TOP 4 Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! (Lạc Thanh ) - Ngữ văn 6

Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! Ngữ văn 6 bộ kết nối tri thức đầy đủ, chi tiết, hay nhất nhằm giúp các học sinh nắm được ý chính của văn bản. Dưới đây là trọn bộ tài liệu gồm các đoạn văn tóm tắt nội dung chính tác phẩm Xem người ta kìa! lớp 6 mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa!

Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 1Soạn văn 6 trang 54 Kết nối tri thức - Tập 2

Xem người ta kìa là câu nói mà các mẹ thường mong ước, muốn con mình không thua kém ai cả. Thế nhưng sự khác nhau về ngoại hình, giọng nói, tính cách, thói quen, sở thích,… tạo nên sự hấp dẫn. Chính cái chỗ giống nhau nhất của mọi người là không ai giống ai. Sự độc đáo của cá nhân mang đến sự phong phú cho tập thể. Chúng ta càn biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.

Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 2

                 Xem người ta kìa - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri  thức

Ngày bé, khi mẹ của nhân vật tôi luôn muốn muốn tôi làm sao để không thua kém ai, mẹ luôn nói “Xem người ta kìa!” khiến tôi không thoải mái chút nào. Sau này lớn lên, tôi hiểu rằng lời trách cứ của mẹ là có lí vì mẹ yêu thương và luôn muốn tôi trở nên giỏi giang, hoàn hảo. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta nên biết giữ lại cái riêng, tôn trọng sự khác biệt và hãy khác, hãy hay theo cách của mình. 

Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 3

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc. Bài văn Xem người ta kìa! bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan. 

Con nhà người ta

Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 4

Nhân vật tôi luôn thấy khó chịu mỗi lần bị mẹ so sánh với người khác bằng những câu như: “ Xem người ta kìa!”, “Có ai như thế không?”… Sau này khi mẹ đã khuất nhân vật tôi hiểu rằng những lần nói như vậy là mong mình bằng chị, bằng em, không làm xấu mặt gia đình đó là điều người mẹ nào cũng mong muốn. Mà trong thực tế cũng có rất nhiều tấm gương vượt lên chính mình nhờ noi gương những người xuất chúng. Nhưng nhân vật tôi thì luôn nghĩ rằng thế giới này muôn hình muôn vẻ ai cũng cần hòa nhập nhưng sự hòa nhập cũng cần có lối riêng. Mỗi người cần phải được tôn trọng sự khác biệt có như vậy tập thể mới trở nên phong phú, đa dạng nhiều màu sắc. Và những người lớn nên thay đổi những câu kiểu “Xem người ta kìa” thành “Người ta đã khác, đã hay như thế sao mình lại không khác không hay theo cách của riêng mình”

Tác giả - Tác phẩm Xem người ta kìa!

Tác giả

- Tác giả: Lạc Thanh 

Tác phẩm

1. Thể loại: Văn bản nghị luận

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Trích từ Tạp chí sông Lam, số 8/2020.

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 

4. Tóm tắt: 

Nhân vật tôi luôn thấy khó chịu mỗi lần bị mẹ so sánh với người khác bằng những câu như: “ Xem người ta kìa!”, “Có ai như thế không?”… Sau này khi mẹ đã khuất nhân vật tôi hiểu rằng những lần nói như vậy là mong mình bằng chị, bằng em, không làm xấu mặt gia đình đó là điều người mẹ nào cũng mong muốn. Mà trong thực tế cũng có rất nhiều tấm gương vượt lên chính mình nhờ noi gương những người xuất chúng. Nhưng nhân vật tôi thì luôn nghĩ rằng thế giới này muôn hình muôn vẻ ai cũng cần hòa nhập nhưng sự hòa nhập cũng cần có lối riêng. Mỗi người cần phải được tôn trọng sự khác biệt có như vậy tập thể mới trở nên phong phú, đa dạng nhiều màu sắc. Và những người lớn nên thay đổi những câu kiểu “Xem người ta kìa” thành “Người ta đã khác, đã hay như thế sao mình lại không khác không hay theo cách của riêng mình”

 Tác giả - tác phẩm: Xem người ta kìa! - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6

5. Bố cục: 

Gồm 3 phần: 

- Phần 1 (Từ đầu đến ...không ước mong điều đó?): Giới thiệu vấn đề

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...gạt bỏ cái riêng của từng người): Chứng minh ai cũng có đặc điểm riêng

- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định lại vấn đề

6. Giá trị nội dung: 

Xem người ta kìa! bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan.

7. Giá trị nghệ thuật: 

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!