12 loại thực phẩm có chứa các enzym tiêu hóa tự nhiên

Hệ tiêu hoá được cấu tạo từ rất nhiều cơ quan. Các cơ quan này lấy thức ăn, và chia nhỏ chúng thành các dạng đơn giản hơn như protein, tinh bột, chất béo và vitamin. Các chất dinh dưỡng sau đó được vận chuyển qua ruột non và hấp thu vào máu, nơi chúng cung cấp năng lượng để cơ thể phát triển và sửa chữa.

Video Enzyme có trong thực phẩm nào

Các enzym tiêu hóa cần thiết cho quá trình này, vì chúng phá vỡ các chất như chất béo, protein và tinh bột thành các phân tử nhỏ hơn để có thể dễ dàng hấp thu vào máu. 

Có ba loại enzym tiêu hóa chính: 

  • Proteases: Phân hủy protein thành các peptit và axit amin
  • Lipases: Phân hủy chất béo thành ba axit béo và glycerol
  • Amylases: Chia nhỏ thành tinh bột đường đơn 

Ruột non cũng tiết ra một số enzym như lactase, maltase và sucrase. 

Nếu không có đủ enzym tiêu hóa, cơ thể sẽ không thể tiêu hóa được thức ăn, dẫn đến các rối loạn về tiêu hóa như không dung nạp lactose. 

Do đó, sử dụng những loại thực phẩm chứa các enzym tiêu hóa tự nhiên có thể hỗ trợ hệ tiêu hoá làm việc hiệu quả hơn. 

Dưới đây là 12 loại thực phẩm có chứa các enzym tiêu hóa tự nhiên. 

Dứa 

Dứa có chứa một enzym có tên là bromelain. Nguồn ảnh: Createkidsclub.comDứa có chứa một enzym có tên là bromelain. Nguồn ảnh: Createkidsclub.comDứa là một loại trái cây nhiệt đới ngon và giàu enzym tiêu hóa.

Đặc biệt, dứa có chứa một enzym có tên là bromelain.  

Enzym này thuộc nhóm protease, có chức năng phân giải protein thành axit amin. Vì vậy, nó hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein. 

Bromelain có thể được sản xuất dưới dạng bột, có tác dụng làm mềm các loại thịt dai. Một số thực phẩm chức năng cũng chứa enzym này, phù hợp cho những người gặp khó khăn khi tiêu hoá protein. 

Một nghiên cứu thực hiện trên những người bị suy tuyến tụy (tuyến tụy không thể tạo ra đủ các enzym tiêu hóa) cho thấy rằng việc sử dụng  bromelain kết hợp với các sản phẩm có bổ sung enzym tụy sẽ có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hoá tốt hơn so với việc chỉ sử dụng enzym tụy.  

Tóm tắt 

Dứa có chứa bromelain – một enzym có chức năng phân giải protein thành các axit amin. Ngoài ra, các thực phẩm chức năng cũng có chứa enzym này. 

Đu đủ

Đu đủ chứa papain – một loại protease. Nguồn ảnh: Derbysuit.ruĐu đủ chứa papain – một loại protease. Nguồn ảnh: Derbysuit.ru

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới rất giàu enzym tiêu hóa.

Giống như dứa, đu đủ cũng chứa protease. Tuy nhiên, chúng chứa một nhóm protease khác được gọi là papain. 

Papain cũng được bổ sung vào các chất làm mềm thịt và thực phẩm chức năng. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn làm từ đu đủ có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome - IBS), chẳng hạn như táo bón và đầy hơi. 

Để hấp thu được enzym này, bạn hãy ăn đu đủ chín, không nên để chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao vì khi đó papain sẽ bị phân giải. 

Đu đủ xanh có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai vì nó kích thích tạo ra các cơn co thắt tử cung. 

Tóm tắt

Đu đủ chứa papain – một enzym thuộc nhóm protease, có tác dụng phân giải protein thành axit amin. Hãy ăn đu đủ chín và không được để chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao, vì khi đó papain sẽ bị phá huỷ. 

Xoài

Xoài chứa enzym amylase – một enzym có chức năng phân giải tinh bột. Nguồn ảnh: Girlygupshup.comXoài chứa enzym amylase – một enzym có chức năng phân giải tinh bột. Nguồn ảnh: Girlygupshup.com

Xoài là một loại trái cây nhiệt đới mọng nước, rất được ưa chuộng vào mùa hè. 

Chúng chứa enzym amylase – một enzym có chức năng phân giải tinh bột (một loại đường đa) thành đường đơn như glucose và maltose. 

Amylase trong xoài sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi xoài chín. Đây là lý do tại sao mà xoài chín lại trở nên ngọt hơn. 

Enzyme amylase cũng được sản xuất bởi tuyến tụy và tuyến nước bọt. Chúng giúp phân giải tinh bột để cơ thể dễ dàng hấp thu hơn. 

Đó là lý do tại sao chúng ta nên nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt vì khi đó enzym amylase trong nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn. 

Tóm tắt  

Xoài chứa amylase – một enzym có chức năng phân giải đường đa (như tinh bột) thành đường đơn như glucose và maltose. Xoài chín chứa nhiều amylase dạng hoạt động. 

Mật ong

Mật ong nguyên chất dạng thô mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nguồn ảnh: Isaaa.orgMật ong nguyên chất dạng thô mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nguồn ảnh: Isaaa.org

Người ta ước tính rằng người Mỹ tiêu thụ hơn 181.000 tấn mật ong mỗi năm. 

Chất lỏng thơm ngon này rất giàu các hợp chất có lợi, bao gồm cả các enzym tiêu hóa

Mật ong, đặc biệt là mật ong nguyên chất rất giàu các enzym sau đây: 

  • Diastases: Phân giải tinh bột thành maltose
  • Amylases: Phân giải tinh bột thành đường như glucose và maltose
  • Invertases: Phân giải sucrose (một loại đường đa) thành glucose và fructose
  • Proteases: Phân giải protein thành các axit amin 

Mật ong nguyên chất dạng thô mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Mật ong đã qua chế biến thường được đun nóng ở nhiệt độ cao có thể phá hủy hết enzym tiêu hóa. 

Tóm tắt  

Mật ong chứa nhiều loại enzym tiêu hóa, gồm diastase, amylase, invertase và protease. Bạn nên sử dụng mật ong nguyên chất chưa qua chế biến bởi vì nhiệt độ cao có thể làm phân huỷ hết các enzym tiêu hóa.

Chuối 

Chuối là một loại trái cây chứa nhiều enzym tiêu hóa tự nhiên. 

Chúng chứa amylase và glucosidase, có tác dụng phân huỷ đường đa thành đường đơn với kích thước nhỏ hơn và dễ hấp thu hơn. 

Giống như xoài, những enzyme này hoạt động khi chuối bắt đầu chín. Đó là lý do tại sao chuối chín ngọt hơn nhiều so với chuối xanh. 

Ngoài hàm lượng enzyme, chuối còn là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Một quả chuối trung bình (118 gram) có thể cung cấp đến 3,1 gram chất xơ. 

Một nghiên cứu kéo dài hai tháng trên 34 phụ nữ, các tác giả đã xác nhận mối quan hệ giữa việc tiêu thụ chuối và sự phát triển hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. 

Những phụ nữ ăn hai quả chuối mỗi ngày cho thấy sự gia tăng vi khuẩn có lợi cho đường ruột không đáng kể. Tuy nhiên, họ lại cảm thấy ít bị đầy hơi hơn hẳn. 

Tóm tắt  

Chuối có chứa amylase và glucosidase, hai loại enzyme tiêu hóa tinh bột. Chúng hoạt động hiệu quả hơn khi chuối bắt đầu chín, đó là lý do tại sao chuối chín ngọt hơn chuối xanh. 

Bơ chứa enzym lipase – có chức năng phân giải chất béo thành axit béo và glycerol. Nguồn ảnh: Orchardyech.com Bơ chứa enzym lipase – có chức năng phân giải chất béo thành axit béo và glycerol. Nguồn ảnh: Orchardyech.com 

Không giống như các loại trái cây khác, bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh và rất ít đường. 

Chúng chứa enzym lipase – có chức năng phân giải chất béo thành axit béo và glycerol, để cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn. 

Bạn không nhất thiết phải bổ sung lipase từ chế độ ăn uống, vì nó cũng được tổng hợp bởi tuyến tụy. Tuy nhiên, bổ sung lipase sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn, đặc biệt là sau bữa ăn giàu chất béo. 

Bơ còn chứa các enzym khác như polyphenol oxidase. Enzyme này có biến quả bơ xanh thành màu nâu khi có mặt oxy. 

Tóm tắt  

Bơ có chứa lipase – enzym có tác dụng phân giải chất béo thành các axit béo và glycerol. Mặc dù cơ thể có thể tự tổng hợp lipase, nhưng ăn bơ hoặc bổ sung thêm lipase từ các nguồn khác giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn sau bữa ăn nhiều chất béo. 

Kefir

Kefir là một thức uống từ sữa lên men rất phổ biến.  

Chúng được tạo ra bằng cách thả “hạt” kefir vào sữa. Đó là một loại nấm men, có hình dạng giống như súp lơ trắng, có chứa vi khuẩn sinh axit lactic và axit acetic. 

Trong quá trình lên men, vi khuẩn sẽ tiêu hóa đường có trong sữa và chuyển hóa thành axit hữu cơ, carbon dioxide. Quá trình này tạo điều kiện chovi khuẩn phát triển, tổng hợp chất dinh dưỡng, enzym và các hợp chất có lợi khác. 

Kefir chứa rất nhiều enzym tiêu hóa, như lipase, protease và lactase. 

Lactase có chức năng phân giải đường lactose, một loại đường có trong sữa và thường khó tiêu hóa. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng kefir có thể hỗ trợ tiêu hoá cho những người không dung nạp lactose. 

Tóm tắt  

Kefir là một loại đồ uống từ sữa lên men, chứa các enzym tiêu hóa như lipase, protease và lactase. Các enzym có khả năng phân giải chất béo, protein và lactose. 

Dưa cải 

Dưa cải là một loại bắp cải lên men có vị chua đặc trưng. 

Quá trình lên men của dưa cải tạo ra các enzym tiêu hóa. 

Ngoài việc chứa các enzym tiêu hóa, dưa cải bắp còn có đặc tính probiotic. Bởi vì chúng chứa các lợi khuẩn đường ruột giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng men vi sinh có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy và đau dạ dày ở cả người khỏe mạnh và những bệnh nhân mắc hội chứng chứng ruột kích thích, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. 

Dưa bắp cải sống, không tiệt trùng tốt hơn rất nhiều so với dưa bắp cải đã nấu chín, vì nhiệt độ cao có thể làm vô hiệu hóa các enzym. 

Tóm tắt  

Dưa cải là một loại bắp cải lên men rất giàu enzym tiêu hóa. Hơn nữa đặc tính probiotic của nó còn có thể làm giảm bớt các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. 

Kim chi

Kim chi chứa vi khuẩn thuộc loài Bacillus, chúng có khả năng tổng hợp protease, lipase và amylase. Nguồn ảnh: biancazapatka.com Kim chi chứa vi khuẩn thuộc loài Bacillus, chúng có khả năng tổng hợp protease, lipase và amylase. Nguồn ảnh: biancazapatka.com 

Kim chi là một món ăn cay Hàn Quốc được làm từ rau củ lên men.

Cũng như dưa cải và kefir, quá trình lên men kim chi tạo ra các lợi khuẩn, cung cấp chất dinh dưỡng, enzym và các chất có lợi khác. 

Kim chi chứa vi khuẩn thuộc loài Bacillus, chúng có khả năng tổng hợp protease, lipase và amylase. Các enzym này có chức năng phân giải protein, chất béo và tinh bột. 

Ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa, kim chi có còn mang lại nhiều lợi ích khác. Nó có có hiệu quả trong việc giảm cholesterol  máu và giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh lý tim mạch. 

Tăng cholesterol máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Trong một nghiên cứu trên 100 người lớn khỏe mạnh, các nhà khoa học phát hiện ra rằng nồng độ cholesterol máu giảm mạnh ở những người ăn nhiều kim chi. 

Tóm tắt  

Giống như dưa cải, kim chi là một món ăn từ rau củ lên men. Vi khuẩn Bacillus tạo ra  quá trình lên men, tổng hợp nên enzym protease, lipase và amylase. 

Miso 

Miso là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản. 

Nó được làm bằng cách lên men hạt đậu nành với muối và nấm koji. 

Nấm koji tổng hợp nên các enzym tiêu hoá, bao gồm lactase, lipase, protease và amylase. 

Đó là một lý do tại sao miso có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. 

Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn trong miso có thể làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường gặp trong hội chứng ruột kích thích.

Hơn nữa, đậu nành lên men giúp có chất lượng dinh dưỡng tốt hơn, do quá trình lên men đã làm giảm hàm lượng chất kháng dinh dưỡng của chúng.  

Chất kháng dinh dưỡng là các hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong thực phẩm. Chất này gây cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng bằng cách liên kết với chúng. 

Tóm tắt  

Miso là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản, được làm bằng cách lên men đậu nành. Quá trình lên men được thực hiện bởi nấm koji và tạo ra các enzym tiêu hóa như lactase, lipase, protease và amylase. 

Quả kiwi

Quả kiwi có chứa actinidain – một loại enzym có chức năng phân giải protein. Nguồn ảnh: Snaped.fns.usda.gov Quả kiwi có chứa actinidain – một loại enzym có chức năng phân giải protein. Nguồn ảnh: Snaped.fns.usda.gov 

Kiwi là một loại quả mọng, rất có lợi cho hệ tiêu hoá. 

Nó là nguồn cung cấp enzym tiêu hóa tuyệt vời, đặc biệt là chứa actinidain – một loại protease. Enzyme này có chức năng phân giải protein và được sử dụng trong thương mại để làm mềm các loại thịt dai. 

Ngoài ra, quả kiwi còn chứa nhiều loại enzym khác có khả năng làm chín trái cây. 

Các nhà khoa học tin rằng actinidain trong kiwi có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá. 

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng việc bổ sung kiwi vào chế độ ăn uống đã cải thiện quá trình tiêu hóa thịt bò, gluten và protein đậu nành trong dạ dày. Điều này đã chứng minh được tác dụng của actinidain có trong loại quả này.

Một nghiên cứu khác trên động vật đã nghiên cứu ảnh hưởng của actinidain đối với hệ tiêu hóa. Các tác giả cho nhóm động vật ăn kiwi có hoạt chất actinidain và nhóm còn lại ăn kiwi không có hoạt chất actinidain. 

Kết quả cho thấy rằng động vật ăn quả kiwi có hoạt chất actinidain tiêu hóa thịt hiệu quả hơn và thịt cũng di chuyển nhanh hơn qua dạ dày. 

Nhiều nghiên cứu trên người cũng phát hiện ra rằng quả kiwi có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi và táo bón. 

Tóm tắt  

Quả kiwi có chứa actinidain – một loại enzym có chức năng phân giải protein. Ăn kiwi có thể giúp bạn giảm được các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đầy hơi và táo bón. 

Gừng 

Trong hàng ngàn năm qua, gừng đã trở thành một phần của ẩm thực và y học cổ truyền.

Những lợi ích mà gừng mang lại một phần là do chúng chứa rất nhiều các enzym tiêu hoá. 

Gừng có chứa protease zingibain có khả năng phân giải protein thành axit amin. Zingibain được sử dụng trong thương mại để sản xuất sữa gừng đông - một món tráng miệng rất phổ biến ở Trung Quốc. 

Không giống như các loại protease khác, zingibain không được sử dụng để làm mềm thịt, vì nó có hạn sử dụng rất ngắn. 

Thức ăn nằm trong dạ dày quá lâu là nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu. 

Các nghiên cứu trên người trưởng thành khỏe mạnh và người mắc chứng khó tiêu cho thấy gừng giúp thức ăn di chuyển qua dạ dày nhanh hơn bằng cách kích thích tạo các cơn co thắt.

Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng các loại gia vị cay chứa gừng có khả năng làm kích thích cơ thể tăng sinh các enzym tiêu hóa như amylase và lipase. 

Hơn nữa, gừng cũng là một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho những người mắc chứng nôn và buồn nôn. 

Tóm tắt  

Gừng có chứa zingibain – một loại protease. Zingibain giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn qua đường tiêu hóa và kích thích cơ thể tổng hợp thêm các enzym tiêu hóa khác. 

Tổng kết 

Enzyme tiêu hóa là các protein có chức năng phân giải protein, tinh bột và chất béo thành các phân tử nhỏ hơn để dễ dàng được hấp thu qua ruột non. 

Nếu không có đủ enzym tiêu hóa, bạn sẽ gặp các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá hoặc không dung nạp thức ăn.

Bạn có thể bổ sung các enzym này từ chế độ ăn hàng ngày hoặc các loại thực phẩm chức năng. 

Các loại thực phẩm giàu enzym tiêu hóa tự nhiên bao gồm dứa, đu đủ, xoài, mật ong, chuối, bơ, kefir, dưa cải, kim chi, miso, kiwi và gừng. 

Bổ sung các thực phẩm trên vào chế độ ăn uống có thể giúp bạn có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.  

Câu hỏi liên quan

Như vậy, về bản chất enzyme là tốt nên việc uống enzyme sẽ hỗ trợ trẻ tiêu hóa, hấp thu thức ăn dễ dàng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bổ sung men tiêu hóa cho trẻ càng nhiều càng tốt và bổ sung lúc nào cũng được.
Xem thêm
Men tiêu hóa cho người lớn Menpeptine Men tiêu hóa cho người lớn Renewlife' Men tiêu hóa cho người lớn Zenwise Health Digestive Enzymes ...v...
Xem thêm
Việc bổ sung enzyme có tác dụng hỗ trợ xử lý các bệnh về rối loạn tiêu hóa, đường ruột. Các enzyme có tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng thức ăn tại dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, dễ dàng hơn. Từ đó, có thể cải thiện được các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu… Nên uống men tiêu hóa trước hay sau khi ăn? Uống men tiêu hóa tốt nhất nên dùng sau bữa ăn, sau khoảng 30 phút – 1 giờ đồng hồ. Vì lúc này men tiêu hóa sẽ phát huy được hết công dụng của nó. Giúp hỗ trợ cơ thể tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Xem thêm
Công dụng của men tiêu hóa là giúp phân cắt thức ăn và chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thu được và duy trì sự sống
Xem thêm
Nhiều mẹ thấy con biếng ăn, không mập mạp là nghe lời đồn, truyền miệng, mua men tiêu hóa hoặc men vi sinh về cho con uống, hi vọng con sẽ ăn ngon, hấp thụ tốt, mập mạp hơn. Việc làm này không có cơ sở, không có tác dụng với con mà còn gây nhiều tác hại về sau.
Xem thêm
Thuốc Biosuptin nằm trong nhóm thuốc hỗ trợ đường tiêu hoá với thành phần hoạt chất chính là Bacillus subtilis Bacillus subtilis là một dạng men vi sinh, có tác dụng hỗ trợ hoạt động đường tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong mỗi gói thuốc bột Biosuptin, Bacillus subtilis được bào chế ở dạng bào tử, khi vào đường tiêu hóa sẽ không bị dịch vị ở dạ dày phá hủy. Tới đường ruột, các bào tử phát triển thành các trực khuẩn Probiotic có lợi:
Xem thêm
Liều lượng men tiêu hóa sử dụng cho người lớn phụ thuộc chủ yếu vào cân nặng, thói quen ăn uống của người dùng. Các loại men tiêu hóa sẽ có các liều lượng riêng được ghi trên nhãn. Thông thường, liều lượng sẽ tỷ lệ thuận với lượng thức ăn mà bạn ăn vào.
Xem thêm
Men tiêu hóa (enzym tiêu hóa) do cơ thể tiết ra để tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Các chất dinh dưỡng sau khi được biến đổi sẽ đi qua ruột non tới hệ thống máu, cung cấp năng lượng cho việc phát triển và phục hồi của cơ thể. Có ba loại men tiêu hóa chính: Proteases: Enzyme biến đổi chất đạm protein thành các peptide và amino acid. Lipases: Enzyme biến đổi chất béo thành 3 axit béo và 1 phân tử glycerol. Amylases: Enzyme biến đổi tinh bột thành đường đơn giản như glucose.
Xem thêm
Rối loạn tiêu hoá là tình trạng thường gặp trong quá trình mang thai. Nồng độ hormone tăng cao, chẳng hạn như progesterone, góp phần làm chậm quá trình làm rộng dạ dày. Độ acid trong dạ dày cũng tăng lên do nhau thai sản xuất gastrin nhiều hơn. Những điều này gây ra chứng rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, trào ngược dạ dày, táo bón,…. Rối loạn tiêu hoá không là vấn đề đáng lo ngại nhưng đôi khi sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn. Nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần. Vì vậy phòng ngừa và làm giảm những triệu chứng do rối loạn tiêu hoá gây ra là thực sự cần thiết.
Xem thêm
Thông thường với đối tượng này việc sử dụng men tiêu hóa hay men vi sinh đều liên quan tới các bệnh lý rối loạn đường ruột cần điều trị. Rất nhiều bậc cha mẹ tự ý cho trẻ dùng men tiêu hóa khi có triệu chứng biếng ăn, chán ăn. Song các trường hợp này cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đạt hiệu quả và không khiến trẻ phụ thuộc vào thức uống này. Ngoài ra, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi không nên tự ý bổ sung men tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn này chưa ổn định. Việc sử dụng men tiêu hóa có thể làm rối loạn tiết enzyme tiêu hóa của dạ dày. Nếu trẻ nôn trớ nhiều, đi đại tiện nhiều ngày (hơn 4 lần/ngày), phân có nhày máu, trẻ chậm tăng cân, có sốt, bỏ ăn,… thì không nên tự ý dùng men tiêu hóa chữa trị cho trẻ. Cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế vì bệnh có thể nguy hiểm, sử dụng men tiêu hóa không những không cải thiện được tình trạng mà còn khiến diễn tiến bệnh nặng hơn.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Men tiêu hóa
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!