, Trung Quốc hay Mexico. Tại Việt Nam, bào ngư được tìm thấy chủ yếu ở vùng biển các tỉnh miền Trung.

Đặc điểm sinh học

Hình dáng

Bào ngư có hình dáng dạng một khối dẹt, từ mép vỏ gần miệng có khoảng 7 – 9 gờ, xoắn tạo thành các lỗ để thở với sự thoát nước từ mang. 

Video Bào ngư sốngVideo Bào ngư sống

Bên ngoài vỏ bào ngư có nhiều vân tím, nâu, xanh xen kẽ nhau, mặt trong có lớp xà cừ óng ánh. 

Chân bào ngư rộng, cơ bám chắc vào đá đáy biển, giúp nó sống được ở những vùng nước chảy mạnh.

Sinh thái học

Bào ngư thường bám vào đá ở những vùng nước biển có độ mặn cao 25 – 30%, có sóng, xa cửa sông, nước trong.

Thức ăn của bào ngư gồm mùn bã hữu cơ và các loài rong tảo biển.

Bào ngư sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài, đẻ trứng vào mùa nóng, mùa lạnh nghỉ hoạt động sinh dục.

Bào ngư sốngBào ngư sống

Bào ngư là một trong những thực phẩm quý vì môi trường sống khắc nghiệt, sản lượng thấp. Để có bào ngư khô, bào ngư tươi phải được chế biến qua nhiều công đoạn, ước tính 1.500g bào ngư tươi sau khi chế biến chỉ còn 250g bào ngư khô.

Thành phần dinh dưỡng của bào ngư

Trong 100g bào ngư chứa: 17,05g chất đạm, 5,89g đường, 0,75g chất béo, 84,7mg cholesterol, các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng.

Trong chất đạm cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở lượng mức tương đối cao như 0,73mg threonin, 0,75mg isoleucin, 0,7mg valin, 2,31mg axit glutamic.

Tác dụng tuyệt vời của bào ngư

Theo Đông y, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Bào ngư thích hợp cho tất cả đối tượng từ người già, trẻ em cho đến phụ nữ và đàn ông.

Tăng cường chức năng gan

Thành phần của bào ngư có thể hỗ trợ các chức năng trao đổi chất của gan, ngăn ngừa tổn thương gan do sử dụng rượu thường xuyên.

Tăng cường chức năng gan Tăng cường chức năng gan

Bên cạnh đó, bào ngư cũng giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cải thiện sức khỏe một cách tổng thể để các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Giảm thiểu nguy cơ bệnh timGiảm thiểu nguy cơ bệnh tim

Các thành phần omega 3, axit eicosapentaenoic (EPA) hay axit docosahexaenoic (DHA) đều được biết đến với tác dụng làm giảm nguy cơ dẫn tới các bệnh lý về tim mạch.

Omega 3 không chỉ có đặc tính chống viêm, giúp hỗ trợ cơ thể tránh khỏi các triệu chứng viêm đau khớp, giảm nguy cơ phát triển ung thư mà còn giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi đột quỵ, đồng thời giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh. 

Chính vì thế, đây được xem là một thực phẩm rất tốt cho trái tim của bạn.

Cải thiện hệ thống miễn dịch

Axit béo omega 3 có trong bào ngư cũng mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Loại axit béo này có thể tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu, từ đó làm tăng phản ứng miễn dịch cho cơ thể. 

Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học cũng chứng minh được những người thường xuyên sử dụng omega 3 thường sẽ có xu hướng sống lâu hơn so với những người không hoặc dùng ít loại axit béo này.

Giảm nguy cơ bị chuột rút

Do bào ngư có thể thúc đẩy hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể vì vậy ăn bào ngư thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng tê cứng chân tay, chuột rút và các biểu hiện tương tự.

Hỗ trợ quá trình giảm cân

Hỗ trợ giảm cânHỗ trợ giảm cân

Thành phần của bào ngư có chứa nhiều loại dầu tốt cho sức khỏe, đồng thời chúng lại có nồng độ cholesterol khá thấp. Bên cạnh đó, phosporus có trong bào ngư cũng giúp tiêu hao chất béo và carbohydrate, giúp cơ thể chuyển hóa protein để cơ thể phát triển tốt mà không cần nạp thức ăn liên tục.

Ngoài ra, đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của bào ngư cũng sẽ giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo. 

Ngăn ngừa sốt hiệu quả

Những cơn sốt kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước. Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định, bạn cũng có thể tham khảo cách hạ sốt bằng bào ngư nhé. Sử dụng thực phẩm này được xem là cách khá hữu hiệu giúp người bệnh cắt sốt nhanh chóng.

Tốt cho mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp là điều nhiều người quan tâm và chú ý. Omega 3 rất tốt cho mắt, ngoài ra các chất dinh dưỡng có trong bào ngư cũng góp phần hỗ trợ việc điều trị và chữa lành một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể,…

Hỗ trợ chức năng thận, tăng cường sinh lực nam giới

Phosporus là một thành phần có nhiều trong bào ngư. Đây là một hoạt chất rất tốt cho sức khỏe của thận. Nó có thể hỗ trợ quá trình bài tiết, giúp loại bỏ chất thải một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, sử dụng bào ngư cũng giúp tăng tần suất đi tiểu, từ đó hỗ trợ cân bằng nồng độ axit uric, thải muối thừa, chất béo hay nước.

Bào ngư còn giúp tăng cường sinh lực đáng kể cho nam giới. Bào ngư có tính bổ âm, tăng khí, chống suy nhược cơ thể. Nhờ đó, nam giới trở nên sung mãn và có thể lực cao hơn. Hỗ trợ điều trị tình trạng yếu sinh lý ở nam giới, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, và liệt dương….

Điều hòa chức năng của tuyến giáp

Lượng i-ốt trong bào ngư khá dồi dào. Đây là một khoáng chất có vai trò quan trọng đối với não bộ, đồng thời có ảnh hưởng tới các hoạt động của tuyến giáp và duy trì mức năng lượng tối thiểu cho cơ thể.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chiết xuất bào ngư có đặc tính ngăn ngừa ung thư bằng cách tiêu diệt các tế bào khối u.

Mặc dù cơ chế chính xác của việc phòng ngừa ung thư của bào ngư chưa được xác định, thế nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất nội tạng bào ngư có thể ức chế sự phát triển của khối u, đồng thời hỗ trợ chức năng của các tế bào sinh học. Ngoài ra, hoạt chất phosporus trong bào ngư cũng được xem là có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của ung thư vú.

Bảo vệ cột sống và xương

Trong thành phần của bào ngư có chứa nhiều canxi, glycosaminoglycans có tác dụng bảo vệ sự liên kết của các mô và thúc đẩy các khớp khỏe mạnh. Chính vì thế, sử dụng bào ngư thường xuyên, lâu dài sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đau khớp, giảm viêm, giảm hao mòn tự nhiên do tuổi tác gây nên.

Ngoài ra, các khoáng chất có trong loại thực phẩm này cũng có tác dụng hỗ trợ cấu trúc của xương, ngăn ngừa một số bệnh liên quan tới xương khớp như chấn thương khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương...

Tốt cho sức khỏe của tóc, răng và móng

I-ốt có trong bào ngư có thể hỗ trợ tóc, răng và móng khỏe hơn, ngăn ngừa sự gãy rụng của tóc.

Tác dụng của vỏ bào ngư

Trong vỏ bào ngư có chứa nhiều canxi cacbonat, magiê, sắt, silic, photphat và clorua. Đây là những loại thuốc có vị mặn, tính hàn có công dụng hạ hỏa, trị nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt,… nên được thầy thuốc Đông y tán nhỏ thành bột để làm thuốc mang lại hiệu quả cao và lâu dài. Ngoài ra nó còn được sử dụng trong thủ công mỹ nghệ.

Những ai không nên ăn bào ngư?

Bào ngư chứa quá nhiều chất đạm và chất béo nên một số đối tượng được khuyến cáo không nên ăn bào ngư như: người bị bệnh gút, người có axit uric cao…

Giá cả và cách sơ chế

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại bào ngư phổ biến gồm bào ngư tươi, bào ngư khô và bào ngư đóng hộp. 

Bào ngư tươi

Bào ngư tươi

Tùy vào chất lượng, xuất xứ mà bào ngư tươi có giá bán khác nhau. Ví dụ, bào ngư tươi size 25 đến 30 con/kg có giá bán khoảng 650.000 đồng/kg; bào ngư tươi size 10 đến 15 con/kg có giá bán khoảng 1.800.000 đồng/kg.

Cách sơ chế: Dùng cọ rửa sạch nhớt và chất dơ trên bề mặt cũng như chà 2 mép viền của bào ngư. Sau đó dùng mũi dao nhọn nạy phần thịt bào ngư lên, cắt bỏ phần nội tạng màu đen phía bên dưới của nó, rửa sạch lại với rượu trắng, gừng hoặc muối để giảm mùi tanh là có thể chế biến món ăn.

Bào ngư khô

Bào ngư khôBào ngư khô

Bào ngư khô có giá khoảng 600.000 đồng/100 gam.

Cách sơ chế: Bào ngư khô phải cho vào nước lạnh ngâm trong 48 tiếng, sau đó rửa sạch nhẹ nhàng toàn bộ, loại bỏ cát, sau đó có thể hầm trước, chú ý khi nấu: phải nấu bào ngư thật chín nhừ, không được nửa sống nửa chín.

Bào ngư đóng hộp

Bào ngư đóng hộpBào ngư đóng hộp

Bào ngư đóng hộp thường có giá khoảng 1,4 triệu đồng/lon.

Bào ngư đóng hộp đã được sơ chế sẵn, bạn chỉ cần mua về là có thể chế biến ngay.

Các món ăn làm từ bào ngư 

Có thể liệt kê một số món ăn đơn giản chế biến từ bào ngư:

  • Bào ngư sốt dầu hào
  • Súp bào ngư vi cá
  • Mì bào ngư xào
  • Cháo bào ngư
  • Cơm bào ngư
  • Bào ngư hấp
  • Bào ngư xào tỏi
  • Bào ngư chiên tỏi ớt
Bào ngư chiên tỏi ớtBào ngư chiên tỏi ớt

Câu hỏi liên quan

Ruột bào ngư là bộ phận có lớp túi màu đen, nằm ở phía dưới lớp thịt cồi sau khi bạn tách phần thịt bào ngư ra khỏi vỏ. Ruột bào ngư chính là nơi trao đổi chất cũng như phân hủy và bài tiết các chất độc ra bên ngoài.Tùy vào cơ địa mỗi người và sở thích riêng mà nhiều người ta ăn luôn cả bộ phận ruột của bào ngư giống như một số loại ốc sò khác. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một số người ăn ruột bào ngư xuất hiện vài dấu hiệu dị ứng như ngứa, phát ban hay phù nề. Vì thế, bạn cũng nên cân nhắc khi ăn ruột bào ngư. Nếu có dấu hiệu về tình trạng sức khỏe sau khi ăn ruột bào ngư, thì hãy đến tìm bác sĩ để điều trị kịp thời nhé!
Xem thêm
Bào ngư chứa quá nhiều chất đạm và chất béo nên một số đối tượng được khuyến cáo không nên ăn bào ngư như: người bị bệnh gút, người có axit uric cao…
Xem thêm
Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn yếu, các loại hải sản giàu protein như bào ngư, hải sâm khiến trẻ dễ bị táo bón và chướng bụng. Vì vậy, trẻ dưới 3 tuổi không nên ăn.
Xem thêm
Bất kì người mẹ nào khi mang thai cũng tìm kiếm các món ăn giàu dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất cho bé phát triển toàn diện. Một trong số các món ăn được chú ý dành cho phụ nữ mang thai đó là bào ngư.
Xem thêm
Bào ngư ngon nhất là khi còn tươi sống, vừa được bắt lên. Nhưng với điều kiện vị trí địa lý khác nhau, nên bào ngư không thể chuyển từ nơi này đến nơi khác mà vẫn giữ được độ tươi trong thời gian dài. Vì vậy, bào ngư cấp đông sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Bào ngư được người ngư dân bắt tươi, đem đi rửa sạch và cấp đông liền sẽ giúp:
Xem thêm
Bào ngư là một loại thủy hải sản, nằm thuộc trong bát trân. Đây là một trong những món ăn quý hiếm, giá trị dinh dưỡng cao. Đây là một con ốc cửu khổng, hải nhĩ hay thạch huyết mình. Bào ngư có phần thịt và phần mai làm bằng đá vôi, thường sống ở các vùng biển sâu, với độ mặn lớn khoảng 2-3%. Thông thường thì bào ngư được tìm thấy chủ yếu tại biển Thái Bình Dương và biển Ấn Độ Dương. Tại Việt Nam hiện nay cũng có bào ngư, xuất hiện ở các vùng ven biển trải dài từ Nam ra Bắc:
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bào ngư
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!