Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử có biết bao câu chuyện thú vị. Những câu chuyện đó giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống và con đường để họ trở thành những người có nhiều đóng góp làm thay đổi cuộc sống của chúng ta và thậm chí thay đổi cả thế giới. Em hãy kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
Hướng dẫn Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
* Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử:
- Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến nhân vật đó.
- Kể được sự việc theo một trình tự hợp lí; có sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể.
- Nêu được ý nghĩa của sự việc.
- Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được kể.
* Phân tích bài tóm tắt tham khảo
Thô-mát Ê-đi-xơn và màn “trình diễn” ánh sáng
+ Bài viết kể về màn “trình diễn” ánh sáng.
+ Sự việc đó có thật và liên quan đến nhà khoa học nổi tiếng Thổ-mát Ê-đi-xơn.
+ Diễn biến của sự việc: Ê-đi-xơn đã cho treo hàng trăm bóng đèn điện quanh phòng thí nghiệm, quanh nhà và dọc con đường nơi ông sống.
+ Sự việc có ý nghĩa: Màn “trình diễn ánh sáng của Ê-đi-xơn mở đầu cho việc đưa ánh sáng đèn điện đến với cuộc sống của con người.
+ Người viết bày tỏ suy nghĩ về sự việc: “Màn trình diễn” đó đã mở ra một kỉ nguyên ánh sáng mới, làm thay đổi thế giới.
+ Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả: Những chiếc bóng đèn có vỏ ngoài được làm bằng thuỷ tinh cách nhiệt, bên trong có chứa dây đốt làm bằng sợi cacbon, toả ra thứ ánh sáng liên tục và dìu dịu.
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi tóm tắt
a. Lựa chọn đề tài:
- Chọn nhân vật lịch sử là nhà quân sự, chính trị, khoa học, văn hóa, …. : Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, …
- Chọn sự việc liên quan đến cuộc sống hay chiến công, thành tựu của nhân vật.
b. Tìm ý:
- Thời gian, không gian diễn ra sự việc.
- Diễn biến sự việc.
- Ý nghĩa sự việc.
- Suy nghĩ của bản thân về sự việc được kể.
c. Lập dàn ý:
2. Viết bài
- Triển khai viết bài theo dàn ý:
3. Chỉnh sửa bài viết
Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng sau:
Dàn ý chi tiết kể về một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Dàn ý chi tiết số 1
1. Mở bài
- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.
- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.
2. Thân bài
a. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.
- Câu chuyện, huyền thoại liên quan
- Dấu tích liên quan
b. Thuật lại nội dung, diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.
- Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.
- Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn… ), kết hợp kể chuyện, miêu tả.
c. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện.
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.
Dàn ý chi tiết số 2
1. Mở bài
- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em sẽ thuật lại trong bài viết.
- Chỉ ra lí do hoặc hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đó.
2. Thân bài
a. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện được nhắc đến:
- Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Dấu tích liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử được nói đến.
b. Thuật lại nội dung, diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử:
- Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.
- Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn… ), kết hợp kể chuyện, miêu tả.
c. Vai trò, ý nghĩa hoặc tầm ảnh hưởng của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc hoặc nhân vật lịch sử.
Sơ đồ tư duy kể về một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử hay nhất
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Bác Hồ
Bài văn mẫu số 1
Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người không chỉ tìm ra con đường cứu nước cũng như lãnh đạo nhân dân đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước.
Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới.
Sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mốc thời gian đầu tiên phải kể đến là vào ngày 4 tháng 5 năm 1945, Bác Hồ rời Pác Bó về Tân Trào. Giữa tháng năm, Người đã yêu cầu trung úy Giôn, báo vụ của OSS (Cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ) điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì.
Đến ngày 22 tháng 8 năm 1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối 25 tháng 8 năm 1945, Người vào nội thành, ở tầng 2 tại căn nhà số 48 Hàng Ngang. Sáng 26 tháng 8 năm 1945, Bác đã cho triệu tập một cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, để bàn về các vấn đề như chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; công bố danh sách các thành viên Chính phủ lâm thời; chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ lâm thời ra mắt toàn thể nhân dân.
Vào ngày 27 tháng 8 năm 1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị. Bác đưa ra bản thảo và đề nghị các thành viên phải xét duyệt kĩ vì không chỉ đọc cho đồng bào cả nước nghe mà còn độc cho Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, các nước đồng minh nghe.
Trong hai ngày 28 và 29 tháng 8 năm 1945, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền (trụ sở chính của Chính phủ lâm thời) và dành phần lớn thời gian để soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Bác đã tự đánh máy bản Tuyên ngôn Độc lập trên một cái bàn tròn.
Vào ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bác cho mời các đồng chí đến để trao đổi, đóng góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập. Bác đọc cho mọi người nghe, hỏi ý kiến của từng người. Đến ngày 31 tháng 8, Bác đã bổ sung một số ý vào bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn Độc lập chính thức được hoàn thiện.
Đúng 14 giờ ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Quá trình viết Tuyên ngôn Độc lập đã cho thấy sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như trí tuệ và tầm nhìn của một vị lãnh tụ - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bài văn mẫu số 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Rất nhiều mẩu chuyện kể về cuộc đời của Người. Qua đó, chúng ta thấy được những đức tính tốt đẹp của người.
Vào giữa mùa thu năm 1954, Bác đến tham dự “Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất” ở Hà Bắc. Tại hội nghị, khi biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai cũng háo hức muốn đi, đặc biệt là những người quê ở Hà Nội. Sau nhiều năm xa cách quê hương, mọi người đều mong muốn được cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử.
Trời đã vào thu nhưng vẫn còn khá nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác. Mở đầu, Bác trò chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Rồi Bác hỏi các đồng chí cán bộ về chức năng của từng bộ phận của đồng hồ. Thế rồi, Bác mới hỏi:
- Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người đều im lặng, không ai trả lời:
- Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?
- Thưa, không được ạ!- Các cán bộ lại đồng thanh đáp.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận:
- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, điều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ… cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?
Nghe xong, cả hội trường trở nên im lặng. Mỗi người đều có những suy nghĩ riêng về lời nói của Bác.
Vào một dịp cuối năm 1954, Bác đến thăm một đơn vị pháo binh đóng ở Bạch Mai đang luyện tập để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh đón mừng chiến thắng Điện Biên Phủ. Thăm nơi ăn, chốn ngủ của các chiến sĩ bộ đội xong, Bác đã đã trò chuyện với họ. Bác lấy ở túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt, chỉ vào từng chiếc kim, từng chữ số và hỏi anh em về tác dụng của từng bộ phận. Mọi người đều trả lời đúng cả. Song chưa ai hiểu tại sao Bác lại nói như vậy?
Bác vui vẻ nói tiếp:
- Đã bao nhiêu năm nay, chiếc kim đồng hồ vẫn chạy để chỉ cho ta biết giờ giấc, chữ số trên mặt vẫn đứng yên một chỗ, bộ máy vẫn hoạt động đều đặn bên trong. Tất cả đều nhịp nhàng làm việc theo sự phân công ấy. Nếu hoán đổi vị trí từng bộ phận cho nhau thì có còn là chiếc đồng hồ nữa không? Sau câu chuyện của Bác, anh chị em đều hiểu ý Bác dạy: Việc gì cách mạng phân công phải yên tâm hoàn thành.
Không chỉ vậy, chiếc đồng hồ quả quýt còn là một hiện vật vô giá thể hiện tình cảm Quốc tế đối với Bác, đó là chiếc đồng hồ do Tổ chức Quốc tế “Cứu Tế đỏ” tặng, Bác luôn giữ nó trong mình, trong những năm tháng bị cầm tù gian khổ cho đến ngày Việt Nam giành được độc lập.
Câu chuyện về chiếc đồng hồ đã cho thấy được những phẩm chất đẹp đẽ của Bác Hồ, cũng như bài học sâu sắc mà bác muốn dạy cán bộ, chiến sĩ của mình.
Bài văn mẫu số 3
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.
Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:
- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.
Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:
- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
- Thưa Bác, rồi ạ!
Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:
- Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?
Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.
Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:
- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.
Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.
Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân.
Bài văn mẫu số 4
Một nhân vật lịch sử mà em luôn vô cùng ngưỡng mộ và kính trọng chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ là một tấm gương sáng với những phẩm chất tốt đẹp. Trong đó nổi bật chính là về việc giữ lời hứa.
Hồi bác còn ở Pác Pó, Bác sống rất chan hòa với mọi người nên ai ai cũng yêu quý Bác. Đặc biệt là các bạn thiếu nhi, bạn nào cũng quấn quýt bên bác. Một lần nọ, Bác đi công tác xa dài ngày, nên đến tạm biệt bà con. Lúc này, có một bé gái chạy lại ôm Bác và xin Bác một chiếc vòng bạc làm quà. Bác mỉm cười trìu mến và gật đầu đồng ý.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, hai năm sau, Bác mới trở về với Pác Pó. Người dân trong làng kéo nhau ra đón chào Bác nồng nhiệt. Ai cũng vui vẻ và phấn khởi. Sau khi chào hỏi mọi người, Bác bỗng lấy từ trong túi ra một chiếc vòng bạc và trao vào tay một cô bé đứng cạnh đó. Cầm món quà của Bác, cô bé hạnh phúc và cảm động lắm. Chính cô và cả mọi người xung quanh, ai cũng bất ngờ, bởi dù đã hai năm trôi qua, Bác vẫn nhớ và giữ lời hứa của mình với một đứa trẻ. Thật đáng kính trọng biết bao!
Sự kiện ấy là chuyện đã thật sự xảy ra ở Pác Pó, được mọi người kể lại đến tận bây giờ. Bởi đó không chỉ là một sự kiện bình thường, mà còn là một bài học ý nghĩa về việc giữ lời hứa cho chúng ta noi theo.
Bài văn mẫu số 5
Trong những câu chuyện kể về Bác Hồ, em đặc biệt ấn tượng về việc Bác tự tay trồng nên một chiếc rễ đa tròn thú vị.
Hôm đó là một buổi sáng đẹp trời sau đêm mưa bão. Khi Bác đang đi bộ trong vườn thì phát hiện một chiếc rễ đa khá dài bị rớt xuống trên mặt cỏ. Thế là Bác đã cầm chiếc rễ đa ấy lên và nhờ chú cần vụ cùng mình trồng cây. Đầu tiên Bác cuốn chiếc rễ đa ấy thành một vòng tròn, rồi nhờ chú cần vụ buộc hai đầu của rễ vào hai chiếc cọc nhỏ. Sau đó mới trồng hai đầu rễ đó xuống đất, đồng thời cắm chắc cọc cho cây được vững vàng. Nhờ sự sáng tạo ấy của Bác, mà sau này các em thiếu nhi khi đến vườn Bác, đã có một cây đa với dáng tròn đặc biệt để tổ chức trò chơi.
Qua sự kiện ấy, em càng cảm nhận sâu sắc hơn về sự quan tâm và yêu thương của Bác dành cho các em thiếu nhi.
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử ĐẠi tướng Võ Nguyên Giáp
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài
Giới thiệu về nhân vật: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
II. Thân bài
- Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc theo trình tự (thời gian, không gian…).
- Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.
- Ý nghĩa của sự việc được kể lại: Những phẩm chất tốt đẹp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
III. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết đối với nhân vật: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bài văn mẫu số 1
Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh. Rất nhiều vị anh hùng đã góp phần làm nên lịch sử của dân tộc. Một trong số đó phải kể đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh là Văn. Ông sinh năm 1911, mất năm 2013. Quê tại làng An Xá, nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước, nên từ nhỏ đã được giáo dục về lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương, đất nước.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, giao cho nắm giữ trọng trách quan trọng. Chuyện kể rằng cuối năm 1954, Ban Thường vụ T.Ư quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận. Trước khi ra mặt trận, Bác Hồ có hỏi: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?”. Đại tướng trả lời: “Thưa Bác, chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề gì quan trọng, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị!”. Bác bảo: “Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau”. Khi chia tay, Bác căn dặn: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh!”.
Nhờ có sự tin tưởng tuyệt đối của Bác Hồ đã củng cố quyết tâm thực hiện phương châm tác chiến phải “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng. Kết quả là chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành thắng lợi vẻ vang.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông đã trở thành tấm gương sáng ngời để thế hệ sau noi theo.
Bài văn mẫu số 2
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cuộc đời của ông là một tấm gương tiêu biểu để mỗi người dân Việt Nam noi theo.
Tháng 11 năm 1983, Đại tướng có về quê và ghé thăm trường cấp 3 Lệ Thủy. Ông nhận được sự chào đón của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường. Lúc đó, Đại tướng đã rẽ đám đông đến trước một ông già thấp đậm, quắc thước, râu tóc bạc trắng và cất tiếng hỏi:
- Tôi trông cụ quen quen? Có phải cụ là Choạc không?
Cụ già mới lúng túng đáp:
- Thưa ngài… đúng ạ!
Đại tướng liền nói:
- Xin cụ đừng gọi như vậy. Năm nay cụ bao nhiêu tuổi?
- Dạ thưa, tôi đã bảy mươi mốt tuổi.
Đại tướng tiếp lời:
- Tôi bảy mươi ba, chúng ta là bạn đồng niên.
Đến khi Đại tướng rời đi, mọi người mới nghe kể lại. Ông Lê Choạc khi còn trẻ thường đi cấy, gặt thuê, trong đó có nhà cụ Võ Quang Nghiêm. Vào các dịp nghỉ hè, cậu Giáp học ở Huế thường về quê. Dù đã nửa thế kỉ trôi qua, trong đám đông, Đại tướng vẫn nhận ra người quen cũ.
Có thể thấy, Đại tướng là một con người trọng tình nghĩa, tài đức vẹn toàn. Ông chính là tấm gương sáng ngời cho thế hệ sau học tập.
Bài văn mẫu số 3
Một trong những vị anh hùng dân tộc đáng ngưỡng mộ phải kể đến là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông được coi là người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh là Văn. Ông sinh năm 1911, mất năm 2013. Quê tại làng An Xá, nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Có rất nhiều mẩu chuyện kể về vị tướng huyền thoại của nhân dân. Truyện kể rằng, cụ Võ Quang Nghiêm, thân sinh của Đại tướng là liệt sĩ. Sau khi tìm được mộ cụ và đưa từ Huế về (1977), hài cốt cụ được đưa vào nghĩa trang liệt sĩ huyện. Khi thiết kế nghĩa trang, huyện đã chừa hai ô ở khu các anh hùng, có ý sẽ an táng song thân Đại tướng ở đó. Nhưng lúc biết chuyện, Đại tướng nói:
- Cảm ơn thiện ý của lãnh đạo huyện, nhưng ông thân tôi là liệt sĩ bình thường nên không thể đặt ở khu vực dành cho các anh hùng. Còn thân mẫu tôi là người dân, không thể đặt vào nghĩa trang liệt sĩ
Vì vậy, theo lời Đại tướng, cụ thân sinh được đặt ở cạnh khu vực các anh hùng liệt sĩ, còn thân mẫu được an táng phía ngoài nghĩa trang, cách khuôn viên vài chục mét.
Từ câu chuyện nhỏ này, có thể thấy rằng Đại tướng đã nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ: Người cách mạng phải “dĩ công vi thượng”! Quả là người học trò gương mẫu của Bác.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Không chỉ vậy, ông còn là tấm gương về một nhân cách lớn cho thế hệ sau noi theo.
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Võ Thị Sáu
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài
Giới thiệu nhân vật và sự kiện liên quan đến nhân vật: Chị Võ Thị Sáu
II. Thân bài
- Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc theo trình tự (thời gian, không gian…).
- Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.
- Ý nghĩa của sự việc được kể lại: Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của người anh hùng Võ Thị Sáu.
III. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết đối với nhân vật: Chị Võ Thị Sáu.
Bài văn mẫu số 1
Một trong những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam là Võ Thị Sáu. Chị chính là một trong những biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự gan dạ của người phụ nữ Việt Nam.
Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ, đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Chị đã tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Chị còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động trong việc tấn công địch…
Vào tháng 7 năm 1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Dù nguy hiểm, nhưng chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị đã nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh.
Hai tổ công an xung phong ở gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to “Việt Minh tiến công” và hướng dẫn người dân giải tán. Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Khi bị giặc bắt giam tại nhà tù Côn Đảo, chuẩn bị xử tử hình, chị vẫn giữ được tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Có thể khẳng định rằng, chị Võ Thị Sáu là một tấm gương về lòng dũng cảm, sự gan dạ, đáng để chúng ta học tập và noi theo.
Bài văn mẫu số 2
Trong những năm tháng chiến tranh, rất nhiều người con của mảnh đất Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ và đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc. Một trong số đó là Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ.
Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Nguyên quán được ghi trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã cùng với anh trai tham gia cách mạng. Chị tham gia vào đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong thời gian này, chị tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương. Không chỉ vậy, chị cũng nhiều lần phát hiện ra gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.
Một lần nọ, chị nhận nhiệm vụ mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng - một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước. Sau này, trong một lần thực hiện nhiệm vụ, chị đã bị giặc bắt. Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Thực dân Pháp đã cho mở phiên tòa, thời điểm này, chị vẫn chưa tròn mười tám tuổi. Luật sư biện hộ đã lấy đó làm căn cứ để giúp chị thoát khỏi án tử hình, nhưng tòa án vẫn tuyên án tử hình chị. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Ở đây, thực dân Pháp đã lén lút đem chị đi tử hình.
Vào năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là một biểu tượng về lòng dũng cảm, kiên cường.
Bài văn mẫu số 3
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Từ quá khứ đến hiện tại, rất nhiều vị anh hùng đã hy sinh để đấu tranh bảo vệ đất nước. Và chị Võ Thị Sáu là một trong những nữ anh hùng mà tôi vô cùng cảm phục.
Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng có nhiều tài liệu ghi nguyên quán của chị tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Một số tài liệu khác lại ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc Long Mỹ, Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ, chị được biết đến với tinh thần dũng cảm, kiên cường. Rất nhiều câu chuyện về chị Võ Thị Sáu đã được kể lại.
Ngày từ khi còn nhỏ, chị Võ Thị Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi khi được giao nhiệm vụ, chị đều hoàn thành tốt. Trong một lần nhận nhiệm vụ mang lựu đạn phục kích kẻ thù, chị bị bắt giam. Sau nhiều năm bị giam cầm và tra tấn, giặc Pháp quyết định đày chị ra Côn Đảo.
Dù sống trong hoàn cảnh ngục tù, hết sức thiếu thốn hay phải chịu tra tấn, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi và tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù phản đối, thực dân Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn giặc kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hy sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
Khi một tên lính bắt chị quỳ xuống, chị Võ Thị Sáu đã quát vào mặt lũ giặc: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Thế rồi tiếng hô vang lên: “Bắn”. Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát. Lúc này, chị Võ Thị Sáu vẫn chưa được mười tám tuổi.
Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Có thể khẳng định rằng, chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm cùng ý chí kiên cường để thế hệ ngày nay học tập.
Bài văn mẫu số 4
Võ Thị Sáu – một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.
Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường – một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.
Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.
Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.
Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.
Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.
Bài văn mẫu số 5
Có lẽ người dân Việt Nam không ai là không biết đến người anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu. Chị là một trong những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ của Việt Nam nói theo. Chị Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam. Chị sinh năm 1933 tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị sinh ra trong một gia đình nghèo có bố mẹ làm nghề buôn bán bún bì chả. Từ nhỏ chị đã sớm phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Việt Nam thành lập chính phủ riêng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc này, chị Sáu đã bỏ dở việc học để ở nhà giúp bố mẹ kiếm sống, đồng thời bí mật tiếp tế cho các anh của mình đang công tác trong chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa. Năm 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu đã chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ. Chị Sáu vẫn được mọi người biết đến là một o du kích gan dạ, dũng cảm. Chị tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian. Thật buồn khi năm 1950, chị bị tòa án binh của quân đội Pháp đưa ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp. Lúc chị bị xử bắn, chị đã nói những câu nói cuối cùng của mình.
Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Ngô Quyền
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài
– Nếu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.
– Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.
II. Thân bài
a. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.
– Câu chuyện, huyền thoại liên quan
– Dấu tích liên quan
b. Thuật lại nội dung, diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.
– Bắt đầu – diễn biến – kết thúc.
– Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn… ), kết hợp kể chuyện, miêu tả.
c. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện.
III. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.
Bài văn mẫu số 1
Một trong những trận đánh lịch sử mà em đặc biệt ấn tượng chính là trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.
Với sự thông minh, tài trí của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình trên sông Bạch Đằng với sự chênh lệch của mực nước khi thủy triều lên xuống. Từ đó, ông cho lính đóng những chiếc cọc gỗ lớn với phần đầu nhọn xuống đáy sông. Để khi nước lên thì không nhìn thấy cọc, nhưng khi nước rút thì những đầu cọc nhọn hoắt đó sẽ nhô lên thành một nơi đáng sợ. Sau đó, Ngô Quyền chỉ huy một nhóm quân ra ứng đối với quân Nam Hán. Quân ta giả vờ thua trận, dụ địch vào bãi cọc và dằng co ở đó. Rồi khi thủy triều rút, bãi cọc nhô lên. Những chiếc thuyền lớn của giặc bị cọc đâm thủng hết và kẹt lại. Quân ta lúc đó mới xông lên, sử dụng những chiếc thuyền nhỏ linh hoạt, đánh giặc thua tan tác.
Chiến thắng vẻ vang ấy đến nay vẫn khiến nhân dân ta không thôi tự hào về sự thông minh tài trí của vua Ngô Quyền.
Bài văn mẫu số 2
Trải hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã anh dũng quật cường chống lại rất nhiều thế lực ngoại xâm, nói về những trận chiến vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc không thể không kể đến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.
Cuối năm 938 quân Nam Hán lấy cớ sang xâm lược nước ta lần hai, chúng chọn con đường biển để tấn công vào nước ta. Nắm được tình hình, Ngô Quyền đã tận dụng thời cơ và địa thế của sông Bạch Đằng để bày binh bố trận, ông cho quân lính đóng cọc gỗ ngầm và lợi dụng thuỷ triều lên xuống để làm bẫy hạ gục quân địch. Khi địch vào đến cửa sông, Ngô Quyền cho toán quân nhỏ ra đánh nhử, quân Nam Hán hăm hở đuổi theo mà không biết đã đi qua bãi cọc ngầm, đến khi nước triều rút xuống, quân ta đánh quật ngược trở lại, quân địch trở tay không kịp, tháo chạy không xong. Thuyền địch bị mắc cạn trên bãi cọc ngầm, quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, quân thì bị giết quân thì chết đuối. Quân ta tấn công rất quyết liệt, con trai vua Nam Hán Hoằng Tháo cũng bị giết, vua Nam Hán hốt hoảng ra lệnh rút quân, quân ta toàn thắng.
Có thể nói chiến thắng này giống như một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Em hy vọng sẽ có một ngày được đến thăm trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng để thấy được những chứng tích hào hùng cho tinh thần bất khuất, quật cường của quân ta.
Bài văn mẫu số 3
Nhắc đến những người anh hùng góp công viết nên trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam ta. Thì không thể nào không nhắc đến người anh hùng Ngô Quyền.
Ngô Quyền vốn là một tướng giỏi dưới trướng Dương Đình Nghê. Sau khi cùng Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền được giao cho cai quản vùng Châu Ái. Tài năng lãnh đạo, và lòng nhân hậu của ông đã giúp nhân dân Châu Ái được sống ấm no, một lòng tin tưởng.
Tuy nhiên, ít lâu sau, nước ta lại một lần nữa đối mặt với kẻ thù xâm lược. Tất cả là do tên phản nước Kiều Công Tiễn sau khi ám sát Dương Đình Nghệ, đã sang cầu cứu nhà Nam Hán, do bị quân dân căm phẫn, khiến hắn không thể ngồi vững trên ngai vàng.
Hay tin, Ngô Quyền liền tiến về thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn, rồi lãnh đại quân về phía cửa sông Bạch Đằng, chặn đứng kẻ thù. Tại đây, với trí tuệ của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng mực thủy triều của nước biển để dựng nên bãi cọc lớn. Rồi dụ giặc vào đó và tiêu diệt. Trận đánh ấy đã đi vào sử sách, đến muôn đời sau vẫn trầm trồ, thán phục không ngừng.
Nhờ chiến thắng vẻ vang ấy, Ngô Quyền đã chính thức lên ngôi vua, cai trị nước ta và mở ra một kỉ nguyên mới sáng rọi cho dân tộc Việt Nam.
Bài văn mẫu số 4
Ngô Quyền là một nhân vật lịch sử có công lao to lớn với nước ta. Chính ông là người mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta sau cả nghìn năm bị giặc phương Bắc đô hộ.
Ngô Quyền từ trẻ đã thể hiện tài thao lược, trí tuệ hơn người. Ông đã cùng Dương Đình Nghệ đánh đuổi giặc Nam Hán, và được tin tưởng giao cho quyền cai trị vùng Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay). Ngô Quyền đã dùng hết tâm huyết để cai quản, giúp nhân dân Châu Ái có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Ít lâu, sau Kiều Công Tiễn ám sát Dương Đình Nghệ để cướp ngôi. Hành động ấy khiến nhân dân và các tướng lĩnh căm phẫn. Thấy thế không ổn, Công Tiễn liền sang cầu cứu Nam Hán, mở đường cho chúng sang xâm lược nước ta. Biết tin, Ngô Quyền đã thống lĩnh đại quân tấn công thành Đại La, giết kẻ phản quốc là Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông dự tính trước đường đi của kẻ địch là vào từ cửa sông Bạch Đằng. Nên đã nghĩ kế, tạo nên một trận địa cọc gỗ có bọc đầu sắt ở cửa sông. Lợi dụng thế thủy triều lên xuống, giả thua để dụ giặc vào bãi cọc. Chờ nước rút, giặc bị mắc lại trên cọc, mặc quân ta tiêu diệt.
Trận đánh trên sông Bạch Đằng ấy đã khiến kẻ thù khiếp vía, tháo chạy về nước. Chính thức mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta.
Bài văn mẫu số 5
Một nhân vật lịch sử có công mở đầu cho những năm tháng độc lập vàng son của dân tộc ta sau cả ngàn năm bị giặc phương Bắc đô hộ, chính là Ngô Quyền.
Ngô Quyền là một vị tướng quân tài giỏi, thông minh, và cũng là một vụ vua anh minh, sáng suốt. Trước khi lên ngôi, ông là một vị tướng tài dưới trướng Dương Đình Nghệ. Được tin tưởng giao cho quyền cai quản một vùng đất rộng lớn. Ít lâu sau, Dương Đình Nghệ bị tên phản bội là Kiều Công Tiễn cướp ngôi. Hắn ta còn dẫn đường cho quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Biết tin đó, Ngô Quyền liền đem quân tiến về thành Đại La giết kẻ phản quốc rồi nhanh chóng tiến về phía biên giới để chặn đường đi của giặc. Tại cửa sông Bạch Đằng – nơi mà quân giặc phải đi qua, Ngô Quyền đã lợi dụng sự chênh lệch của mực nước khi thủy triều lên xuống, để tạo ra một trận địa cọc vững chắc. Nhờ sự mưu trí của ông, mà kẻ địch sau khi bị dụ đã mắc kẹt ở bãi cọc, tử thương vô số. Trận chiến ấy khiến quân Nam Hán tổn thất nặng nề nên buộc phải rút quân về nước. Sau chiến thắng vang dội ấy, Ngô Quyền chính thức lên ngôi vua cai trị nước ta.
Có thể nói, cuộc đời của Ngô Quyền là những trang sử hào hùng. Sự dũng cảm, mạnh mẽ và đa mưu túc trí của ông luôn khiến con cháu phải ngưỡng mộ và tự hào
Bài văn mẫu số 6
Lịch sử Việt Nam đã lưu danh biết bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm oanh liệt từ xưa đến nay, trong số đó không thể không nhắc đến chiến thắng chống quân Nam Hán vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938. Và linh hồn của trận đánh huyền thoại ấy, cũng chính là người anh hùng dân tộc em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là Ngô Quyền.
Ngô Quyền hay còn gọi với tên Ngô chúa, là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô cũng là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Ông xuất thân từ dòng họ hào trưởng ở Đường Lâm (tức Hà Nội ngày nay), cha làm châu mục, bản thân Ngô Quyền từ nhỏ đã có trí dũng hơn người, khôi ngô sáng sủa. Tục truyền khi ông mới sinh ra, xung quanh nhà liền tỏa ra thứ ánh sáng khác lạ, lại có 3 nốt ruồi phía sau lưng, thầy xem tướng nói chắc chắn sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Lớn lên, Ngô Quyền lại càng tỏ rõ sự hơn người của mình, mắt sáng, dáng đi thong dong, sức vóc phi thường. Nhưng cũng vào lúc đó, quân Nam Hán do Kiều Công Tiễn cầu cứu kéo quân sang xâm lược nước ta. Khi nhận được tin, Ngô Quyền đã bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, dùng kế vót nhọn cọc gỗ cắm ở dưới đáy sông, chờ thủy triều lên che kín, thuyền giặc không nhìn thấy; khi nước thủy triều rút thuyền giặc bị mắc vào cọc gỗ và chìm. Nhờ có kế đánh đầy khôn khéo, thông minh của ông mà quá nửa quân giặc bị chết đuối, tướng Nam Hán là Lưu Hoằng Thao bị Ngô Quyền giết chết, đất nước sạch bóng quân thù. Trận đánh này không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc mà còn là trận đánh mang ý nghĩa quan trọng khi chấm dứt hơn 100 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng nhà nước tự trị, lập ra nhà Ngô.
Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về tài trí, mưu lược đánh trận của người anh hùng dân tộc, “vị vua của các vua” Ngô Quyền. Em tự nhủ với lòng mình sẽ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phồn vinh hơn và bảo vệ thành quả mà ông cha ta đã vất vả gây dựng trong hàng ngàn năm qua.
Bài văn mẫu số 7
Ngô Quyền là người anh hùng lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Ông là người mở ra thời kì độc lập, tự do của đất nước ta sau suốt cả ngàn năm bị giặc phương Bắc đô hộ.
Năm đó, Ngô Quyền là một tướng quân tài giỏi lại đức độ dưới trướng Dương Đình Nghệ. Khi ông cai quản vùng Châu Ái đã được nhân dân ở đó hết sức yêu mến và tin tưởng. Bởi ông đã đưa ra những chính sách, đường lối phù hợp cho sự phát triển của vùng đất, lại cai trị bằng tình yêu thương và bao dung. Những phẩm chất của một nhà lãnh đạo đại tài đã được Ngô Quyền thể hiện từ lúc ấy.
Tuy nhiên, những ngày tháng bình yên như thế lại không thể kéo dài. Một tên phản bội hèn hạ là Kiều Công Tiễn đã lén ám sát Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán, khiến chúng có lý do để sang xâm chiếm nước ta lần nữa.
Trước tình thế nguy cấp, Ngô Quyền lập tức đem quân về thành Đại La, giết tên phản bội Kiều Công Tiễn để ổn định lòng dân. Sau đó, ông bình tĩnh suy tính sách lược, đem đại quân di chuyển về sông Bạch Đằng – nơi quân Nam Hán sẽ đi qua để tiến vào nước ta. Tại đây, Ngô Quyền nghĩ ra một kế sách vô cùng sáng suốt, đến tận ngàn năm sau con cháu vẫn nhắc đến với lòng khâm phục. Lợi dụng mực nước khi thủy triều lên xuống ở sông Bạch Đằng, ông đã cho quân vót nhọn, bọc sắt ở những cây cọc lớn, cắm xuống lòng sông. Sao cho khi nước lên, cọc sẽ nằm hoàn toàn dưới mặt nước. Còn khi nước xuống thì cọ nhọn sẽ nhô lên cả, như một cái bẫy khổng lồ. Sau đó, Ngô Quyền chờ khi nước lên, cho quân ra dụ địch, giả vờ thua trận và bỏ chạy để dẫn chúng chạy theo vào trận địa cọc. Đúng lúc giặc chạy vào bẫy, là khi nước thủy triều hạ xuống, những chiếc tàu lớn của quân Nam Hán bị kẹt lại, bị cọc đâm vỡ, tổn thất nặng nề. Nhiều quân lính đã hi sinh trên bãi cọc. Số còn lại thì bị quân ta dùng thuyền nhỏ len qua cọc tấn công nên tử thương càng tăng thêm. Trận chiến ấy đã nhuộm đỏ sông Bạch Đằng bằng máu của bọn xâm lược, khiến chúng sợ hãi, bỏ chạy về nước.
Sau trận chiến ấy, cả nước ta vui sướng vô cùng và nhân dân càng thêm tin tưởng Ngô Quyền. Vì vậy, ông chính thức lên ngôi vua, lãnh đạo nước ta bước vào một kỉ nguyên mới.
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Thánh Gióng
Thánh Gióng là một nhân vật anh hùng mà người dân Việt Nam ai ai cũng biết. Không chỉ vì truyền thuyết về Thánh Gióng vô cùng phổ biến trong dân gian, mà còn bởi đến ngày nay vẫn có nhiều chứng tích và hoạt động lễ hội tưởng nhớ.
Thánh Gióng được biết đến bởi quá trình sinh ra và lớn lên lạ kì. Theo truyền thuyết kể lại, mẹ của Thánh Gióng vì ướm chân lên một vết chân to mà mang thai và sinh ra cậu. Tuy nhiên, suốt ba năm đầu đời, Gióng chỉ nằm im một chỗ, không nói cũng chẳng cười, tựa như một em bé búp bê vậy. Cuộc sống cứ thế lẳng lặng trôi qua, cho đến một ngày điều khó khăn ập đến. Giặc Ân từ nơi xa kéo đến nước ta, tổ chức cuộc xâm lăng man rợ. Đất nước lâm nguy, nhà vua cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giúp nước. Khi sứ giả đi ngang qua nhà Thánh Gióng, đọc khẩu dụ của nhà vua thì Gióng bỗng trở nên khác lạ. Cậu cử động thân mình, cất tiếng gọi mẹ và nhờ bà gọi sứ giả vào gặp mình. Đó là lần đầu trong suốt bao nhiêu năm cuộc đời Gióng cất tiếng nói, và cũng là để cứu nước. Chi tiết ấy đã cho thấy sứ mệnh vĩ đại của Thánh Gióng khi đến với thế giới này, chính là bảo vệ độc lập của đất nước ta.
Ngay khi gặp sứ giả, Thánh Gióng đã yêu cầu một con ngựa sắt, một bộ giáp sắt và một cây gậy sắt với kích thước to lớn. Hiểu được mình đã gặp được một người anh hùng phi phàm, sứ giả đồng ý ngay và vội vàng về tâu với nhà vua cho sản xuất các món đồ đó. Còn Thánh Gióng, sau khi sứ giả rời đi, thì bỗng nhiên ăn nhiều hơn hẳn. Cậu ăn mãi mà chẳng thấy no, cơ thể cũng theo đó mà cao lớn nhanh chóng. Áo mẹ vừa mặc cho đã sứt chỉ rồi. Thế là, dân làng đã chủ động sang nhà góp gạo, nấu cơm cho Gióng ăn. Cả làng cùng đồng sức đồng lòng để nuôi lớn người anh hùng.
Khi giặc Ân đã chạy đến chân núi, cũng là lúc sứ giả mang các món đồ bằng sắt đến. Ngay lập tức, sóng chạy ra giữa sân, vươn vai một cái rồi biến thành tráng sĩ cao lớn, vạm vỡ. Tráng sĩ mặc giáp sắt vào, tay cầm gậy sắt, tay còn lại vỗ vào mông ngựa, khiến nó sống dậy, phun ra từng ngọn lửa lớn. Xong xuôi, Gióng cưỡi lên lưng ngựa, lao ra chiến trường. Quân giặc đông đúc bị một mình Thánh Gióng đánh cho trở tay không kịp. Chúng nằm xuống như ngả rạ, thương vong nặng nề. Số còn lại thì quá sợ hãi, vứt bỏ vũ khí tìm đường tháo chạy. Tất cả bị Thánh Gióng truy đuổi đến tận biên giới, để đảm bảo cả nước ta không còn hình bóng của một kẻ thù nào. Trên đường đi, gậy sắt bị gãy, Thánh Gióng liền nhổ bụi tre ven đường để thay thế.
Kết thúc trận chiến, nước ta trở lại bình yên. Thánh Gióng đã hoàn thành sứ mệnh của mình bèn cởi áo giáp sắt để lại, rồi cưỡi ngựa bay về trời. Đó là sự việc về người anh hùng lịch sử Thánh Gióng.
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Kim Đồng
Bài văn mẫu số 1
Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy.
Kim Đồng là một người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.
Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ, lòng dũng cảm, trung kiên với Tổ quốc.
Bài văn mẫu số 2
Một trong những nhân vật lịch sử mà em rất yêu quý và kính trọng là anh Kim Đồng. Bởi khác với các nhân vật khác, ngay từ khi còn nhỏ, anh ấy đã bộc lộ rõ nét sự thông minh, dũng cảm của mình khi hoạt động cách mạng.
Trong những năm tháng hoạt động cách mạng, anh Kim Đồng có nhiều câu chuyện để kể, nhưng em ấn tượng nhất là chuyện một lần anh ấy nhận nhiệm vụ canh gác cho cuộc họp Thanh niên cứu quốc bí mật. Lần đó, anh Kim Đồng nhận nhiệm vụ cùng với một đồng chí khác là Thanh Thủy. Anh đã chủ động phân công Thanh Thủy ra bờ sông đào giun cạnh thác nước để giật mõ báo hiệu khi cần. Còn mình thì chạy đi xin một con cá, cho vào giỏ, rồi mới cắm hờ cần câu vào cạnh gốc vối. Xong xuôi, anh trèo lên cành cây nằm vắt vẻo, giả vờ như đang câu cá, nhưng thực ra là đang hết sức tập trung chú ý động tĩnh ngoài bìa rừng.
Khi không khí đang hết sức bình yên, thì từ đằng ngoài khu rừng có tiếng lá khô xào xạc vang lên mạnh mẽ. Đàn chim làm tổ ở phía đó cũng bay vụt cả lên. Thấy vậy, anh Kim Đồng biết ngay là có người tới. Khi nghe thấy âm thanh ngày càng gần, anh giả vờ reo to lên “A, cá cắn câu rồi! To quá đi!”. Âm thanh đó, đã thu hút bọn lính chạy lại chỗ của anh. Đối mặt với những tên lính cao to, anh không hề sợ hãi, mà vẫn tiếp tục giả vờ để giữ chân chúng lại. Một tên lính hỏi anh Kim Đồng: “Đâu, cá đâu? Mày câu được nhiều cá chưa?”. “Dạ chưa, cháu mới câu được mỗi con này”. Nói rồi, anh Kim Đồng đưa cho bọn lính xem con cá nhỏ nằm im trong giỏ, vốn được xin từ lúc nãy. Điều đó đã khiến bọn lính tin là thật và không hề nghi ngờ chút nào. Thấy có con cá nhỏ, chúng tặc lưỡi bỏ qua, rồi lại tiếp tục lên đường tìm kiếm. Còn anh Kim Đồng thì lại trèo lên cành cây, giả vờ tiếp tục nằm câu cá. Nãy giờ, nhờ có anh Kim Đồng thông minh, nhanh trí sắp xếp mọi việc, mà Thanh Thủy có đủ thời gian giật mõ báo tin cho cuộc họp ở trong rừng. Vậy nên, bọn lính khi đi đến thì chẳng còn ai ở đó nữa rồi.
Chỉ qua một mẩu chuyện ấy, cũng đủ để lột tả sự thông minh, nhanh trí và dũng cảm của anh Kim Đồng. Anh ấy chính là một tấm gương sáng ngời cho các bạn thiếu niên noi theo.
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Mạc Đĩnh Chi
Bài văn mẫu số 1
Mạc Đĩnh Chi là một nhân vật lịch sử nổi tiếng của nước ta nhờ trí thông minh hơn người. Ông là một trong ba người được vinh dự có danh xưng “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên”.
Mạc Đĩnh Chi sinh ra vào thời Trần trong một gia đình nghèo khó. Từ nhỏ, ông đã hiểu được rằng, chỉ có con đường học hành mới có thể giúp mình thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Vì vậy, Mạc Đĩnh Chi vô cùng chăm chỉ học hành, rèn luyện, bất chấp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Ngoài việc học, Đĩnh Chi còn giúp mẹ làm việc, lên rừng đốn củi. Hoàn cảnh khó khăn ấy không hề hạ gục quyết tâm của ông. Mà trái lại, càng thêm tôi luyện ý chí, khiến ông càng thêm kiên trì học tập.
Cuối cùng, trời không phụ lòng người, trong kì thi năm 1304, Mạc Đĩnh Chi đã được chấm điểm cao nhất toàn trường thi. Tuy nhiên, khi thấy ông có ngoại hình xấu xí, vua Trần Nhân Tông đã có ý định không cho ông đỗ đầu. Biết chuyện, Mạc Đĩnh Chi viết ngay bài thơ “Ngọc tỉnh liên phú” bằng chữ Hán dâng lên vua. Cảm nhận được khí khái hơn người của Mạc Đĩnh Chi qua bài thơ, vua Trần Nhân Tông liền ra lệnh phong ông làm Trạng Nguyên.
Sau khi lên làm quan, Mạc Đĩnh Chi được nhà vua tin tưởng, thường xuyên triệu kiến ông vào cùng bàn việc nước. Đặc biệt, vào triều vua Trần Minh Tông, ông còn đại diện nước ta làm Chánh sứ sang nhà Nguyên để đáp lễ. Trong chuyến đi ấy, Mạc Đĩnh Chi đã khiến cho vua tôi nhà Nguyên phải kính phục nhờ khả năng ngoại giao xuất sắc và trí tuệ vĩ đại của mình.
Trong suốt những năm tháng làm quan, Mạc Đĩnh Chi luôn được nhân dân yêu mến vì sống chan hòa và liêm khiết. Ông ấy chính là một biểu tượng về tinh thần vượt khó mà cho đến sau này, người đời vẫn luôn kính ngưỡng và yêu mến.
Bài văn mẫu số 2
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346), tự là Tiết Phu, người ở thôn Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông là một nhân vật lịch sử mà tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ và kính trọng.
Mạc Đĩnh Chi vốn thông minh hơn người. Vì văn hay chữ tốt, ông được Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc nhận làm môn đồ, chu cấp cho ăn học. Tháng 3, năm Giáp Thìn (1304), vua Trần Anh Tông đã cho mở khoa thi Thái học sinh để tìm kiếm nhân tài. Kỳ thi đó lấy đỗ được bốn mươi bốn người. Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên, được sung làm Nội thư gia. Dù vậy, Mạc Đĩnh Chi lại có hình dáng thấp bé, vua Trần Anh Tông thường chê ông xấu. Mạc Đĩnh Chi đã làm bài phú “Ngọc tỉnh liên phú” có nghĩa là “Sen trong giếng Ngọc” để tự nói mình. Vua Trần Anh Tông xem xong, không ngớt lời khen ngợi.
Khi đảm nhận chức Nội thư gia, Mạc Đĩnh Chi phụng mệnh đi sứ sang Trung Quốc. Nhà Nguyên có ý xem thường ông vì ngoại hình. Một hôm, quan Tể tướng cho mời ông vào phủ. Trong phủ có treo một bức tranh mỏng thêu con chim sẻ vàng đỗ cành trúc. Mạc Đĩnh Chi giả vờ nhận lầm con chim ấy là thật, vội nhảy tới chụp bắt. Cả triều thần nhà Nguyên cùng cười ồ cho ông là quê mùa. Ông liền kéo bức tranh xuống và xé nát. Mọi người lấy làm lạ, hỏi lý do. Ông đáp: “Theo chỗ tôi biết, cố nhân chỉ vẽ tranh mai – tước, chớ chưa bao giờ vẽ tranh trúc – tước. Vì trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử, chim sẻ là biểu tượng của bọn tiểu nhân. Nay bức tranh này lại thêu trúc – tước, tức là đã đem tiểu nhân đặt lên trên quân tử. Tôi sợ rằng làm như vậy rồi đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ bị suy. Bởi vậy tôi xin thánh triều trừ khử đi”. Lúc này, tất cả đều phải khâm phục tài năng của ông.
Một lần nọ, vào tiến triều vua Nguyên, đến khi vào chầu gặp người nước ngoài dâng quạt, vua Nguyên sai làm bài minh. Mạc Đĩnh Chi cầm bút viết xong ngay hoàng đế nhà Nguyên xem xong rất khen ngợi. Kể từ đó, triều Nguyên càng thêm thán phục và Mạc Đĩnh Chi đã được xem là “Lưỡng quốc trạng nguyên”.
Có thể khẳng định rằng, Mạc Đĩnh Chi là một vị Trạng nguyên tài giỏi hơn người, có công lao rất lớn đối với đất nước.
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt là một vị tướng tài và có công lớn trong việc bảo vệ bờ cõi nước ta vào thời Lý. Cho đến nay, những trang sử về cuộc đời ông vẫn là những trang sử vàng chói lọi được con cháu kính trọng và tự hào.
Lý Thường Kiệt là một vị danh tướng vừa dũng mãnh, lại thông minh, tài trí. Ông được vua Lý Thánh Tông hết sức tin tưởng, nên giao cho quyền nắm giữ đại quân để bảo vệ đất nước. Năm 1069, quân Chăm Pa quấy phá, cướp bóc và làm loạn ở biên giới phía Nam nước ta. Biết tin, Lý Thường Kiệt liền được vua phong làm Đại Tướng, tiến về phía Chăm Pa để bảo vệ bờ cõi. Không phụ lòng tin của nhà vua và nhân dân, Lý Thường Kiệt dũng mãnh đánh thẳng vào kinh thành Chăm Pa, bắt vua Chăm Pa đưa về Thăng Long. Quá sợ hãi, vua Chăm Pa xin dâng đất để chuộc tội, và xin hứa không bao giờ dám làm loạn nữa. Sau lần ấy, Lý Thường Kiệt được giữ chức Thái Úy, đứng đầu toàn quân đội.
Ít lâu sau, nhà Tống ở phương Bắc lại lăm le xâm chiếm nước ta. Chúng lén lút đưa quân vào từ đường thủy, nhưng điều đó không thể qua mắt được quân đội ta. Lý Thường Kiệt đem quân trấn giữ ở bờ sông Như Nguyệt và có nhiều trận đánh lớn với giặc. Sự dũng mãnh và thiện chiến của quân đội dưới tay ông khiến kẻ địch phải khiếp sợ. Đặc biệt, Lý Thường Kiệt còn sáng tác bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, sai người giả bị thần nhập, đọc lên bài thơ đó bên bờ sông, khiến quân địch nghe thấy mà khiếp vía. Khi kẻ địch hoang mang, sợ hãi, Lý Thường Kiệt chủ động đến gặp, đề nghị thương thảo với điều kiện quân Tống rút khỏi nước ta. Cuối cùng, quân Tống đành rút lui về nước khi chưa thể đánh chiếm một huyện thành nào của nước ta. Có được điều đó chính nhờ sự đa mưu túc trí của Lý Thường Kiệt.
Đến ngày nay, những trận đánh của Lý Thường Kiệt vẫn khiến người người phải kính nể. Cả cuộc đời ông đều dành cho việc bảo vệ bờ cõi nước Nam. Vì vậy, ông xứng đáng là một trong những vĩ nhân lịch sử đáng kính trọng nhất của nước ta.
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Hai Bà Trưng
Bài văn mẫu số 1
Trong những trang sử vàng chói lọi của nước ta, có rất nhiều những anh hùng kiệt xuất đã đứng lên vì độc lập tự do của tổ quốc. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Hai Bà Trưng.
Hai bà là người đứng đầu của vùng đất Mê Linh trong bối cảnh nước ta bị giặc phương Bắc đô hộ. Với tài mưu lược và binh đao hơn người, cùng lòng yêu nước mãnh liệt, hai bà trở thành cái gai trong mắt kẻ thù. Thế là chúng lập mưu giết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách. Hành động ấy đã châm một ngòi nổ lớn, khiến hai bà quyết tâm đứng dậy, giết giặc trả thù nhà và nợ nước.
Quân đội của Hai Bà Trưng được nhân dân và các thế lực khác trong nước ủng hộ mạnh mẽ, nên ngày càng lớn mạnh. Thế như chẻ tre khiến quân giặc hoảng sợ, bỏ chạy về nước. Thế là, Hai Bà Trưng đã đem lại độc lập cho dân tộc ta, tự hào xiết bao. Tuy nhiên, hơn hai tháng sau, giặc phương Bắc đã trở lại với lực lượng mạnh mẽ hơn, toàn lực tấn công khiến quân đội ta không chống trả được. Dù vậy, Hai Bà Trưng vẫn chiến đấu đến giây phút cuối cùng. Và lựa chọn nhảy vực tự sát chứ quyết không để rơi vào tay giặc.
Tinh thần ấy của Hai Bà Trưng khiến nhân dân ta muôn đời kính nể và ngưỡng vọng. Hai bà là hai tượng đài sáng rọi vĩnh cửu trong trang sử hào hùng của dân tộc ta.
Bài văn mẫu số 2
Đất nước Việt Nam đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc. Rất nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước. Một trong số đó phải kể đến Hai Bà Trưng.
Hai Bà Trưng gồm hai chị em ruột là bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị. Họ đã ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40 - 43). Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nợ nước, thù nhà nên bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị chống lại kẻ thù. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, nghĩa quân thua trận.
Hai Bà Trưng là những vị tướng tài năng của dân tộc. Tuy là phụ nữ, nhưng lại có lòng dũng cảm, tài năng hơn người cùng với ý chí quyết tâm để lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược.
Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc, là tấm gương để mỗi người học tập và noi theo.
Bài văn mẫu số 3
Đất nước Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng. Trong đó, Hai Bà Trưng được biết đến là những nữ anh hùng đầu tiên.
Hai Bà Trưng gồm bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là chị em ruột, con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh. Trưng Trắc là một phụ nữ đảm đang, dũng cảm, mưu trí. Chồng bà là Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên.
Chuyện kể rằng, quân Đông Hán ở phương Bắc sang xâm lược nước ta. Chúng làm nhiều điều ngang ngược, độc ác. Chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách tham gia chống lại quân giặc. Ông đã quan Thái thú Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà, hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội).
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ, hào kiệt khắp nơi đều xin gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Quan Thái thú Tô Định bỏ thành, phải chạy trốn về Nam Hải. Quân giặc ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, đất nước được độc lập. Tinh thần cùng sự dũng cảm của bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã trở thành tấm gương cho mỗi người dân Việt Nam.
Bài văn mẫu số 4
Nói đến những người phụ nữ Việt Nam anh hùng, em liền nghĩ ngay đến Hai bà Trưng – hai người phụ nữ vô cùng tài giỏi và mạnh mẽ.
Hai Bà Trưng là hai chị em tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Là phận nữ nhi, nhưng cả hai bà đều giỏi việc binh đao, chiến sự. Vốn hai bà là người cai quản vùng đất Mê Linh rộng lớn, lại có lòng căm thù giặc nên khiến chúng e sợ, lập mưu giết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách. Hành động này chẳng khác gì đổ dầu vào lửa, khiến lòng căm thù giặc của hai bà bùng lên dữ dội. Thế là hai bà quyết vũng lên, lãnh đạo nhân dân đánh đuổi kẻ thù. Nhờ tài thao lược và sự tài giỏi của mình, đội quân của Hai Bà Trưng ngày càng lớn mạnh nhờ sự ủng hộ và tham gia của nhiều thế lực khác. Đội quân của Hai Bà Trưng thế như chẻ tre, nhanh chóng đuổi sạch quân thù, dành lại độc lập cho dân tộc. Chiến thắng vang dội ấy như một đòn đánh mạnh vào kẻ địch. Tuy chính quyền độc lập không tồn tại lâu, bởi quân giặc phương Bắc lại lần nữa trở về với lực lượng hùng mạnh hơn. Dù vậy, Hai Bà Trưng vẫn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và quyết nhảy vực tự vẫn chứ không để rơi vào tay giặc.
Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng vĩ đại của lịch sử nước ta. Chính hai bà đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước và niềm tin chiến đấu mãnh liệt cho biết bao người dân. Từ đó, tạo nên làn sóng khởi nghĩa mạnh mẽ của nhân dân ta, cho đến khi hòa bình lần nữa được lập lại.
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo)
Bài văn mẫu số 1
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn tự hào với truyền thống yêu nước của dân tộc. Trong bất cứ thời đại nào, đất nước cũng có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Một trong số đó phải kể đến Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn.
Trần Quốc Tuấn (1231? - 1300), tước Hưng Đạo Đại Vương. Ông là con trai của thân vương An Sinh Vương - Trần Liễu. Ông sinh ra trong một thời kì “hỗn loạn” của nhà Trần. Năm 1285 và năm 1287, quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Vào đời vua Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.
Trần Quốc Tuấn được biết đến là một người thông minh, văn võ song toàn. Ông chính là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần, góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của dân tộc. Không chỉ vậy, ông cũng có nhiều tác phẩm hay, chủ yếu liên quan đến binh pháp. Các tác phẩm của ông gồm Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ), Binh gia diệu lý yếu lược (Binh thư yếu lược), Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp, đã bị thất lạc).
Có rất nhiều tích truyện kể về Trần Quốc Tuấn. Trong đó, chúng ta có thể kể đến việc Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ”. Bài hịch được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Mục đích của Trần Quốc Tuấn nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) cũng do chính ông soạn.
Nội dung chính của “Hịch tướng sĩ” phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Điều đó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. đưa ra những tấm gương thể hiện sự trung thành của các vị tướng thời trước. Sau đó ông nêu lên tội ác của quân giặc, bộc lộ nỗi lòng của mình trước hoàn cảnh của đất nước. Ông chỉ ra sự sai trái trong hành động, suy nghĩ của các tướng sĩ. Cuối cùng là lời kêu gọi tướng sĩ học tập theo “Binh thư yếu lược”.
Có thể thấy rằng, Trần Quốc Tuấn không chỉ là một người tài ba anh dũng còn là một vị tướng hết lòng vì vận mệnh đất nước. Ông là một vị anh hùng kiệt xuất, được thế giới tôn vinh là một trong những vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại.
Bài văn mẫu số 2
Trần Quốc Tuấn (1231? - 1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần. Ông là một vị anh hùng của dân tộc, có công lớn trong chiến thắng chống quân Nguyên - Mông.
Ông là con của An Sinh Vương. Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: “Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ. Cha của ông trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng, mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh cầm tay Quốc Tuấn dặn rằng:
- Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.
Ông ghi nhớ trong lòng, nhưng không cho điều đó là phải. Sau này, đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha dặn nói với gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu. Họ đã can ngăn ông:
- Làm kế ấy tuy được phú qu một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương chẳng phải đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu.
Trần Quốc Tuấn nghe vậy, lấy làm cảm phục lắm, liền khen ngợi hai người. Trong hai năm, 1285 và năm 1287, quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Sau này khi mất, nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.
Qua sự này, có thể thấy được tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi của Trần Quốc Tuấn, ông là người thận trọng và quyết đoán và cũng chân thành.
Có thể khẳng định, Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc. Cuộc đời của ông đã có những đóng góp to lớn cho nhân dân, đất nước.
Bài văn mẫu số 3
Lịch sử dân tộc Việt Nam ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước trước các cuộc ngoại xâm. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng, chúng ta luôn thấy hình bóng những vị tướng, vị anh hùng phất cờ dẫn dắt nhân dân đứng lên khởi nghĩa chống quân xâm lược. Và một trong những vị tướng mà em ấn tượng nhất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - người có công rất lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
Trần Quốc Tuấn sinh ra trong một giai đoạn "hỗn loạn" của nhà Trần. Người đời biết đến Trần Quốc Tuấn là người thông minh, học cao hiểu rộng, văn võ song toàn, yêu dân tộc và đất nước. Ông biết dùng người hiền tài và là bậc tướng tài đóng góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba. Sau hai lần thất bại dưới tay Đại Việt, quân Mông Nguyên vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược đất nước ta lần thứ ba. Đứng trước tình thế đó, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của vua Trần và tướng Trần Hưng Đạo đã đồng lòng đoàn kết khởi nghĩa. Để chuẩn bị toàn diện cho cuộc kháng chiến, Trần Hưng Đạo đốc thúc các vương hầu, chế tạo thuyền bè, điều động binh sĩ. Sau cuộc duyệt binh được tái tổ chức vào giữa năm 1287, ông cử Trần Nhật Duật và Nguyễn Khoái cùng Trần Khánh Dư,... bảo vệ từng địa phương, còn ông tự mình trấn giữ quân bảo vệ thành Thăng Long. Khi quân giặc từ phía Nam tràn qua biên giới nước ta, Hưng Đạo đại vương đã chỉ huy tấn công cùng phòng thủ nhiều trận đánh lớn như trận Vân Đồn, trận Bạch Đằng. Ông còn tinh thông mà đoán trước được ý đồ của giặc, bèn sai quân ta cắm cọc trên sông Bạch Đằng và đã tiêu diệt phần lớn lực lượng thủy quân của chúng. Chính nhờ sự tài hoa trong việc cầm binh cùng các kế lược, ông đã quét sạch quân Mông Nguyên ra khỏi lãnh thổ nước ta, nhiều tướng của giặc đã phải bỏ xác hoặc bị bắt sống.
Đến nay, trải dài từ Bắc vào Nam, ta có thể bắt gặp rất nhiều các tượng đài của ông ở Hà Nội, Thanh Hóa hay Hồ Chí Minh. Có tượng đài ở Nam Định được đúc bằng đồng nguyên chất với trọng lượng lên tới 21 tấn, chiều cao tượng lên tới 10.22m. Bên cạnh đó, đền thờ của Hưng Đạo vương vẫn đang ngày ngày hương khói để tưởng nhớ công lao vĩ đại và tỏ lòng tôn kính đối với vị anh hùng dân tộc.
Với những đóng góp của mình, Trần Hưng Đạo mãi là vị anh hùng dân tộc, là thiên tài quân sự đã 3 lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên. Ông có công lớn với đất nước và là tấm gương sáng để con cháu đời đời noi theo.
Bài văn mẫu số 4
Đất nước Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh hùng dân tộc Trần Hưng đạo là một bậc anh hùng mà em rất khâm phục và ngưỡng mộ.
Trần Hưng Đạo là một nhà văn hóa lớn của nước nhà. Cống hiến của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, to lớn và sâu sắc. Chỉ cần một " Hịch tướng sĩ văn" không thôi, tên tuổi của ông cũng đã đủ để bất diệt với lịch sử, huống chi, sự nghiệp của ông nào phải chỉ có bấy nhiêu. Trần Hưng Đạo là người đã có công khai sinh ra nền khoa học quân sự nước ta. Trước Trần Hưng Đạo, bao thế hệ anh hùng hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng, góp phần đắc lực vào việc làm phong phú kho tàng kinh nghiệm chống xâm lăng. Nhiều bậc anh hùng hào kiệt đã thực sự tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, thậm chí là đỉnh cao điêu luyện của loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Nhưng, một nền khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa của từ này, thì phải đợi đến Trần Hưng Đạo mới chính thức được khai sinh. Trước tác có giá trị đánh dấu sự kiện này chính là Binh Thư Yếu lược. Với việc biên soạn và phổ biến Binh Thư yếu lược, Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời sau bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, rằng, muốn đập tan những đội quân ăn cướp tàn bạo và thiện chiến, thì bên cạnh tinh thần chiến đấu, lí tưởng chiến đấu và trình độ võ nghệ cũng như thiết bị kĩ thuật, tướng sĩ còn phải được trang bị những tri thức về binh pháp. Với việc khai sinh Binh Thư Yếu lược, Trần Hưng Đạo thực sự trở thành nhà lí luận quân sự xuất sắc đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, Trần Hưng Đạo không phải chỉ là nhà lí luận xuất sắc mà còn là nhà chỉ huy thiên tài. Ông là linh hồn của những chiến công chống xâm lăng vang dội ở thế kỉ XIII. Sinh thời, uy danh lừng lẫy của Trần Hưng Đạo đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tiếng vang đến cả giặc phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương chứ không dám gọi tên.
Hơn bảy thế kỉ qua, tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo luôn tỏa sáng trong sử sách, luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ văn và nhiều loại hình nghệ thuật khác ở nước ta.
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử tốt nhất
Bài văn mẫu số 1
Trần Quốc Tuấn (1231? - 1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần. Ông là một vị anh hùng của dân tộc, có công lớn trong chiến thắng chống quân Nguyên - Mông.
Ông là con của An Sinh Vương. Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: “Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ. Cha của ông trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng, mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh cầm tay Quốc Tuấn dặn rằng:
- Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.
Ông ghi nhớ trong lòng, nhưng không cho điều đó là phải. Sau này, đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha dặn nói với gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu. Họ đã can ngăn ông:
- Làm kế ấy tuy được phú qu một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương chẳng phải đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu.
Trần Quốc Tuấn nghe vậy, lấy làm cảm phục lắm, liền khen ngợi hai người. Trong hai năm, 1285 và năm 1287, quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Sau này khi mất, nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.
Qua sự này, có thể thấy được tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi của Trần Quốc Tuấn, ông là người thận trọng và quyết đoán và cũng chân thành.
Có thể khẳng định, Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc. Cuộc đời của ông đã có những đóng góp to lớn cho nhân dân, đất nước.
Bài văn mẫu số 2
Tôi là nhạc sĩ Văn Cao - người đã sáng tác ra bài hát “Tiến quân ca”. Bài hát này được ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt. Còn với tôi, bài hát đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của cuộc đời, đánh dấu sự kiện tôi tìm ra lí tưởng sống.
Tôi đã từng mất đi những khát vọng và ước mơ của tuổi trẻ. Cuộc sống chỉ chìm trong chán nản và tuyệt vọng. Giữa lúc tôi muốn từ bỏ tất cả, sự xuất hiện của anh Ph. D. - một người bạn rất thân thiết đã khiến cuộc đời của tôi thay đổi.
Qua lời giới thiệu của anh Ph.D. tôi đã gặp được Vũ Quý - một người anh đã theo dõi con đường hoạt động nghệ thuật của tôi từ lâu. Tôi đã có một buổi trò chuyện với anh. Và sau đó, tôi tìm ra được một con đường mới cho mình, đi theo cách mạng.
Lúc đó, khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát để khích lệ tinh thần cho quân đội cách mạng. Nghĩ lại, tôi đã từng sáng tác rất nhiều bài hát về tinh thần yêu nước như: Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng… nhưng lại chưa từng viết về cách mạng. Nhưng với lòng nhiệt huyết của mình, tôi đã viết nên những ca từ của bài “Tiến quân ca”.
Anh Ph.D. là người đã chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tác bài hát, anh Vũ Quý là người đầu tiên được biết đến bài hát và Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc. Họ đã tỏ ra vô cùng xúc động.
Lúc đó, tôi cũng không ngờ rằng, chỉ sau một thời gian rất ngắn, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được hàng nghìn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước quảng trường Nhà hát Lớn. Cảm xúc của tôi khi đó thật khó diễn tả. Bài Tiến quân ca nổ ra như một trái bom. Trong một lúc, những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ công chức dự mít tinh. Khi ấy, tôi đứng lẫn vào trong đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe thấy giọng hát quen thuộc của anh bạn tôi - Ph. D. qua loa phóng thanh. Lần thứ hai là ngày 19 tháng 8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát tiến quân ca.
Và bài hát “Tiến quân ca” đã ra đời như thế, trong thời đại lịch sử đất nước được đánh dấu bởi “một buổi bình minh mới” của dân tộc. Điều đó khiến tôi không khỏi tự hào khi nhớ về.
Bài văn mẫu số 3
Một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với dân tộc Việt Nam là Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với sự kiện này, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đã chính thức giành thắng lợi.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
Từ đó, chúng ta mới thấy được ý nghĩa của chiến dịch này. Trước hết, chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Ba đợt tiến công diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3), chúng ta tiêu diệt được hai cứ điểm quan trọng là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4), ta đã kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại sống của ta. Còn quân địch rơi vào thể bị động mất tinh thần cao độ. Đợt 3 (từ 1 đến 7 tháng 5), quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch toàn thắng.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã chấm dứt chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam. Từ đó, thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, chiến thắng này cũng cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.
Có thể khẳng định rằng, Điện Biên Phủ là một trong những chiến dịch vô cùng quan trọng, góp phần đánh bại kẻ thù xâm lược - thực dân Pháp.
Bài văn mẫu số 4
Tiến quân ca - bài hát được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam. Và tôi chính là nhạc sĩ Văn Cao - người đã sáng tác bài hát này.
Bài hát được ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, có ý nghĩa trong đại với đất nước. Còn với riêng tôi, nó là một đứa con tinh thần, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi.
Trước đó, tôi đã mất đi những khát vọng và ước mơ của tuổi trẻ. Hằng ngày, cuộc sống chỉ lặp lại trong vòng luẩn quẩn, chán chường. Giữa lúc tôi muốn từ bỏ tất cả, anh Ph. D. - một người bạn rất thân thiết đã xuất hiện khiến cuộc đời tôi thay đổi.
Qua anh Ph.D. tôi đã gặp được Vũ Quý. Anh đã theo dõi con đường hoạt động nghệ thuật của tôi từ lâu. Sau cuộc nói chuyện với anh, tôi đã tìm ra con đường mà bản thân có thể theo đuổi - con đường cách mạng.
Thời điểm đó, khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát để khích lệ tinh thần cho quân đội cách mạng. Tôi có rất nhiều bài hát viết về lòng yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng… Nhưng chưa có một bài nào viết về cách mạng. Vì lẽ đó, tôi đã sáng tác ra Tiến quân ca.
Anh Ph.D. là người đã chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tác bài hát, anh Vũ Quý là người đầu tiên được biết đến bài hát và Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc. Tất cả đều chung một cảm xúc, tự hào và xúc động khi lắng nghe ca khúc này.
Điều khiến tôi không ngờ tới là chỉ sau một thời gian rất ngắn ra đời, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được hàng nghìn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước quảng trường Nhà hát Lớn. Bài hát thật sự đã gây ra một hiệu ứng lớn. Trong một lúc, những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ công chức dự mít tinh. Khi ấy, tôi đứng lẫn vào trong đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe thấy giọng hát quen thuộc của anh bạn tôi - Ph. D. qua loa phóng thanh. Vào ngày 19 tháng 8, ngày cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội, tôi đã được nghe hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát Tiến quân ca.
Ca khúc Tiến quân ca đã ra đời như thế, trong thời đại lịch sử đất nước được đánh dấu bởi “một buổi bình minh mới” của dân tộc. Là tác giả của bài hát, tôi không khỏi sung sướng và tự hào.
Bài văn mẫu số 5
Quốc ca Việt Nam - một bài hát từ lâu đã trở thành một phần linh thiêng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Bài hát đã được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt.
Theo lời kể của nhạc sĩ Văn Cao, khi còn trẻ, ông là một thanh niên khá nổi. Bạn bè thường khen ngợi ông là tài hoa, am hiểu cả thơ ca và hội họa. Nhưng ít ai biết răng, ông cũng đã có một khoảng thời gian khá dài chìm trong tuyệt vọng, không tìm thấy lẽ sống cho cuộc đời mình. Cho đến khi đã gặp được anh Ph.D. Qua anh Ph.D, ông lại được anh Vũ Quý. Sau khi trò chuyện với Vũ Quý ông như được giác ngộ, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Không còn sa vào những buồn chán, thất vọng, ông khao khát được tham gia cách mạng, mong muốn vào chiến khu cùng những người anh em đứng lên cầm súng giết quân thù. Nhưng nhiệm vụ ông nhận được là sáng tác nghệ thuật.
Lúc mới bắt đầu sáng tác “Tiến quân ca”, nhạc sĩ Văn Cao chưa một lần cầm súng cũng chưa từng được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài. Ông chưa từng biết chiến khu, chỉ biết đến những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Ông chưa gặp các chiến sĩ trong khóa quân chính đầu tiên để biết họ hát như thế nào. Nhưng bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, trên căn gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, ông đã hoàn thành bài hát “Tiến quân ca” trước sự chứng kiến của Ph.D - người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca,anh Vũ Quý - người đầu tiên biết đến bài hát và ông Nguyễn Đình Thi - người xướng âm ca khúc đã rất xúc động.
Bài hát ra đời và nhận được sự ủng hộ của mọi người. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, bài hát lần đầu tiên được công bố rộng rãi trong một cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Trước Quảng trường Nhà hát lớn, hàng ngàn người cất cao tiếng hát, hòa vang đầy khí thế hào hùng. Những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát đến tay mọi người trong hàng ngũ các công chức tham dự buổi mít tinh. Lần thứ hai Tiến quân ca được xuất hiện là trong một cuộc mít tinh diễn ra vào ngày 19 tháng 8. Hôm đó, hàng ngàn người cùng những em thiếu nhi cất cao lời ca, tiếng hát; thét lên tiếng căm hờn bè vào mặt lũ đế quốc tàn bạo với niềm tự hào về chiến thắng của cách mạng.
Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam đã ra đời như vậy, trong thời đại lịch sử đánh dấu buổi bình minh mới của đất nước. Tác phẩm mang một giá trị lịch sử to lớn đối với dân tộc Việt Nam.
Bài văn mẫu số 6
Có một câu nói mà con người của muôn thời đại đều cần phải khắc ghi, đó là nếu đánh mất và bỏ mặc quá khứ, bạn không bao giờ có hiện tại và tương lai. Hay một cách ngắn gọn, nó đằm mình trong câu tục ngữ truyền thống bao đời của dân tộc ta "Uống nước nhớ nguồn”. Chính vì thế, hàng năm, vẫn có những lễ hội truyền thống để nhắc nhở con cháu đời đời về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông, lễ hội đền hùng chính là mang ý nghĩa thiêng liêng ấy.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc. Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng - những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi.
Lễ hội đền Hùng là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc. Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta.
Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.
Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.
Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng, cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Bài văn mẫu số 7
Tháng tư vừa rồi, trường em có tổ chức một buổi tham quan nằm trong chuỗi hoạt động ngoại khóa của trường. Điểm đến lần này là Đền Hùng tại Việt Trì-Phú Thọ. Đây là nơi thờ phụng các đời Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Nơi đây gắn với Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Đây là một dịp để thế hệ con cháu đến viếng đền, tưởng nhớ đến những người đã có công dựng nước.
Em đã được nghe nhiều câu chuyện về các Vua Hùng qua các sự tích nổi tiếng như Sự tích bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh… và thấy được sự uy nghiêm và trí tuệ của các vị vua. Điều đó khiến tôi càng mong đợi chuyến đi này hơn.
Dưới chân núi là khung cảnh uy nghiêm, hùng vĩ của núi Nghĩa Lĩnh với rừng cây và sương mù bao phủ. Nơi thờ các vị vua được đặt trên núi với ba đền chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Đền Trung là nơi các vị vua họp bàn chính sự. Đền Thượng là lăng thờ Hùng Vương thứ sáu. Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.
Trước khi đi tham quan các đền, chúng tôi được làm lễ dâng hương và nghe diễn thuyết về các vị Vua Hùng. Không khí trang nghiêm, hào hùng ấy khiến tôi không khỏi tự hào về lịch sử dân tộc mình. Họ đã dựng nước, giữ nước để đời sau con cháu được hưởng thụ nền độc lập, hòa bình ấy. Và nay chúng em đến đây để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng của mình đối họ, thể hiện đúng truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Họ đã gây dựng nền móng cho nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa hiện tại và chúng em đều biết ơn điều đấy.
Sau đó, chúng em được đi thăm các đền thờ vua trên núi. Cách trang trí, sắp xếp các di vật đều được bố trí một cách ngay ngắn, trang nghiêm. Em ấn tượng với tấm bia ở đền Hạ khắc dòng chữ của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước.” Nó như một lời hứa hẹn Bác thay thế hệ trẻ nói lên trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.
Đó thực sự là một chuyến đi đầy bổ ích và ý nghĩa. Mặc dù nó chỉ kéo dài trong một buổi sáng ngắn ngủi nhưng nó đã giúp em hiểu ra trách nhiệm của mình đối với đất nước. Phải biết kính trọng, biết ơn thế hệ đi trước đặc biệt là các vị Vua Hùng và phải ghi nhớ:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Bài văn mẫu số 8
Lý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay ở làng Đình Bảng vẫn còn có lăng và đền thờ các vua nhà Lý.
Tục truyền rằng Công uẩn không có cha; mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiên Sơn (làng Tiên Sơn, phủ Từ Sơn) , đêm về nằm mộng thấy “đi lại” với thần nhân, rồi có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi, đứa bé càng khôi ngô tuấn tú; gia đình đem cho nhà sư ở chùa cổ Pháp tên là Lý Khánh Văn làm con nuôi. Lý Công uẩn được học hành chữ Nho, kinh Phật và võ nghệ từ nhỏ, lớn lên dưới mái chùa, trở thành một tài trai văn võ siêu quần.
Ngoài 20 tuổi, Lý Công uẩn đã làm võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, từng lập công to trong trận Chi Lăng (981) đại phá quân Tống xâm lược, chém đầu tướng giặc Hầu Nhân Bảo. Về sau, ông giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, nắm trong tay toàn bộ binh quyền. Đức trọng tài cao, ông được quần thần và tướng sĩ rất kính phục. Năm 1005, Lê Đại Hành băng hà. Ngôi vua được truyền cho Lê Long Việt. Chỉ 3 ngày sau, Lê Long Đĩnh giết anh, giành lấy ngai vàng. Lê Long Đĩnh là một tên vua vô cùng bạo ngược khác nào Kiệt, Trụ ngày xưa. Hắn hoang dâm vô độ, nên mắc bệnh không ngồi được; đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Vua Ngọa Triều. Cuối năm 1009, Lê Ngọa Triều chết. Năm đó, Lý Công uẩn đã 35 tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê lắm rồi; quân thần và tầng lớp tăng lữ suy tôn ông lên ngôi báu, mở đầu triều đại nhà Lý (1010- 1225).
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vào đầu xuân 1010, tức là vua Lý Thái Tổ nhà Lý. Nhà vua trị vì được 19 năm, thọ 55 tuổi, băng hà năm 1028.
Bài văn mẫu số 9
Nhân dịp Tết năm Nhâm Dần, tôi đã có dịp ghé thăm Hội xuân Yên Tử ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) để dự lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an Xuân Yên Tử 2022. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mùa xuân lớn và kéo dài nhất cả nước. Lễ hội Xuân Yên Tử được diễn ra hằng năm, bắt đầu từ ngày mùng 10 Tết âm lịch kéo dài đến khoảng 3 tháng. Vào dịp này, hàng nghìn người dân ở khắp mọi nơi đến dâng hương, tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông và người dân tham gia lễ hành hương lên Yên Tử.
Tôi được biết, Yên Tử là do Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến tu hành và sáng tạo ra Thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc Việt. Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng.
Đến với buổi lễ dâng hương xuân Yên Tử lòng tôi có một cảm xúc bồi hồi khó tả. Nơi dâng hương bắt đầu từ vườn tháp Huệ Quang lên đến chùa Hoa Yên. Vườn tháp Huệ Quang với 64 gọn thóp và mộ với bề dày lịch sử. Sân tháp được bao quanh với những bức tường cao rộng. Vị trí trung tâm của tháp đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng chất liệu cẩm thạch, trong tư thế một nhà sư ngồi thiền định, mình khoác áo cà sa hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra mặt bệ tượng. Hình ảnh ấy vô cùng trang nghiêm mà cổ kính. Trong không khí trang nghiêm ấy, các vị sư thầy cùng rước lễ lên đến chùa Hoa Yên. Nơi có các nền kiến trúc mang một màu sắc rêu phong, cổ kính. Người dân bao quanh buổi lễ, các sư thầy và lãnh đạo tỉnh bắt đầu chủ trì buổi lễ.
Trong không khí trang nghiêm ấy, bài diễn văn cầu bình an được diễn ra. Mọi người ai nấy cũng cầm một nén hương để dâng lên Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Mong năm nay sẽ là một năm an khang, nhiều may mắn, quốc thái dân an.
Sau khi dâng hương xong, mọi người bắt đầu tản ra người đi đi ngắm cảnh xung quanh, người thì kéo nhau bắt đầu hành hương Yên Tử. Họ nô nức kéo nhau đi lên đỉnh chùa Đồng nơi có bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng Vĩ đại.
Quả thật, công lao của Trần Nhân Tông đến nay vẫn còn lưu giữ nghìn đời. Chính vì vậy, lễ hội Xuân Yên Tử cũng là một trong những lễ hội để tưởng nhớ công lao của ông. Lễ hội Xuân Yên Tử từ lâu đã trở thành một truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Ninh nói riêng và người dân cả nước nói chung. Lễ hội này luôn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.
Bài văn mẫu số 10
Có một câu nói mà con người của muôn thời đại đều cần phải khắc ghi, đó là nếu đánh mất và bỏ mặc quá khứ, bạn không bao giờ có hiện tại và tương lai. Hay một cách ngắn gọn, nó đằm mình trong câu tục ngữ truyền thống bao đời của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”. Chính vì thế, hàng năm, vẫn có những lễ hội truyền thống để nhắc nhở con cháu đời đời về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông, lễ hội đền hùng chính là mang ý nghĩa thiêng liêng ấy.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc. Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng – những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi.
Lễ hội đền Hùng là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc.Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta.
Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.
Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.
Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Xem thêm các bài văn mẫu hay, chi tiết khác:
TOP 30 Bài văn Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng (2024) SIÊU HAY
TOP 30 Bài văn Kể lại buổi lễ khai giảng đầu tiên của em (2024) SIÊU HAY