TOP 6 Tóm tắt Đi lấy mật (Đoàn Giỏi) - Văn 7

Tóm tắt Đi lấy mật Ngữ văn 7 bộ kết nối tri thức đầy đủ, chi tiết, hay nhất nhằm giúp các học sinh nắm được ý chính của văn bản. Dưới đây là trọn bộ tài liệu gồm các đoạn văn tóm tắt nội dung chính văn bản Đi lấy mật lớp 7 mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt tác phẩm Đi lấy mật

Tóm tắt tác phẩm Đi lấy mật - Mẫu 1

An cùng Cò theo tía nuôi vào rừng lấy mật. Cậu đã được ngắm nhìn cảnh sắc núi rừng rộng lớn. An được Cò giảng giải cho cách xem ong mật. Khi trở về, má nuôi đã kể cho An nghe cách người ta làm kèo ong - một cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt của người dân vùng đất U Minh.

Tóm tắt tác phẩm Đi lấy mật - Mẫu 2

Truyện kể về một lần An cùng với Cò theo tía nuôi đi lấy mật. Trên đường đi, An cảm thấy núi rừng thật đẹp. Tía nuôi đi trước dẫn đường, An và Cò theo sau. Khi An thấm mệt, tía nuôi đề nghị sẽ nghỉ ngơi, chờ An hết mệt rồi mới đi tiếp. Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Họ đi tới một cái trảng rộng, nhìn thấy biết bao là chim. An vô cùng thích thú, nhưng khi nghe Cò nói đến “sân chim”, cậu lại im lặng vì từ ái nghĩ nếu cái gì cũng hỏi thì Cò sẽ khinh mình dốt. Khi bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má dạy về cách xây kèo. Người dân vùng đất U Minh có một cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt.

Tóm tắt tác phẩm Đi lấy mật - Mẫu 3

Một lần, An theo tía nuôi đi lấy mật. Trên đường đi, cậu cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng. An thấm mệt nên họ dừng lại để nghỉ ngơi. Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Rồi ba cha con tiếp tục hành trình và thu hoạch được rất nhiều mật ong. An còn nhìn thấy rất nhiều chim. Đến khi bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má dạy về cách xây kèo. Người dân vùng đất U Minh có một cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt.

Tóm tắt tác phẩm Đi lấy mật - Mẫu 4

Một hôm, An và Cò cùng tía nuôi vào rừng lấy mật. Cảnh sắc thiên nhiên trong rừng trong lành, tươi mát. Cò đã dạy cho An cách xem ong mật. Khi An thấm mệt, thì họ dừng lại nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục cuộc hành trình. An còn nhớ lại lời má nuôi kể về cách người dân vùng U Minh làm kèo ong - một cách “thuần hóa”.

Tóm tắt tác phẩm Đi lấy mật - Mẫu 5

Một lần nọ, tía nuôi đưa An và Cò vào rừng lấy mật. Khung cảnh núi rừng buổi sáng thật trong lành, tươi mát. Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Khi An thấy mệt, ba cha con dừng lại nghỉ ngơi, ăn trưa rồi mới tiếp tục hành trình. Khi bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má dạy về cách xây kèo. Đó là một cách cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt của người dân vùng U Minh.

Tóm tắt tác phẩm Đi lấy mật - Mẫu 6

Đoạn trích Đi lấy mật kể về một lần An và Cò theo tía nuôi đi lấy mật. Trên đường đi, An cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng. Tía nuôi đi trước dẫn đường, An và Cò theo sau. Khi An thấy mệt, họ ngồi lại nghỉ ngơi, ăn trưa rồi mới tiếp tục hành trình. Lúc đó, Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Trên đường đi, họ tới một cái trảng rộng, nhìn thấy biết bao là chim. An vô cùng thích thú, nhưng khi nghe Cò nói đến “sân chim”, cậu lại im lặng vì từ cái nghĩ nếu cái gì cũng hỏi thì Cò sẽ khinh mình dốt. Bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má nuôi dạy cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt của người dân vùng U Minh.

Tác giả - Tác phẩm : Đi lấy mật

Tác giả

TOP 6 Tóm tắt Đi lấy mật (Đoàn Giỏi) - Văn 7 - Ảnh 1

1. Tiểu sử

- Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925-02/04/1989), sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.

- Gia đình: xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.

- Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

2. Cuộc đời

- Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940

- Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949)

- Từ 1949-1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam

- Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam

- Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III.

- Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư

- 07/04/2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú.

3.  Phong cách nghệ thuật

- Hầu hết sáng tác của Đoàn Giỏi đều viết về thiên nhiên, con người và cuộc sống Nam Bộ

- Tái hiện vẻ đẹp của vùng đất phương Nam trù phú và những người dân Nam Bộ chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng tình trọng nghĩa

- Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình và ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Trích từ chương 9 truyện Đất rừng phương Nam (1957) kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh.

- Vài nét về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam:

+ Là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng

+ Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ

+ Nội dung chính: kể về cuộc sống của cậu bé An vì chiến tranh mà lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị.

b. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến "không thể nào nghe được): Suy nghĩ của An khi cùng tía nuôi và Cò đi lấy mật

- Phần 2 (tiếp đến "cây tràm thấp kia"): Cảnh sắc đất rừng phương Nam hiện lên trên đường đi lấy mật

- Phần 3 (còn lại): Cách "thuần hóa" ong rừng khác biệt của người dân vùng U Minh

c. Thể loại: tiểu thuyết

d. Phương thức biểu đạt: tự sự

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Đoạn trích kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Lúc này, An đã có nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo nơi núi rừng Nam Bộ.

b. Giá trị nghệ thuật

- Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình

- Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!