Tóm tắt tác phẩm Lắc-ki thực sự may mắn
Tóm tắt tác phẩm Lắc-ki thực sự may mắn – Mẫu 1
Lắc-ki lớn nhanh như thổi dưới sự bao bọc của đàn mèo. Thế nhưng Lắc-ki không muốn bay mà chỉ muốn làm mèo. Một buổi chiều, chú khỉ Mát-thiu đã khiến Lắc-ki hiểu lầm rằng lũ mèo chỉ muốn nuôi béo để ăn thịt hải âu. Lắc-ki buồn rầu khiến lũ mèo lo lắng. Sau khi nghe kể lại, Gióc-ba giận dữ khi biết Mát-thiu xấu tính khiến Lắc-ki suy nghĩ vớ vẩn. Gióc-ba giải thích cặn kẽ cho Lắc-ki hiểu rằng lũ mèo luôn yêu quý hải âu và giúp hải âu nhận ra những đặc điểm khác nhau giữa chúng.
Tóm tắt tác phẩm Lắc-ki thực sự may mắn – Mẫu 2
Câu chuyện kể về Lắc-ki một chú hải âu được sống trong sự yêu thương đùm bọc của một bầy mèo trong tiệm tạp hóa của Harry. Gióc-ba và Anh-xtanh luôn tìm cách để có thể dạy cho Lắc-ki tập bay còn Lắc-ki thì không hề muốn nó chỉ muốn được làm một con mèo. Vào một ngày Lắc-ki gặp Mét-thiu là một con đười ươi, Mét-thiu đã nói những lời lẽ rất khó nghe khiến Lắc-ki nghĩ rằng Gióc-ba nuôi nó chỉ để nó lớn và sẽ ăn thịt nó, nó suy nghĩ rất nhiều và buồn bã. Khi Gióc-ba biết chuyện đã giải thích cho nó nghe rằng tất cả mọi người đều yêu thương, che chở cho nó vì nó là một con hải âu xinh đẹp đáng yêu chứ không phải vì bất cứ điều gì. Và Lắc -ki đã giúp bầy mèo biết trân trọng quý mến và yêu thương một kẻ khác mình.
Tóm tắt tác phẩm Lắc-ki thực sự may mắn – Mẫu 3
Lắc-ki là một chú hải âu con may mắn được bầy mèo yêu yêu thương và nuôi dưỡng. Những chú mèo như Anh-xtanh, Gióc-ba thi nhau tìm phương pháp dạy Lắc-ki tập bay. Lắc-ki thì nói nó muốn làm mèo, nó không muốn làm hải âu nên nó không thích bay. Một hôm, con đười ươi Mét-thiu chê Lắc-ki bẩn thỉu và nói nó đần độn. Mét-thiu nói rằng Lắc-ki không phải là mèo và bọn mèo đang nuôi nó béo mẫm để làm thịt. Cả buồi chiều hôm ấy bọn mèo không thấy Lắc-ki đâu, thì ra nó buồn bã trốn vào giữa đám thú nhồi bông. Và Lắc-ki đã kể lại câu chuyện mà Mét-thiu nói cho mẹ nghe. Sau đó, Gióc-ba nhẹ nhàng nói với nó rằng Lắc-ki đúng là một con hải âu nhưng tất cả đều yêu nó và cảm thấy nó cũng yêu loài mèo, học cách yêu thương một kẻ không giống mình là điều khó khăn nhưng họ đã làm được. Gióc-ba muốn Lắc-ki phải tập bay và học hành tử tế để cảm thấy hạnh phúc.
Tóm tắt tác phẩm Lắc-ki thực sự may mắn – Mẫu 4
Đoạn trích “Lắc-ki thật sự may mắn” trích chương VI của “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” – tác phẩm gồm 11 chương, kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng Lắc-ki, một con hải âu mồ côi. Mẹ Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết gay sau khi đẻ trứng. Tình cờ chứng kiến cái chết của hải âu mẹ đáng thương. Gióc-ba đã hứa ba điều: sẽ ấp quả trứng, sẽ bảo vệ, nuôi lớn hải âu con và dạy nó bay. Bằng tình yêu thương Lắc-ki và được sự trợ giúp của các bạn mèo, Gióc-ba đã thực hiện được tất cả những lời hứa đó. Đoạn trích “Lắc-ki thực sự may mắn” bắt đầu kể về hành trình Gióc-ba thực hiện lời hứa thứ ba: dạy Lắc-ki bay! Qua đó thể hiện tình yêu thương giữa các loài vật với nhau. Chúng yêu thương nhau bằng tất cả tấm lòng, từ trái tim đơn giản và không toan tính.
Tóm tắt tác phẩm Lắc-ki thực sự may mắn – Mẫu 5
Đoạn trích “Lắc-ki thực sự may mắn” kể về hành trình Gióc-ba thực hiện lời hứa thứ ba: dạy Lắc-ki bay! Qua đó thể hiện tình yêu thương giữa các loài vật với nhau. Chúng yêu thương nhau bằng tất cả tấm lòng, từ trái tim đơn giản và không toan tính.
Tóm tắt tác phẩm Lắc-ki thực sự may mắn – Mẫu 6
Đoạn trích nói về cuộc trò chuyện của Lắc-ki với mèo Anh-xtanh. Tiếp đến là cuộc nói chuyện của Lắc-ki với con đười ươi. Cuối cùng là cuộc nói chuyện của Lắc-ki và Gióc-ba. Ở cả ba lần nói chuyện này đều thể hiện tình cảm mà Gióc-ba dành cho Lắc – ki rất sâu đậm, da diết.
Tóm tắt tác phẩm Lắc-ki thực sự may mắn – Mẫu 7
Cuộc trò chuyện của giáo sư mèo Anh-xtanh với Lắc-ki. Lắc-ki đến một tiệm tạp hóa và gặp, trò chuyện đười ươi. Sau cuộc nói chuyện với đười ươi Lắc-ki trở về buồn bã không muốn ăn Gióc-ba giải thích cho Lắc-ki về mọi thứ. Để Lắc – ki hiểu ra và vui vẻ phấn chấn trở lại.
Tóm tắt tác phẩm Lắc-ki thực sự may mắn – Mẫu 8
Lắc-ki lớn lên trong sự chở che của đàn mèo. Bỗng một ngày, Mát-thiu đã khiến Lắc-ki hiểu lầm rằng lũ mèo chỉ muốn nuôi béo để ăn thịt hải âu. Lắc-ki buồn rầu không muốn ăn uống. Sau khi nghe kể lại, Gióc-ba giận dữ khi biết Mát-thiu xấu tính khiến Lắc-ki suy nghĩ vớ vẩn. Gióc-ba giải thích để Lắc – ki hiểu về tình yêu thương của bầy mèo dành cho Lắc – ki.
Tác giả - Tác phẩm
Tác giả
- Lu-I Xe-pun-ve-da (1949-2020)
- Là nhà văn, nhà báo, đạo diễn, nhà cách mạng nổi tiếng của Chi-lê (Chile)
- Là nhà văn có phong cách trong sáng, hài hước đầy tinh tế, trái tim khao khát tự do cũng như tấm lòng quý giá của một con người đối với tự nhiên và môi trường.
- Nhiều sáng tác nổi tiếng như: Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp, …
Tác phẩm
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Xuất xứ: Trích “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” gồm 11 chương, đây là chương VI, kể về hành trình Gioóc-ba thực hiện lời hưa thứ ba: dạy Lắc-ki bay.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
5. Tóm tắt:
Đoạn trích “Lắc-ki thật sự may mắn” trích chương VI của “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” – tác phẩm gồm 11 chương, kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng Lắc-ki, một con hải âu mồ côi. Mẹ Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết gay sau khi đẻ trứng. Tình cờ chứng kiến cái chết của hải âu mẹ đáng thương. Gióc-ba đã hứa ba điều: sẽ ấp quả trứng, sẽ bảo vệ, nuôi lớn hải âu con và dạy nó bay. Bằng tình yêu thương Lắc-ki và được sự trợ giúp của các bạn mèo, Gióc-ba đã thực hiện được tất cả những lời hứa đó. Đoạn trích “Lắc-ki thực sự may mắn” bắt đầu kể về hành trình Gióc-ba thực hiện lời hứa thứ ba: dạy Lắc-ki bay! Qua đó thể hiện tình yêu thương giữa các loài vật với nhau. Chúng yêu thương nhau bằng tất cả tấm lòng, từ trái tim đơn giản và không toan tính.
6. Bố cục:
3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “mà mèo thì không bay”: Cuộc nói chuyện của Lắc-ki với mèo Anh-xtanh.
- Phần 2: Tiếp theo đến “con đười ươi rít lên”: Cuộc nói chuyện của Lắc-ki với con đười ươi.
- Phần 3: Còn lại: Cuộc nói chuyện của Lắc-ki và Gióc-ba.
Điều phi lí: Mèo là loài vật không biết bay lại có thể dạy chim hải âu bay.
⇒ Gây chú ý, tạo sự hấp dẫn