Kiến thức cần nhớ
1. Chuyển động cơ học
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tùy theo hình dạng của quỹ đạo, người ta phân biệt chuyển động thẳng và chuyển động cong.
2. Vận tốc
Để đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, ta sử dụng khái niệm vận tốc.
Vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Trong đó s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Đơn vị của vận tốc là m/s và km/h.
3. Chuyển động đều và chuyển động không đều
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Để đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một chuyển động không đều, ta sử dụng khái niệm vận tốc trung bình:
Trong đó s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Chuyển động là “so với vật khác” nên chuyển động có tính tương đối. Nghĩa là vật A có thể là chuyển động so với vật B nhưng lại là đứng yên so với vật C,... Ví dụ hành khách ở trên xe ô tô chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với ô tô.
Chuyển động thẳng của quả bóng đá và chuyển động cong của quả bóng rổ.
Trong các bài tập ta có thể đổi nhanh từ đơn vị m/s ra km/h và ngược lại: .
Trên xe máy, ô tô,... có đồng hồ đo vận tốc chuyển động của xe gọi là tốc kế.
Trong công thức tính vận tốc trung bình, t là thời gian để đi hết quãng đường kể cả thời gian nghỉ. Ví dụ: nếu người đó đi quãng đường đó trong 1h đầu, nghỉ ngơi trong 1h rồi đi tiếp 1h nữa thì tổng thời gian t trong công thức tính là 1+1+1=3.
Các dạng bài tập
Dạng 1: Chuyển động. Tính tương đối của chuyển động
Phương pháp giải
Để xác định được một vật đang chuyển động hay đứng yên ta chọn một vật khác làm mốc, nếu vật thay đổi vị trí so với vật mốc thì vật đó chuyển động, nếu vật không thay đổi vị trí so với vật mốc thì vật đó đứng yên.
Dạng 2: Liên hệ giữa vận tốc, quãng đường đi được và thời gian chuyển động
Phương pháp giải
Bài toán thường cho biết hai trong ba đại lượng và hỏi đại lượng còn lại. Ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các đại lượng đã biết trong công thức tính vận tốc:
Chú ý:
• Thời gian vật chuyển động bằng hiệu của thời điểm cuối và thời điểm bắt đầu chuyển động.
• Quãng đường của vật chuyển động được 1 vòng tròn là chu vi của vòng tròn đó:
Bước 2: Áp dụng công thức vận tốc: sau đó rút ra đại lượng cần tính.
Chú ý: Để đổi đơn vị nhanh ta sử dụng công thức quy đổi sau:
Dạng 3: Vận tốc trung bình
Bài toán 1: Biết độ dài từng phần quãng đường và thời gian tương ứng
Bài toán 2: Biết vận tốc trên từng phần quãng đường
Bài toán 3: Biết vận tốc trên từng phần của thời gian
Dạng 4: Bài toán chuyển động của hai vật
Bài toán 1: Hai vật xuất phát cùng thời điểm chuyển động cùng chiều
Bài toán 2: Hai vật xuất phát cùng thời điểm chuyển động ngược chiều
Bài toán 3: Hai vật xuất phát không cùng thời điểm