Trả bài văn miêu tả cây cối trang 67 SGK Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Trả lời các câu hỏi bài Viết: Trả bài văn miêu tả cây cối trang 67 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn đón xem:

Tiếng Việt lớp 4 Trả bài văn miêu tả cây cối trang 67

Đề bài: Viết bài văn tả một cây hoa em thích.

Câu 1 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2:  Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn

Trả lời: Học sinh nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn

Câu 2 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2:  Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em.

Trả lời: Học sinh đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của mình.

Câu 3 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2:  Trang trí và trưng bày bài viết

Trả lời: Học sinh trang trí và trưng bày bài viết của mình.

Câu 4 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2:  Cùng bạn bình chọn.

Trả lời: Học sinh cùng các bạn trong lớp bình chọn và tuyên dương, học hỏi.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2:  Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp ở chợ quê.

Tham khảo:

Chợ quê luôn là một nét đẹp trong văn hóa của làng quê Việt và nó được hình thành từ lâu đời. Chợ quê thường nằm ở đầu mỗi làng, xã hoặc là nơi giao nhau của các làng, xã. Sở dĩ như vậy bởi là nơi trao đổi hàng hóa của những người trong làng, hoặc trong xã. Cùng với đó, mỗi chợ sẽ có những tên gọi riêng, có thể dựa vào đặc điểm của chợ hay của làng xã mà đặt tên cho nó. Đồng thời, mỗi chợ sẽ có phiên chợ vào một số này nhất định ở trong tháng và những ngày này luôn cố định, không thay đổi theo thời gian.

Chợ quê thường có kết cấu, quang cảnh rất đơn giản, thường là những lều bằng lá tranh, lá cọ và cột làm bằng tre. Ngày nay, có nhiều nơi đã được xây bằng gạch, thành những gian hàng khang trang hơn. Những phiên chợ quê thường bắt đầu từ lúc sáng sớm tinh mơ và kết thúc khi buổi xế chiều. Từ sáng sớm, những người buôn bán đã mang rất nhiều hàng hóa đến chợ và bày biện, mỗi người, mỗi gian hàng có những món hàng hóa khác nhau. Ngay từ cổng chợ, người ta đã nghe thấy âm thanh náo nhiệt, ồn ào, tấp nập kẻ mua người bán, người mời hàng, người trả giá và còn có cả tiếng trò chuyện vui vẻ của những cô những bác đi chợ. Thêm vào đó còn có những em bé theo mẹ đi chợ, vừa đi vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những phiên chợ quê luôn bày bán rất nhiều những món hàng. Từ đầu chợ đã nghe thấy mùi thơm của những gánh phở, mùi hương của những loại bánh như bánh gạo tẻ, bánh bao, bánh chưng,... Không dừng lại ở đó, chợ còn là nơi bày bán những nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày cho mọi người như rau củ, thịt, cá, các loại hoa quả, các loại gạo,... Có lẽ những gian hàng này luôn là nơi được nhiều người quan tâm nhất vì vậy lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Thêm vào đó, ở chợ, người ta còn bày bán các loại áo quần, giày dép, mũ nón,... để mọi người có thể ghé lựa chọn và mua. Những phiên chợ quê bao giờ cũng vậy, luôn đầy đủ mọi món đồ và là niềm mong ước của những đứa trẻ.

Những phiên chợ quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người Việt Nam nói chung và ở những làng quê nói riêng. Nó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà hơn thế phiên chợ quê là nét đặc trưng, là nét đẹp riêng của làng quê Việt từ ngàn đời nay.

Câu 2 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc thành tiếng đoạn từ đầu đến "rung bờm gió" và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả nói "Bé thả hồn ra bốn phía/ Không say xe mà say sương"?

Trả lời:

Tác giả muốn miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tại Đà Lạt với màn sương bao phủ.

Câu 3 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc thành tiếng đoạn từ "Con đường chầm chậm" đến hết và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy chú ngựa rất lưu luyến với du khách?

Trả lời:

Nhìn sâu vào mắt ngựa/.../"Một mai, bạn trở lại không?"

Câu 4 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc thành tiếng đoạn từ "Con đường chầm chậm" đến hết và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao du khách không muốn rời xa Đà Lạt?

Trả lời:

Vì khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở Đà Lạt, trải nghiệm trên xe ngựa và sự hiếu khách của người dân Đà Lạt.

2. Trao đổi với bạn: Theo em, âm thanh tiếng lục lạc mở đầu và kết thúc bài thơ gợi nên điều gì? Vì sao?

Trả lời:

- Làm cho bài thơ có sự lặp lại, tạo sự hài hòa, cân đối.

- Nhấn mạnh hình tượng của bài thơ: khung cảnh thiên nhiên Đà Lạt trên chuyến xe ngựa.

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đọc: Chợ Tết trang 64, 65

Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 66, 67

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!