TOP 8 Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người ( Xuân Quỳnh)- Văn 6

Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người Ngữ văn 6 bộ kết nối tri thức đầy đủ, chi tiết, hay nhất nhằm giúp các học sinh nắm được ý chính của văn bản. Dưới đây là trọn bộ tài liệu gồm các đoạn văn tóm tắt nội dung chính văn bản Chuyện cổ tích về loài người lớp 6 mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người

Tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người – Mẫu 1

Bài thơ kể về nguồn gốc loài người với nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Trẻ con là trung tâm của vũ trụ, vạn vật trên trái đất được sinh ra là vì trẻ em. Các sự vật, hiện tượng và con người (mẹ, bà, cha,…) xuất hiện để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.

Tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người – Mẫu 2

Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên Trái Đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn.

Tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người – Mẫu 3

Chuyện cổ tích về loài người kể về sự xuất hiện của loài người, rồi sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.

Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người hay, ngắn nhất (8 mẫu) | Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

Tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người – Mẫu 4

Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.

Tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người – Mẫu 5

Văn bản kể về nguồn gốc ra đời của trẻ con. Trẻ con sinh ra là trung tâm của vũ trụ, vạn vật trên trái đất đều sinh ra sau để hộ trợ sự phát triển của trẻ giúp trẻ con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.

Tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người – Mẫu 6

Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnhthể hiện tình yêu thương, trân trọng của tác giả đối với trẻ em. Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến thống điệp: Trẻ em là trung tâm của cuộc sống, là nguồn hạnh phúc lớn lao đối với mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, … Bởi vậy hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.

Tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người – Mẫu 7

Chuyện cổ tích về loài người thủa sơ khai và thế giới khi bắt đầu có trẻ em ra đời. Bài thơ đã thể hiện tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống và sự phát triển của các em.

Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người hay, ngắn nhất (8 mẫu) | Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

Tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người – Mẫu 8

Chuyện cổ tích về loài người kể về sự xuất hiện của loài người, rồi sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.

Tác giả - Tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người

 Tác giả

                                                Chuyện cổ tích về loài người - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 6  Kết nối tri thức

1. Tiểu sử 

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

- Quê quán: La Khê - thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.

- Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa.

- Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).

- Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ ( khoá I ) của Hội Nhà văn Việt Nam.

- Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam.

-  Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.

- Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn.

- Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

2. Sự nghiệp sáng tác

a. Tác phẩm chính

- Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974) ; Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989),...

b. Phong cách sáng tác

- Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. 

- Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng của tác giả

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. 

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Trích từ Lời ru trên mặt đất (1978).

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Khổ 1): Giới thiệu sơ lược về thời sơ khai.

- Phần 2 (Khổ 2): Sự ra đời của thiên nhiên.

- Phần 3 (Khổ 3, 4, 5): Sự ra đời của gia đình.

- Phần 4 (Khổ 6): Sự ra đời của xã hội.

c. Thể loại: Thơ 5 chữ.

d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Chuyện cổ tích về loài người kể về sự xuất hiện của loài người, rồi sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.

b. Giá trị nghệ thuật

Thể thơ 5 chữ kết hợp sinh động với các yếu tố tự sự, miêu tả cùng các biện pháp tu từ như điệp ngữ,...

 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!