Giải VBT KHTN 8 Bài 18: Lực có thể làm quay vật
TN trang 93 Vở bài tập KHTN 8: Từ thí nghiệm tìm hiểu khi nào lực tác dụng làm quay vật, có thể rút ra kết luận sau: ………
Lời giải:
Từ thí nghiệm tìm hiểu khi nào lực tác dụng làm quay vật, có thể rút ra kết luận sau:
Lực làm thanh nhựa quay quanh trục thép khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay.
CH1 trang 93 Vở bài tập KHTN 8: Khi thực hiện các thao tác thí nghiệm, cần phải kéo nhẹ lực kế vì …….
Lời giải:
Khi thực hiện các thao tác thí nghiệm, cần phải kéo nhẹ lực kế vì chỉ cần làm cho thanh nhựa (2) chuyển động, tránh làm xê dịch trụ thép (4) hoặc chuyển động của vật khác không mong muốn xảy ra.
CH2 trang 93 Vở bài tập KHTN 8: Một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật: ……..
Lời giải:
Một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật: Lái xe ô tô: người lái xe tác dụng lực vào vô – lăng làm vô – lăng quay quanh trục của nó; Trò chơi vòng quay mặt trời: các carbin quay quanh một trục cố định.
LT1 trang 93 Vở bài tập KHTN 8: Trong hình 18.1, cánh cửa không quay khi tay người tác dụng lực: …………
Lời giải:
Trong hình 18.1, cánh cửa không quay khi tay người tác dụng lực có giá song song hoặc cắt trục quay.
CH3 trang 94 Vở bài tập KHTN 8: Các ví dụ trong thực tế cần làm tăng mômen lực bằng cách:
Tăng độ lớn của lực: ……………
Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: …………..
Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: ………..
Lời giải:
Các ví dụ trong thực tế cần làm tăng mômen lực bằng cách:
Tăng độ lớn của lực: Nắp lọ quá chặt, ta cần tăng lực tác dụng vào nắp để làm nó quay và mở được.
Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: Ốc quá chặt, người thợ sửa chữa thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ - lê giúp tháo ốc ra dễ hơn.
Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: Kéo một vật nặng ở dưới hố lên nếu ta tăng đồng thời cả lực kéo và khoảng cách từ trục quay tới giá của lực thì sẽ đưa vật lên được dễ dàng hơn.
VD1 trang 94 Vở bài tập KHTN 8: Khi tháo đai ốc ở các máy, thiết bị, người thợ dùng cờ - lê.
Trong trường hợp này vật chịu tác dụng làm quay là: …..
Lực làm quay vật là: ……….
Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ - lê vì ……..
Lời giải:
Khi tháo đai ốc ở các máy, thiết bị, người thợ dùng cờ - lê.
Trong trường hợp này vật chịu tác dụng làm quay là: đai ốc.
Lực làm quay vật là: lực do tay tác dụng vào cờ - lê.
Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ - lê vì khoảng cách từ trục quay đến giá của lực tăng giúp mômen lực lớn và làm đai ốc tháo ra được dễ hơn.
VD2 trang 95 Vở bài tập KHTN 8: Chỉ và ghi rõ bộ phận của dụng cụ sẽ quay khi chịu lực tác dụng trên hình 18.6 SGK dưới đây.
Lời giải:
Ghi nhớ trang 95 Vở bài tập KHTN 8:
Ghi nhớ: ......................................................................................... ............................................................................................ ............................................................................................. ............................................................................................. |
Lời giải:
Ghi nhớ: - Lực tác dụng lên vật có thể làm quay vật quanh một trục hay một điểm cố định. - Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một trục hay một điểm cố định được đặc trưng bằng mômen lực. Mômen lực có liên hệ với độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. |
Câu hỏi 1 trang 95 Vở bài tập KHTN 8: Đại lượng nào đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực?
Lời giải:
Mômen là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
Câu hỏi 2 trang 95 Vở bài tập KHTN 8: Có những cách nào làm tăng tác dụng làm quay của lực?
Lời giải:
Các cách làm tăng tác dụng làm quay của lực:
- tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- tăng độ lớn của lực tác dụng.
- vừa tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực và tăng độ lớn của lực tác dụng.
Câu hỏi 3 trang 96 Vở bài tập KHTN 8: Một chiếc cuốc chim được dùng để bẩy một hòn đá như hình dưới đây. Hãy biểu diễn các lực tác dụng cuốc và ghi các chú thích lên hình:
- Trục quay - Giá của lực
Lời giải:
Câu hỏi 4 trang 96 Vở bài tập KHTN 8: Hình dưới đây là một chiếc cân.
a. Hãy chỉ rõ bộ phận nào của cân có thể quay được. Biểu diễn các lực tác dụng lên cân trên hình.
b. Trường hợp nào thì bộ phận quay được của cân sẽ quay? Vẽ hình và biểu diễn lực khi đó.
Lời giải:
a.
b. Cán cân sẽ quay khi khối lượng của 2 vật ở 2 bên cân khác nhau.
Xem thêm các bài giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 17: Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí
Bài tập Chủ đề 3
Bài 19: Đòn bẩy
Bài tập Chủ đề 4
Bài 20: Sự nhiễm điện