12 nguyên nhân gây đau chân và biện pháp điều trị tại nhà

Đau chân là một triệu chứng phổ biến của chấn thương hoặc bệnh lý tại chân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức chân.

Video Bệnh đau nhức bàn chân và cổ chân

Nguyên nhân gây đau chân

Hầu hết đau chân là do nguyên nhân thần kinh, cơ xương khớp và mạch máu hoặc những cơn đau này có thể phối hợp với nhau.

Đau cơ xương

Ví dụ như thoái hóa khớp được nhận biết bằng âm thanh lạo xạo do sự cọ xát của sụn trên bề mặt khớp hoặc mô mềm xung quanh đầu gối hay viêm khớp - một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến khớp hông, đầu gối hoặc mắt cá chân. Ví dụ, nếu gân cơ hoặc dây chằng bị kéo dãn khi ngã, bất kỳ cơn đau nào cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ xương.

Chuột rút ban đêm, hội chứng chèn ép khoang và gãy xương do mỏi cũng là những vấn đề về cơ xương khớp thường gặp.

Đau mạch máu

Các nguyên nhân bao gồm bệnh động mạch ngoại vi, huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm mô tế bào, nhiễm trùng và giãn tĩnh mạch, trong đó cơn đau đi kèm với sự thay đổi màu da.

Đau thần kinh

Các tình trạng bao gồm hội chứng chân không yên (hai chân luôn trong trạng thái hoạt động không kiểm soát được), bệnh thần kinh hoặc tổn thương dây thần kinh và đau dây thần kinh tọa. Đau dây thần kinh tọa có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.

Đau chân là gì? 

Đau xảy ra khi dây thần kinh phản ứng với các kích thích như áp suất cao, nhiệt độ cao hoặc thấp và chất hóa học trung gian được giải phóng do tổn thương mô.

Đau chân có thể đau nhói, âm ỉ, tê bì, ngứa ran, bỏng rát, lan tỏa hoặc khu trú.

Đau cấp tính xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn hoặc có thể mạn tính và dai dẳng. Mức độ nghiêm trọng có thể được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 10 hoặc từ nhẹ đến nặng.

Tổn thương do thể thao hoặc tai nạn thường là cấp tính và nghiêm trọng nhưng có thể xác định nguyên nhân.

Các nguyên nhân khác như bệnh động mạch ngoại vi (PAD) có xu hướng kéo dài theo thời gian, mặc dù người bệnh có thể xác định chính xác hoàn cảnh và diễn biến cơn đau đầu tiên.

Một số chấn thương thể thao hình thành theo thời gian, chẳng hạn như chấn thương do hoạt động lặp đi lặp lại quá mức và gãy xương do mỏi. Tổn thương do chấn thương có thể trở thành vấn đề lâu dài hoặc mạn tính nếu không được nghỉ ngơi hoặc điều trị đúng cách.

Điều quan trọng là phải nhận thức được những gì đã xảy ra và khoảng thời gian xuất hiện cơn đau chân, vì điều này có thể giúp quyết định có nên đi khám chữa bệnh hay không.

Các loại đau chân

Huyết khối tĩnh mạch gây phù nề, đau nhức chân bên dưới chỗ tắc. Nguồn ảnh: Medical News Today

Huyết khối tĩnh mạch gây phù nề, đau nhức chân bên dưới chỗ tắc. 

Các nguyên nhân khác nhau gây đau chân có thể có các triệu chứng giống nhau. Nếu được chẩn đoán chính xác sẽ tăng tỷ lệ nhận được điều trị thích hợp, khi cần thiết. Xác định các triệu chứng và sự khởi phát của chúng có thể giúp tìm ra hướng chẩn đoán thích hợp.

Chuột rút cơ

Chuột rút là những cơn đau thoáng qua, có thể kéo dài vài phút, thường gặp ở bắp chân phía sau cẳng chân do co thắt cơ đột ngột.

Chuột rút gặp phổ biến hơn vào ban đêm và người lớn tuổi. Ước tính cứ 3 người trên 60 tuổi thì có 1 người bị chuột rút vào ban đêm và 40% bị trên 3 cơn mỗi tuần.

Bệnh động mạch ngoại vi (PAD)

Bệnh động mạch ngoại vi gây đau chân do máu lưu thông kém. Nếu không điều trị, có thể dẫn đến tử vong. 

Triệu chứng chính của bệnh động mạch ngoại vi là đau cách hồi, làm cho việc cung cấp máu đến gân, dây chằng và cơ xương khớp bị hạn chế, kết quả là thiếu oxy và chất dinh dưỡng gây ra đau.

Đau cách hồi liên quan đến:

  • Đau cơ giống như chuột rút khi tập thể dục hoặc gắng sức.
  • Đau mông, đùi, bắp chân, bàn chân.
  • Đau khi đi bộ hoặc leo cầu thang.
  • Chuột rút liên tục xảy ra sau khi đi bộ một khoảng cách bằng nhau và thường thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra một loại đau chân và có thể dẫn đến nhồi máu phổi nếu không được điều trị kịp thời.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là sự xuất hiện của cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu của chân, có thể hiện lên sau ngồi một thời gian dài, chẳng hạn như trên một chuyến bay đường dài.

Các triệu chứng bao gồm sưng và cảm giác nóng, đau ở một bên chân, có thể chỉ xảy ra khi đi bộ hoặc đứng lên.

Cục máu đông có thể tự tiêu nhưng nếu người bệnh bị chóng mặt và đột ngột khó thở hoặc ho ra máu thì cần được cấp cứu ngay. Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy cục huyết khối hình thành đang gây nhồi máu phổi.

Các vấn đề về mạch máu có thể nghiêm trọng. Cả bệnh động mạch ngoại vi và huyết khối tĩnh mạch sâu đều có thể xuất hiện mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Những người có lối sống hoặc tiền sử bệnh làm tăng khả năng mắc các vấn đề mạch máu chi dưới nên lưu ý các triệu chứng có thể xảy ra.

Đau xương cẳng chân

Hoạt động gắng sức với cường độ cao trong khi chơi thể thao có thể dẫn đến các loại tổn thương khác nhau.

Đi bộ và chạy có thể tạo ra lực tác động lặp đi lặp lại làm quá tải cơ xương và gân. Đau xương cẳng chân là cảm giác đau dữ dội, cục bộ ở các cơ và đôi khi đau xung quanh xương cẳng chân.

Đau xương cẳng chân nhiều khi không thể được giải thích bởi một nguyên nhân rõ ràng chẳng hạn như gãy xương.

Gãy xương do chấn thương và vi sang chấn

Gãy xương chày thường xảy ra do chấn thương nặng, trực tiếp tác động vào xương. Nguồn ảnh: HealthlineGãy xương chày thường xảy ra do chấn thương nặng, trực tiếp tác động vào xương.

Ví dụ, áp lực nặng do ngã có thể dẫn đến gãy xương. Một số gãy xương có thể dễ dàng nhìn thấy ngay kèm theo vết bầm tím, sưng tấy và biến dạng nghiêm trọng. Những tình trạng này cần được điều trị cấp cứu tại bệnh viện.  

Vi sang chấn là loại gãy xương nhỏ có thể là kết quả của tình trạng căng thẳng lặp đi lặp lại trong quá trình chơi thể thao, thường là khi cường độ hoạt động tăng quá nhanh.

Vi sang chấn ở chân không gây ra tổn thương có thể nhìn thấy ngay được. Cơn đau có thể bắt đầu ở giai đoạn sớm trong mỗi buổi tập thể dục và sau đó xuất hiện liên tục.

Viêm gân vùng khoeo

Viêm gân vùng khoeo gây ra đau đầu gối khi chạy xuống dốc. Nguyên nhân là tình trạng viêm vùng khoeo - vị trí quan trọng giữ cho đầu gối luôn ổn định.

Bong gân khoeo

Chấn thương cấp tính có thể dẫn đến bong gân và căng cơ. Bong gân là hiện tượng căng hoặc rách gân. Căng cơ là một chấn thương đối với cơ hoặc gân.

Bong gân khoeo thường liên quan đến chạy, có thể gây đau cấp tính ở phía sau đùi do rách một phần gân.

Bong gân và căng cơ hình thành do luyện tập không đủ linh hoạt, cố gắng quá sức hoặc không khởi động trước khi hoạt động. Tiếp tục tập thể dục khi bị thương sẽ làm tăng nguy cơ bong gân.

Hội chứng chèn ép khoang

Khi chân bị chấn thương (có thể là do gãy xương hoặc bầm tím nghiêm trọng) dẫn đến phù nề, áp lực trong cơ tăng cao có thể dẫn đến hội chứng chèn ép khoang cấp tính hoặc mãn tính.

Sự phù nề tăng dần tạo ra áp lực chèn ép đường đi của mạch máu khiến cho nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến cơ cạn kiệt. Cơn đau có thể dữ dội bất ngờ, do đó tổn thương cần được thăm khám và đánh giá càng sớm càng tốt.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, cơn đau ban đầu có thể kèm theo tê bì và liệt kéo dài dẫn đến tổn thương cơ vĩnh viễn.

Đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép, thường là do thoát vị cột sống, làm xuất hiện các cơn đau lan dọc từ thắt lưng xuống chân.

Đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra khi một dây thần kinh bị "chèn ép" trong co thắt cơ hoặc do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.

Biện pháp điều trị tại nhà

Bất động, nghỉ ngơi chườm lạnh và nâng cao chân giúp giảm đau và phù nề trong giai đoạn cấp tính.   Nguồn ảnh: Pinterest

Bất động, nghỉ ngơi chườm lạnh và nâng cao chân giúp giảm đau và phù nề trong giai đoạn cấp tính. 

Nhiều trường hợp đau nhức chân có thể tự khỏi tại nhà, không cần can thiệp y tế.

Chứng chuột rút

Chuột rút có thể được giảm bớt bằng cách kéo dãn và xoa bóp chân.

Nếu các nguyên nhân nghiêm trọng gây chuột rút đã được loại trừ, các biện pháp tự hỗ trợ có thể mang lại hiệu quả.

Thuốc giảm đau sẽ không cải thiện tình trạng chuột rút chân vì cơn đau khởi phát đột ngột nhưng kéo giãn và xoa bóp cơ giúp giảm đau tốt.

Để giảm đau khi chuột rút xảy ra:

  • Giữ mũi chân và kéo về phía cơ thể, đồng thời duỗi thẳng chân.
  • Đi nhón gót cho đến khi bớt chuột rút.

Để ngăn ngừa chuột rút:

  • Luôn kéo dãn và khởi động trước và sau khi tập thể dục.
  • Tránh mất nước bằng cách uống 8-12 cốc nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên kéo căng và xoa bóp chân.

Điều trị chấn thương thể thao

Các chấn thương thể thao nhẹ, chẳng hạn như bong gân và căng cơ có thể được điều trị bằng phương pháp RICE:

  • Nghỉ ngơi: Để ngăn ngừa tổn thương thêm và có thời gian để giảm sưng và hồi phục tổn thương.
  • Chườm lạnh: Giúp giảm sưng, viêm và đau. Chườm lạnh trong vòng 20 phút, quấn đá trong một miếng vải, không áp trực tiếp trên da.
  • Băng ép: Dùng băng thun quấn lên vùng chân bị thương nhưng không quá chặt để giảm sưng và đau.
  • Nâng chân: Nâng chân cao hơn tim để giảm áp lực giúp thoát nước, giảm sưng và đau.

Các loại thuốc như acetaminophen hoặc chống viêm không steroid có thể giúp giảm đau nhưng nếu cơn đau kéo dài trên 72 giờ nên đi khám ngay.

Việc quay trở lại hoạt động bình thường nên được tăng dần theo cường độ để thiết lập sự linh hoạt, sức mạnh và sức bền của cơ xương khớp một cách an toàn.

Các vấn đề về tuần hoàn

Cần điều trị sớm các bệnh lý mạch máu gây đau chân vì nguy cơ cao dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Để giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến nghị:

  • Tránh hoặc bỏ thuốc lá.
  • Tập thể dục vừa phải theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Quản lý lượng đường huyết, nồng độ cholesterol và lipid trong máu.
  • Kiểm soát huyết áp.
  • Tuân thủ liệu pháp chống ngưng tập tiểu cầu ở những người mắc bệnh tim mạch để phòng ngừa huyết khối.
  • Tập thể dục và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Những người đang điều trị bệnh tim mạch hoặc các tình trạng khác nên tuân thủ cẩn thận.

Đau chân có nhiều nguyên nhân khác nhau và các triệu chứng thường giống nhau. Nếu cơn đau vẫn tồn tại, trầm trọng hơn hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống thì nên đi khám bác sĩ ngay để đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.

Câu hỏi liên quan

Để giảm đau chân khi đứng nhiều, bạn có thể áp dụng các cách sau: Đi giày phù hợp, Tìm chỗ ngồi nghỉ ngơi, Ngâm chân,...
Xem thêm
Nhức mỏi chân về đêm có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sau: Đau nhức chân về đêm do giao mùa, Nhức chân về đêm do thiếu nước, Bị đau chân khi ngủ do thiếu dinh dưỡng,...
Xem thêm
Ngủ dậy bị đau chân có thể là biểu hiện của một số bệnh sau: Ngủ không đủ giấc, Máu lưu thông kém, Giãn tĩnh mạch chân, Thiếu vitamin D,...
Xem thêm
Một số cách giảm đau chân khi đi nhiều, bạn có thể tham khảo: Ngâm chân trong nước ấm, Lăn bóng, Massage chân, Kéo giãn mắt cá chân,...
Xem thêm
Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau chân thường gặp: Bệnh động mạch ngoại biên (PAD), Bàn chân bẹt, Viêm bao hoạt dịch ngón cái (biến dạng ngón chân cái), Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT),...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đau chân
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!