Hướng dẫn làm bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc)
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Tham khảo 1 số chủ đề:
+ Người lính
+ Tình yêu đất nước
+ Sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương
+ Lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng, về những đổi thay của cuộc sống hôm nay…
- Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ, đoạn phim ngắn,... để minh hoạ cho bài nói.
- Lập đề cương cho bài nói.
b. Tập luyện
- Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét.
2. Trình bày bài nói
Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:
- Trình bày đầy đủ, mạch lạc những nội dung đã chuẩn bị.
- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ,...
- Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói, sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung nói; thể hiện sự tương tác tích cực với người nghe.
- Trình bày bài nói trong thời gian quy định.
3. Sau khi nói
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe |
Người nói |
Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như: + Bài nói đã thể hiện rõ suy nghĩ của người nói về vấn đề đời sống chưa? + Nội dung bài nói có thuyết phục không + Người nói đã sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,...) phù hợp với nội dung trình bày chưa? + Hiệu quả của các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ,...) trong khi trình bày thế nào? |
Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị: + Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng. + Giải thích những chỗ người nghe còn thắc mắc + Bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng. |
Dàn ý Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc) tham khảo
a. Tình yêu đất nước
– Khái quát về tình yêu đất nước (Tình yêu quê hương đất nước là gì? Có những tác phẩm nào viết về tình yêu quê hương đất nước ấn tượng với em?).
– Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước:
+ Trong chiến tranh (liên hệ tới hình ảnh người lính, tình yêu đất nước cao đẹp của họ, sự hi sinh vì tổ quốc…).
+ Trong thời bình (Những cống hiến cho đất nước, cùng xây dựng phát triển đất nước, đoàn kết chống dịch bệnh…).
– Suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc thể hiện giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
b. Sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình và tình yêu quê hương
– Khẳng định: Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, là bến đỗ bình yên cho mỗi con người.
– Nêu những biểu hiện:
+ Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta, ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ, khôn lớn, trưởng thành.
+ Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta nơi ấy có người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỉ niệm ngày ấu thơ cùng bạn bè, có những ngày cắp sách đến trường…
+ Gia đình và quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội yêu thương.
– Suy nghĩ của em về tình yêu gia đình và quê hương đất nước, bài học rút ra cho bản thân.
c. Lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội, cho đất nước một cách thầm lặng
– Những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội, cho đất nước một cách thầm lặng, họ là ai (các chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi, các y bác sĩ, nhà giáo, những người công nhân, bảo vệ…).
– Nêu những việc làm cụ thể của họ, những cống hiến một cách thầm lặng cho xã hội, cho đất nước. Chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với họ ra sao? (nêu cụ thể những việc làm mà chúng ta, em đã thể hiện lòng biết ơn ấy).
– Suy nghĩ của em về những người anh hùng trong thời bình ấy, rút ra bài học về trách nhiệm của giới trẻ trong việc thể hiện lòng biết ơn, bài học về những hi sinh dành cho đất nước, xã hội.
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc - Gặp lá cơm nếp
Bài văn mẫu số 1
Sau khi đọc hai tác phẩm “ Gặp lá cơm nếp” và “ Đồng dao mùa xuân” đã gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về tình yêu người lính, tình yêu gia đình hòa quyện với tình yêu lớn đó là tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ hiện nay.
Trước hết, hình ảnh người lính trong “ Đồng dao mùa xuân” và “ Gặp lá cơm nếp” người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Thứ hai, tình yêu gia đình được thể hiện qua hai tác phẩm đó là tình cảm thiêng liêng, là cơ sở hình thành cho tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu gia đình cùng tình yêu quê hương hòa trộn lại với nhau, tuy hai mà một. Bởi mẹ chính là quê hương của người lính, nơi có mẹ chính là nhà. Và đất nước cũng là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng người lính và mẹ, cùng bao người đồng đội yêu dấu. Tất cả dung hòa với nhau, trở thành hai nửa trái tim máu thịt. Con người ấy vừa là con của mẹ, vừa là một người lính. Chính chúng tạo nên sức mạnh cho họ vững tay súng trên vai.
Qua hình ảnh người lính cùng với tình yêu gia đình song hành với tình yêu quê hương đất nước khiến chúng ta phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Đồng thời phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước.
Ngày nay yêu quê hương không phải cứ phải cầm súng đánh giặc nữa, mà yêu quê hương chính là góp phần dựng xây quê hương phát triển ngày càng giàu mạnh hơn. Chúng ta là những thế hệ trẻ hãy góp phần công sức của mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn nữa.
Bài văn mẫu số 2
Tình cảm giữa con người với con người, con người với sự vật, con người với quốc gia luôn là những tình cảm thiêng liêng, đáng quý. Nhà thơ Thanh Thảo cũng đã lấy cảm hứng từ tình cảm đó mà viết nên bài thơ “Gặp lá cơm nếp” gợi lên trong em rất nhiều suy nghĩ về tình cảm con người.
Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” nói về dòng cảm xúc của nhân vật người con dành cho người mẹ già và đất nước. Thanh Thảo đã gửi gắm nhiều tâm tư, nỗi nhớ và tình cảm của mình thông qua nhân vật người con. Trên đường hành quân tại chiến trường Trường Sơn khốc liệt, người con vô tình ngửi thấy hương vị của lá xôi nếp lạ lùng nhưng lại rất thân quen. Mùi hương ấy dẫn anh nhớ về hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu khó đang đứng trong bếp nấu cơm cho anh khiến anh xúc động nghẹn ngào. Mùi hướng ấy còn đưa anh nhớ đến hương vị thân thuộc của quê hương đất nước, để rồi nỗi nhớ ấy được chia đôi cho mẹ già và đất nước. Tình cảm thương nhớ, thủy chung ấy đã bừng lên ngọn lửa hồng thắp sáng tâm hồn nhạy cảm và bùng lên ý chỉ quyết tâm hoàn thành trách nghiệm bảo vệ Tổ quốc của mình.
Thông qua tình cảm gắn bó thiêng liêng ấy của người con với người mẹ, đất nước chúng ta cũng có thể soi xét vào bản thân mình. Trong cuộc sống, chúng ta bị quy định bởi rất nhiều mối quan hệ. Từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn bó với cha mẹ, anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó chắc chắn luôn là thiêng liêng, quan trọng nhất với cuộc đời mỗi người. Cho dù mai này có trưởng thành và đi thật xa, nhưng khi cuộc sống có quá nhiều áp lực, khó khăn, thì gia đình là nơi bình yên và hạnh phúc nhất để quay trở về. Người ta nói, giữa cha mẹ và con cái luôn có một sợi dây liên kết vô hình. Điều này quả thật rất đúng đắn. Hình ảnh cha mẹ luôn gắn liến với công lao sinh thành, dưỡng dục lớn lao, nên bổn phận làm con, chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng và báo hiếu với cha mẹ khi còn có thể. Bởi lẽ tình cảm gắn kết ấy là duy nhất, không có gì có thể thay thế được bằng tình yêu bao la của cha mẹ dành cho con cái và sự biết ơn, dựa dẫm vào cha mẹ của người con.
Đi ra xa hơn là tình cảm của con người dành cho quê hương, đất nước. Sinh ra trong một cộng đồng nhỏ là gia đình, đến khi trưởng thành và lớn lên, con người phải chung sống, đóng góp sức mình vào cộng đồng lớn hơn. Đó chính là xã hội, quê hương và đất nước. Trong xã hội hòa bình bây giờ, chúng ta không cần phải hi sinh bản thân mình vào công cuộc kháng chiến cách mạng như thời xưa. Nhưng khi Tổ quốc cần đến mình, là một người trẻ tuổi, chúng ta phải sẵn sàng và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ cho đất nước. Không được thờ ơ, trốn tránh mà phải dũng cảm, tự tin làm chủ non sông, đất nước, đưa quê hương mình ngày một phát triển và sánh ngang với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn.
Tóm lại, tình cảm của con người trong cuộc sống là rất da dạng, bởi con người là một cá thể nhỏ bé trong một cộng đồng rộng lớn. Chúng ta hãy luôn dành những tình cảm yêu thương, gắn bó với những điều giản dị nhất quanh ta.
Bài văn mẫu số 3
Bài thơ Gặp lá cơm nếp là một tác phẩm thơ đã hòa quyện được giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương. Nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện tinh thần ấy một cách tinh tế và hài hòa đến bất ngờ.
Hai tình cảm ấy cùng tồn tại và thúc đẩy lẫn nhau trong hình ảnh người lính trong bài thơ. Chàng lính ấy rời xa quê hương của mình để đến rừng Trường Sơn tham gia chiến đấu. Trên đường đi, anh bắt gặp một chiếc lá cơm nếp quen thuộc. Chiếc lá ấy hóa thành chìa khóa mở cánh cửa kí ức tuyệt vời ở quê nhà. Đó là những kỉ niệm khi anh còn ở nhà với mẹ. Mẹ anh hiện lên với dáng vẻ tảo tần, chịu khó vì con cái. Anh nhớ lắm mùi hương của nắm cơm nếp do mẹ chuẩn bị. Nắm cơm ấy cùng anh đi qua bao tháng ngày tuổi thơ gian khó. Anh yêu mẹ, yêu nắm cơm nếp ấy, yêu quê hương, yêu đất nước. Chính vì vậy, anh cầm súng rời xa mẹ để tiến ra chiến trường. Chính mẹ là hậu phương vững chắc, tiếp cho anh sức mạnh để có thể chiến đấu đến cùng.
Tình yêu gia đình cùng tình yêu quê hương hòa trộn lại với nhau, tuy hai mà một. Bởi mẹ chính là quê hương của anh, nơi có mẹ chính là nhà. Và đất nước cũng là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng anh và mẹ, cùng bao người đồng đội yêu dấu. Tất cả dung hòa với nhau, trở thành hai nửa trái tim máu thịt. Anh vừa là con của mẹ, vừa là một người lính. Chính chúng tạo nên sức mạnh cho anh vững tay súng trên vai.
Bài văn mẫu số 4
Xin chào cô và các bạn. Em là Diễm My. Trong tiết Nói và nghe hôm nay, em xin trình bày suy nghĩ của bản thân về hình ảnh người lính.
Sau khi học xong tác phẩm “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo, em cảm thấy vô cùng biết ơn công lao to lớn của những người lính bộ đội cụ Hồ - thế hệ làm nên Việt Nam anh hùng, kiên trung và bất khuất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hơn một lần khẳng định: “Bộ đội ta là bộ đội nhân dân, bộ đội cách mạng, có truyền thống anh dũng, khắc khổ, kiên nhẫn, cần kiệm, chất phác, việc khó khăn nguy hiểm mấy cũng không sợ, nhất định làm cho kỳ được”. Tiếp thu lời dạy quý giá của Người, dù ở giai đoạn nào, người lính đã và đang thực hiện tốt các công việc và nhiệm vụ được giao.
Trong thời chiến, những người lính tuổi còn đôi mươi, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc mà hăng hái lên đường đi vào tiền tuyến. Đứng trong hàng ngũ, họ hăng say học tập và rèn luyện, mong muốn được cống hiến hết sức mình. Ta không thể nào quên hình ảnh người anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Hay còn là mười cô gái ngã ba Đồng Lộc và vô vàn người chiến sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Có thể nói, những người lính thế kỉ XX đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường, anh hùng vì độc lập dân tộc. Họ đã hy sinh xương máu, tuổi xuân của mình để làm nên mùa xuân tươi đẹp cho đất nước. Công lao to lớn ấy sẽ được nhân dân đời đời khắc ghi.
Trong thời bình, những người lính vẫn đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hòa bình đất nước. Nơi biển đảo xa xôi, các chiến sĩ hải quân vừa canh gác gìn giữ lãnh thổ trên biển, vừa giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân đánh cá xa bờ. Nơi biên giới hẻo lánh, rất nhiều chiến sĩ biên phòng đã và đang chiến đấu chống lại các tệ nạn: buôn lậu, buôn người, thuốc phiện, ma túy,…
Như vậy, hình ảnh người lính ở bất kì giai đoạn nào cũng được nhân dân yêu mến và ngưỡng mộ bởi những công lao, đóng góp của họ trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe.
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc - Đồng dao mùa xuân
Bài văn mẫu số 1
Sau khi đọc xong những dòng thơ đầy xúc động về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, em đã có rất nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước.
Bài thơ thể hiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng và biết ơn những người đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Đó chính là những người lính đã hi sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính bình dị, thân quen với trách nhiệm lớn lao mà các anh phải gánh vác trên vai gợi cho người đọc thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước. Cho dù những người lính ấy đã hi sinh nhưng anh linh của các anh vẫn còn sống mãi. Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính không bao giờ mất đi, mà sẽ từ núi xanh trở về và hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước.
Từ hình ảnh người lính trong bài thơ, người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều thanh niên còn ham chơi, không chịu khó học tập, rèn luyện bản thân. Họ lo sợ và cho rằng, tham gia học quân sự, rèn luyện tư tưởng Đảng, đi bộ đội là những việc làm không cần thiết, mất thời gian và lãng phí thanh xuân của họ. Nhưng họ đâu có biết rằng, để có được một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như này hôm nay, thế hệ trước bao gồm những người lính cách mạng đã phải chiến đấu, hi sinh cực khổ như thế nào. Họ cũng chỉ là những chàng thanh niên trẻ tuổi như chúng ta, nhưng họ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc mà hi sinh bản thân, tuổi xuân của mình cống hiến cho đất nước. Nếu không có họ thì sẽ không thể có chúng ta của ngày hôm nay.
Vì vậy, các bạn trẻ cần phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể mang nhiều ý nghĩa, sức ảnh hưởng lớn. Tự tin, dũng cảm chinh phục mọi khó khăn, dám đương đầu với thử thách và nguy hiểm. Khi Tổ quốc cần thì phải sẵn sàng tham gia, cống hiến sức trẻ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Bên cạnh đó, phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước.
Chúng ta của hôm nay được thừa hưởng những thành quả của sự chiến đấu, hi sinh anh dũng của thế hệ trước. Chính vì thế, là những thanh niên trẻ tuổi, hãy đóng góp sức mình để tiếp nối truyền thống yêu nước và làm nên đất nước muôn đời.
Bài văn mẫu số 2
Bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã giúp em cảm nhận được tình yêu đất nước, quê hương vô cùng to lớn và sâu sắc trong tâm khảm của những người lính, những người dân Việt Nam.
Trước khi trở thành một người lính, anh ấy cũng là một cậu trai trẻ bình thường với tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên. Anh ấy cũng chưa một lần yêu ai và luôn khát vọng được yêu. Anh ấy cũng chưa dám thử cà phê vì sợ vị đắng. Cũng còn ham chơi, mê tít trò thả diều. Tuy vậy, khi đất nước cất tiếng gọi, anh vẫn gác lại tất cả để ra chiến trường. Vẫn là anh đó, nhưng nay gan gạ hơn, mạnh mẽ hơn, can trường hơn. Điều gì khiến anh thay đổi như thế? Chính là tình yêu quê hương đất nước trong anh.
Như Bác Hồ đã từng nói “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Phải! Bất kì người dân Việt Nam nào cũng yêu nước. Chính vì thế, ai cũng có thể trở thành một người lính mạnh mẽ, can trường, không sợ súng đạn của kẻ thù. Các anh bộ đội cụ Hồ cũng vậu. Gác lại bút nghiên, đeo súng lên vai, các anh ra trận mạc. Có người trở về cầm tiếp bút mực, nhưng cũng có rất nhiều người phải vĩnh viễn nằm lại trên chiến trường khói lửa. Chàng trai trong bài thơ Đồng dao mùa xuân cũng vậy. Anh đã hi sinh bởi bom đạn của kẻ thù, bất ngờ và đau đớn. Nhưng sự ra đi của anh không phải là dấu chấm hết. Anh không hề biến mất, mà vẫn còn mãi đó. Hình dáng của anh lồng vào dáng vẻ của non sông đất nước. Anh hiện diện trong bóng lưng của những người lính áo xanh kia. Anh hóa thành ngọn lửa trên vai người đồng đội, thôi thúc họ càng thêm mạnh mẽ, ngoan cường.
Chính sự hi sinh của các anh đã tạo nên độc lập tự do của tổ quốc. Các anh hiến dâng tuổi xuân của mình, dựng nên mùa xuân của quê hương đất nước. Cho rừng cây được xanh tốt, cho trẻ em được đến trường, cho mẹ già được ngồi đan áo… Tất cả những niềm vui hân hoan ấy, là nhờ các anh. Thế nên nhân dân ta muôn đời luôn biết ơn và kính trọng các anh. Dù chiến tranh đã lùi về phía xa, chỉ còn hiện diện qua những câu chuyện kể, nhưng chưa một ngày một giờ nào người dân quên đi sự hi sinh to lớn của các anh cả. Những người lính bộ đội cụ Hồ ấy, sẽ sống mãi trong lòng người dân nước Việt.
Tinh thần yêu nước mạnh mẽ ấy, đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện ý nhị qua hình ảnh người lính trẻ. Từ đó, giúp người đọc thêm thấu hiểu về những con người vĩ đại ấy. Đồng thời lan tỏa tình yêu quê hương đất nước đến tất cả mọi người.
Bài văn mẫu số 3
Em chào cô và các bạn lớp 7D. Hôm nay, em xin trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu đất nước.
Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.”. Có thể nói, tình yêu nước luôn thường trực trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt, sau khi học xong tác phẩm “Đồng dao mùa xuân” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em cảm thấy câu nói của Người đúng hơn bao giờ hết.
Trước hết, các bạn hiểu như thế nào là tình yêu đất nước? Theo mình, tình yêu đất nước là tình cảm chân thành, thân thiết của mỗi người dân với nơi họ sinh ra, lớn lên. Tình yêu đất nước thường được thể hiện thông qua suy nghĩ, lời nói và hành động.
Trong thời chiến, tình yêu đất nước càng thêm sục sôi và nóng bỏng. Chúng ta không thể nào quên hình ảnh những người lính vững vàng tay súng, dũng cảm chiến đấu để mang đến mùa xuân độc lập cho Tổ quốc. Bên cạnh đó, nhân dân cả nước cũng hăng hái lao động, vừa xây dựng đất nước, vừa là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Tất cả những hành động trên là minh chứng rõ ràng nhất cho tấm lòng yêu nước thủy chung, son sắt.
Trong thời bình, tình yêu đất nước được thể hiện qua hành động dựng xây, phát triển quê hương, nước nhà. Nhiều cá nhân, tập thể đã và đang khởi nghiệp, tạo dựng công ty, thương hiệu Việt. Hay một số bạn trẻ thì ra sức khôi phục lại truyền thống văn hóa của cha ông: kiến trúc, phong tục tập quán, trang phục cổ,…
Như vậy, tình yêu nước xuất phát từ những hành động giản đơn và thiết thực. Do đó, chúng ta – những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học hành, bồi dưỡng đạo đức để đưa đất nước phát triển cùng năm châu bốn bể. Mỗi người nên tỉnh táo lên án, phê phán các hành vi, nhận thức lệch lạc về Tổ quốc. Thay vào đó, hãy cùng nhau đoàn kết, chung ta dựng xây Việt Nam tươi đẹp.
Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc - Bầy chim chia vôi
Bài văn mẫu số 1
Sau khi đọc xong tác phẩm “Bầy chim chia vôi” của Nguyễn Quang Thiều, qua tình yêu thương loài vật của hai nhân vật Mên và Mon, em đã suy nghĩ rất nhiều về tình yêu thương các loài vật hoang dã quý hiếm trong cuộc sống ngày nay.
Hai anh em Mên và Mon trong tác phẩm đều có tình yêu thương loài vật sâu sắc, nhất là sự quan tâm, lo lắng cho chú chim non chia vôi. Vào ngày mưa lớn, Mon lo cho những chú chim sẽ bị chết úng vì chúng không thể bay được vào bờ. Hai anh em đã rủ nhau đi giải cứu những chú chim đó. Chứng kiến cảnh một chú chim non cố gắng hết sức bay lên bầu trời thực hiện chuyến bay đầu tiên trong đời khiến cho hai anh em cảm động nghẹn ngào. Từ tình yêu thương loài chim của hai anh em trong tác phẩm đã gợi nên trong mỗi người đọc nhiều suy nghĩ về những loài vật hoang dã quý hiếm cũng cần chúng ta dành tình yêu thương.
Hiện nay trên thế giới còn tồn tại rất nhiều những loài động vật hoang dã, quý hiếm, nhưng sự sống của chúng đang bị đe dọa ở mức báo động và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Thật không khó để tìm thấy những thông tin về các vụ việc săn bắn, giết hại động vật hoang dã trên khắp cả nước. Tình trạng săn bắn và buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật đã đẩy nhiều loài vật dến bờ vực tuyệt chủng. Nhiều cánh đồng quê hiện nay, các đối tượng săn bắn đã rải hàng trăm con có giả làm bằng xốp để thu hút chim đến để bẫy. Đó quả là những hành vi đáng báo động, gây thiệt hại và dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng rất nghiêm trọng.
Vậy nguyên nhân các loài vật quý hiếm đang dần bị tuyệt chủng xuất phát từ đâu? Trước hết là bắt đầu từ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, cùng với tốc độ đô thị hóa ở các quốc gia đã thu hẹp dần môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, nguyên nhân lớn hơn vẫn là do ý thức, lòng tham của con người. Do nhu cầu săn bắn, giết thịt hoặc nuôi nhốt các loài vật để làm thú cưng của họ. Những con vật càng quý hiếm thì người ta càng ra sức săn bắn và tận diệt. Ngoài ra còn do bị buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp vì nhiều mục đích khác nhau như là làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức… phục vụ cho con người.
Đứng trước mối nguy cơ đó, chúng ta cần phải đề ra biện pháp như thế nào? Đối với những hành vi săn bắn, giết án động vật quý hiếm trái phép thì cần phải lên án mạnh mẽ và đưa ra mức phạt và kỉ luật thật nặng. Tổ chức nhiều chương trình hợp tác quốc tế giữa các nước về chăm sóc, chữa trị, bảo vệ, cứu hộ động vật hoang dã hiệu quả. Tích cực tham gia công tác tình nguyện cứu hộ động vật, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã đến cộng đồng. Hệ thống pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cần phải vận hành có hiệu quả hơn. Có như vậy, chúng ta mới cứu sống được những giống loài động vật quý hiếm đó.
Mỗi loài động vật hay thực vật đều có giá trị riêng, giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Thiên nhiên đang kêu cứu, vì vậy, chúng ta cần chung tay, nỗ lực để cùng bảo tồn động vật hoang dã.
Bài văn mẫu số 2
Cuộc sống của chúng ta được tạo nên từ rất nhiều những điều vụn vặt, nhỏ bé. Bài học đó đã được tôi rút ra từ nhân vật hai bố con sau khi đọc xong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. Từ đó gợi ra cho tôi nhiều suy nghĩ về những điều nhỏ bé trong cuộc sống.
Trong văn bản, người bố đã giảng dạy cho người con biết ý nghĩa của những món quà thực sự. Đó không phải là những thứ đồ vật chất lớn lao, đắt tiền, sang trọng, mà đó chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó. Cho nên dù món quà có lớn hay nhỏ thì đều đẹp và đáng trân trọng. Cách chúng ta đón nhận mòn quà đó của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.
Thật vậy, chúng ta thường ước mơ những điều lớn lao và mong muốn làm những điều vĩ đại trong cuộc đời. Nhưng để đạt được những điều lớn lao đó thì đều xuất phát từ những điều bình dị trong cuộc sống. Cho dù nó có thể là thành công hay thất bại, vui sướng hay đau khổ, thì chúng đều là những mảnh ghép trong bức tranh xếp hình tạo nên những điều vĩ đại.
Cuộc sống của con người bao gồm nhiều mối quan hệ trong xã hội. Và nhân cách của mỗi chúng ta sẽ quyết định đến những giá trị đích thực trong cuộc sống. Để có được cuộc sống hạnh phúc thì chúng ta không thể bỏ qua sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau. Có được thành công trên đường đời không thể thiếu sự kiên trì, nỗ lực và những cố gắng nơi bản thân. Vì thế, hạnh phúc đơn giản lắm, chỉ cần góp nhặt những niềm vui nhỏ trong cuộc sống. Bình an, hạnh phúc đều ở xa côi, chúng luôn hiện ngay bên cạnh ta, từ những điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống thường ngày.
Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, khi con người cứ sống vội vã, chẳng mấy ai sống chậm lại để cảm nhân từng giây phút trôi qua là điều đáng trân quý. Con người đang mất dần cảm nhận từng phút trôi qua là quà tặng, mỗi niềm vui nhỏ góp nhặt trong đời là món quà của cuộc sống. Người ta cứ sống vội vã và bị cuốn theo những đam mê, mục đích riêng mình. Ví dụ như con người đang quên mất rằng một bữa cơm tốt chung với nhau là điều đáng quý hơn hết. Một gia đình yêu thương sẽ là nơi nghỉ ngơi lúc khó khăn trên đường đời, những người bạn thân là chỗ để tâm sự lúc buồn sâu, tạo nên những thành tựu đáng ghi nhận. Nhưng nếu vì nó mà bỏ quên gia đình, bạn bè thì thật không nên, nó có thể sẽ phá hỏng hết môi quan hệ.
Chúng ta nhiều khi lầm tưởng rằng giá trị cuộc sống tạo nên bởi những điều thật lớn lao, nhưng điều đó vô tình khiến ta quên đi những điều nhỏ nhặt đời thường. Khi hiểu được giá trị của những điều nhỏ nhặt làm nên việc lớn lao, ta sẽ thấy hạnh phúc không bao giờ ở xa ta, chỉ cần nâng niu, trân trọng những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và góp nhặt những niềm vui đơn sơ trong dòng đời
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc - Chiếc lá cuối cùng
Bài văn mẫu số 1
Chiếc lá cuối cùng thuộc phần cuối của tác phẩm cùng tên của nhà văn người Mĩ O Hen-ri. Truyện là bài ca, ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh tình người giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Đồng thời tác phẩm còn gửi gắm những thông điệp nghệ thuật ý nghĩa.
Trong tác phẩm gồm ba nhân vật chính: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men, các nhân vật này được chia làm hai tuyến chính: Giôn-xi sống trong tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá để chờ đến lúc mình lìa đời, cụ Bơ-men và Xiu ra sức chăm sóc và giúp đỡ Giôn-xi vượt qua căn bệnh hiểm nghèo. Giôn-xi là một cô họa sĩ nghèo sống trong một nhà trọ tồi tàn ở ngoại ô, cô sống trong cảnh nghèo khổ và bệnh tật (bệnh sưng phổi), đây không phải là căn bệnh khó chữa, nhưng cô đã mất hết niềm tin vào cuộc sống nên bệnh tình ngày càng xấu đi, cô không buồn uống thuốc, chán nản, chỉ đếm những chiếc lá trên cây thường xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa xa cuộc sống này. Qua một đêm mưa gió vùi dập, khi chiếc mành cửa được kéo lên, cô vẫn thấy một chiếc lá bám trên tường gạch. Đó quả là một điều khó tin vì đêm qua mưa gió, bão tuyết lớn, vậy mà chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám trên cành cây như vậy. Chính chiếc lá cuối cùng đã làm thay đổi suy nghĩ của Giôn-xi, giúp cô lấy lại được nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Bởi vậy, cô đã vượt qua bệnh tật, tiếp tục mang trong mình những ước mơ, hoài bão. Xiu là bạn cùng phòng với Giôn-xi, cũng là một họa sĩ nghèo, trong những ngày bạn ốm, Xiu đã hết lòng thương yêu, chăm sóc: nấu cháo, lời nói dịu dàng, cử chỉ ân cần dỗ dành Giôn-xi mong cho bạn lấy lại tinh thần, bệnh tật sớm qua khỏi. Trong những ngày Giôn-xi ốm, điều cô lo sợ nhất chính là mở tấm mành cửa lên và thấy chiếc là cuối cùng đã rụng xuống. Vào đêm mưa gió, Xiu không thể ngủ được, cô lo sợ chiếc lá ngoài kia đã bị mưa gió cuốn đi và người bạn Giôn-xi sẽ rời xa mình mãi mãi. Bởi vậy, sáng hôm đó, khi nhận lệnh của Giôn-xi cô chán nản, tuyệt vọng, đầy lo lắng kéo tấm mành lên. Và cô đã vui biết nhường nào khi chiếc lá vẫn còn đó, cô nấu cháo, gọi bác sĩ đến khám bệnh cho Giôn-xi. Chính tình yêu thương, sự quan tâm chân thành của Xiu đã phần nào tiếp thêm động lực sống cho Giôn-xi. Cụ Bơ-men chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, nhưng tấm lòng, sự hi sinh của cụ lại có ý nghĩa quan trọng nhất với Giôn-xi. Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, đã ngoài sáu mươi tuổi, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Hơn bốn mươi năm trong nghề cụ chỉ có một khao khát tột cùng đó là vẽ được một kiệt tác. Khi biết được tâm trạng chán chường, tuyệt vọng của Giôn-xi cụ hết sức lo lắng và tìm cách cứu sống Giôn-xi. Tình yêu thương của cụ dành cho Giôn-xi thật sâu sắc và cao thượng. Trong đêm tối mưa to gió lớn cụ đã không quản gió lạnh, không lo nghĩ cho sức khỏe, tính mạng mình mà thức suốt đêm bí mật vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để cứu sống Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã quên mình vì người khác – một sự hi sinh thầm lặng, cao cả mà lớn lao.
Chiếc lá cuối cùng của cụ xứng đáng là một kiệt tác không chỉ vì nó giống chiếc lá thật đến nỗi khiến cả Giôn-xi và Xiu không nhận ra, mà nó còn chứa đựng niềm hi vọng sống. Chiếc lá được vẽ bằng cả tài năng và tấm lòng, sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men. Đồng thời kiệt tác của cụ cũng chứa đựng thông điệp nghệ thuật giàu ý nghĩa: một tác phẩm nghệ thuật thực sự là tác phẩm được tạo ra để phục vụ con người. Tác phẩm được thuật lại bằng lối kể chuyện hấp dẫn, giàu kịch tính với những chi tiết được lựa chọn kĩ càng, đặc biệt là ở tình huống truyện đảo ngược hai lần. Giôn -xi từ chỗ tuyệt vọng, không còn niềm tin vào cuộc sống đến chỗ lấy lại niềm tin, khỏi bệnh và sống vui vẻ; cụ Bơ-men từ chỗ khỏe mạnh đến chỗ mất đi một cách đột ngột.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Ba nhân vật có cảnh ngộ gần gũi, nhưng mỗi người đều có tính cách riêng. Kết thúc bất ngờ, giàu ý nghĩa tạo dư âm sâu đậm trong lòng người đọc. Với kết cấu truyện đầy kịch tính, bất ngờ tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương cao cả có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc đời. Ngoài ra cũng thấy được giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính sinh ra là để phục vụ, vì cuộc sống con người.
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc hay nhất
Bài văn mẫu số 1
Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........
Đề tài người lính là đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến chống giặc cứu nước. Có người vẽ lên cuộc sống vất vả, sự hi sinh anh dũng nơi chiến trường của các chiến sĩ, có người vẽ lên vẻ đẹp oai hùng, uy nghi cùng với tinh thần lạc quan… Nhưng tất cả đều thể hiện tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Vậy hình ảnh người lính được thể hiện như thế nào trong thơ văn kháng chiến, xin mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe và trao đổi.
Hình ảnh người lính trước hết được thể hiện ở xuất thân và lí tưởng sống cao đẹp. Người lính cụ Hồ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, có thể là những người lao động nghèo khổ “Quê hương anh đất mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” (Đồng Chí – Chính Hữu), hoặc là những chàng thanh niên trẻ tuổi vô tư “chưa một lần yêu/ còn mê thả diều” (Đồng dao mùa xuân- Nguyễn Khoa Điềm)… Dù xuất thân ở hoàn cảnh nào thì ở họ đều có chung một lí tưởng cao đẹp sẵn sàng hy sinh tuổi xuân, dũng cảm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân mặc áo lính gan dạ dũng cảm “tỳ tay trên mũi súng” (Cá nước – Tố Hữu), các anh dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “trăm suối ngàn khe”, vượt suốt, trèo đèo trong cảnh “ngày nắng đốt” chói chang, những “đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng. Không một khó khăn, trở lực ngăn được bước tiến của anh:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới”.
Bên cạnh đó, hình ảnh người lính còn được thể hiện ở hoàn cảnh sống và chiến đấu thiếu thốn, khắc nghiệt. Người lính chiến đấu ở những nơi rừng núi âm u rậm rạp “đêm nay rừng hoan sương muối” (Chính Hữu), “bụi phun tóc trắng”, “mưa xối xả”… Cuộc chiến đấu diễn ra trong mọi hoàn cảnh: trong đêm đông lạnh buốt, hay nắng lửa mưa ngàn, nơi chiến trường ác liệt. Người lính phải gắng vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt mà cuộc sống chiến đấu ở chiến trường đầy gian khổ, thiếu thốn và cả sự khốc liệt của chiến tranh: những cơn sốt rét rừng hành hạ, ốm đau thiếu thuốc men, bom đạn rình rập đe doạ sự sống, cuộc chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy mà những người lính phải đối mặt “áo rách, quần có vài mảnh vá, chân không giày” (Phạm Tiến Duật). Bằng những hình ảnh chân thực, sống động, những nét vẽ không màu. Thơ ca đã gieo vào lòng người đọc những xúc động lắng sâu về hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, hy sinh, thử thách, của những người lính cách mạng- những anh bộ đội cụ Hồ. Đất nước gian lao, cuộc đời người lính cách mạng cũng đầy khó khăn thử thách. Người lính đã vượt lên, chiến thắng mọi hoàn cảnh để chiến thắng được kẻ thù .
Và cuối cùng, hình ảnh người lính hiện lên là những con người yêu nước với những phẩm chất tốt đẹp: giàu lòng yêu nước, kiên cường, lạc quan yêu đời. Những người lính ra đi từ mọi miền quê của đất nước, họ gác lại những tình cảm, ước mơ riêng, những khát khao tuổi trẻ băng qua bom đạn, vượt qua mọi khó khăn, để tiến về phía trước. Quyết tâm ra đi chiến đấu để bảo vệ độc lập cho quê hương cho Tổ quốc. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc và vô cùng vĩ đại của những người lính mang tên gọi vô cùng giản dị mà thân thương: Bộ đội cụ Hồ. Những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Mọi khó khăn gian khổ, bom đạn của kẻ thù lùi lại phía sau bởi ở họ có một lòng yêu nước sâu sắc, một lý tưởng cao đẹp “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần “Tất cả vì Tổ quốc thân yêu”. Trong gian nan thử thách, tình đồng đội càng toả sáng, trong chiến đấu gian khổ, đồng đội là nguồn động viên là cánh tay dìu đỡ, là người chia lửa khi giáp mặt quân thù “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đồng thời đó cũng là động lực giúp người lính vượt qua tất cả để hoàn thành lý tưởng cao cả của mình. Dù hoàn cảnh chiến đấu còn đầy những cam go, thử thách, vẻ đẹp phẩm chất cách mạng của người lính vẫn rạng ngời toả sáng. Họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng, bất tử với thời gian.
Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này tôi cũng mong muốn tôi và các bạn cũng nhau phát huy những nét đẹp của các anh lính bộ đội cụ Hồ thông qua các hành động cụ thể như: cố gắng học tập thật tốt, tham gia vào các công việc chung của nhà trường, giúp đỡ bố mẹ việc nhà….
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm.
Bài văn mẫu số 2
Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Học sinh là những cánh chim non, những chủ nhân tương lai của đất nước và trong tương lai sẽ đưa đất nước phát triển đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ việc học tập của học sinh đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa xác định đúng đắn được mục đích và động cơ học tập nên vẫn còn tình trạng học lệch diễn ra.
Học lệch là việc học không cân đối, không đều các môn, chú trọng môn này mà xao lãng môn khác, chỉ chú tâm đến môn mình sẽ thi đại học hay là đi theo sở thích cá nhân chứ không phải học để có kiến thức toàn diện.
Biểu hiện của việc học lệch rất rõ ràng nhận ra trong suốt quá trình học tập và qua những lần kiểm tra, thi cử. Có những bạn chỉ thích học các môn tự nhiên vì chúng không đòi hỏi phải học thuộc quá nhiều và cũng không cần ghi chép đến mức mỏi tay mà chỉ cần có một bộ não tư duy sắc bén. Hay có những bạn lại thích học các môn xã hội vì nó không khô khan như công thức toán lí hóa và chỉ cần chăm chỉ là có thể học tốt. Bên cạnh đó còn có xu hướng chuyên tâm học Ngoại ngữ mà quên đi các môn học còn lại. Vì sao vậy? Vì trong bối cảnh đất nước đang trên đà giao lưu, hội nhập có khả năng ngoại ngữ tốt là một hành trang vô cùng hữu ích cho những ai muốn nâng cao vị trí, tầm quan trọng của mình trong xã hội.
Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến “thiếu cân bằng” về tư duy.
Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.
Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tự nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán.
Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc học tập để có kết quả cao hơn.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm.
Bài văn mẫu số 3
Đề tài người lính là đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến chống giặc cứu nước. Có người vẽ lên cuộc sống vất vả, sự hi sinh anh dũng nơi chiến trường của các chiến sĩ, có người vẽ lên vẻ đẹp oai hùng, uy nghi cùng với tinh thần lạc quan… Nhưng tất cả đều thể hiện tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Vậy hình ảnh người lính được thể hiện như thế nào trong thơ văn kháng chiến, xin mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe và trao đổi.
Hình ảnh người lính trước hết được thể hiện ở xuất thân và lí tưởng sống cao đẹp. Người lính cụ Hồ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, có thể là những người lao động nghèo khổ “Quê hương anh đất mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” (Đồng Chí – Chính Hữu), hoặc là những chàng thanh niên trẻ tuổi vô tư “chưa một lần yêu/ còn mê thả diều” (Đồng dao mùa xuân- Nguyễn Khoa Điềm)… Dù xuất thân ở hoàn cảnh nào thì ở họ đều có chung một lí tưởng cao đẹp sẵn sàng hy sinh tuổi xuân, dũng cảm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân mặc áo lính gan dạ dũng cảm “tỳ tay trên mũi súng” (Cá nước – Tố Hữu), các anh dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “trăm suối ngàn khe”, vượt suốt, trèo đèo trong cảnh “ngày nắng đốt” chói chang, những “đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng. Không một khó khăn, trở lực ngăn được bước tiến của anh:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới”.
Bên cạnh đó, hình ảnh người lính còn được thể hiện ở hoàn cảnh sống và chiến đấu thiếu thốn, khắc nghiệt. Người lính chiến đấu ở những nơi rừng núi âm u rậm rạp “đêm nay rừng hoan sương muối” (Chính Hữu), “bụi phun tóc trắng”, “mưa xối xả”… Cuộc chiến đấu diễn ra trong mọi hoàn cảnh: trong đêm đông lạnh buốt, hay nắng lửa mưa ngàn, nơi chiến trường ác liệt. Người lính phải gắng vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt mà cuộc sống chiến đấu ở chiến trường đầy gian khổ, thiếu thốn và cả sự khốc liệt của chiến tranh: những cơn sốt rét rừng hành hạ, ốm đau thiếu thuốc men, bom đạn rình rập đe doạ sự sống, cuộc chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy mà những người lính phải đối mặt “áo rách, quần có vài mảnh vá, chân không giày” (Phạm Tiến Duật). Bằng những hình ảnh chân thực, sống động, những nét vẽ không màu. Thơ ca đã gieo vào lòng người đọc những xúc động lắng sâu về hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, hy sinh, thử thách, của những người lính cách mạng- những anh bộ đội cụ Hồ. Đất nước gian lao, cuộc đời người lính cách mạng cũng đầy khó khăn thử thách. Người lính đã vượt lên, chiến thắng mọi hoàn cảnh để chiến thắng được kẻ thù .
Và cuối cùng, hình ảnh người lính hiện lên là những con người yêu nước với những phẩm chất tốt đẹp: giàu lòng yêu nước, kiên cường, lạc quan yêu đời. Những người lính ra đi từ mọi miền quê của đất nước, họ gác lại những tình cảm, ước mơ riêng, những khát khao tuổi trẻ băng qua bom đạn, vượt qua mọi khó khăn, để tiến về phía trước. Quyết tâm ra đi chiến đấu để bảo vệ độc lập cho quê hương cho Tổ quốc. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc và vô cùng vĩ đại của những người lính mang tên gọi vô cùng giản dị mà thân thương: Bộ đội cụ Hồ. Những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Mọi khó khăn gian khổ, bom đạn của kẻ thù lùi lại phía sau bởi ở họ có một lòng yêu nước sâu sắc, một lý tưởng cao đẹp “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần “Tất cả vì Tổ quốc thân yêu”. Trong gian nan thử thách, tình đồng đội càng toả sáng, trong chiến đấu gian khổ, đồng đội là nguồn động viên là cánh tay dìu đỡ, là người chia lửa khi giáp mặt quân thù “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đồng thời đó cũng là động lực giúp người lính vượt qua tất cả để hoàn thành lý tưởng cao cả của mình. Dù hoàn cảnh chiến đấu còn đầy những cam go, thử thách, vẻ đẹp phẩm chất cách mạng của người lính vẫn rạng ngời toả sáng. Họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng, bất tử với thời gian.
Bài văn mẫu số 4
Xin chào cô và các bạn. Em tên là Mai Hương. Hôm nay, trong tiết Nói và nghe, em xin chia sẻ suy nghĩ của mình về lòng biết ơn đối với những người đang cống hiến thầm lặng cho xã hội.
Từ xa xưa, ông cha ta đã răn dạy “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Đây là những đạo lí tốt đẹp mà người xưa muốn gửi gắm về lòng biết ơn. Sau tiết học “Đồng dao mùa xuân”, em cũng như tất cả các bạn ngồi dưới đây đều thổn thức trong mình sự biết ơn, tri ân với các cá nhân đang ngày ngày cống hiến cho đất nước.
Trước hết, lòng biết ơn là khắc ghi công lao mà người khác mang đến cho mình. Lòng biết ơn còn là cầu nối gắn kết người với người thêm gần gũi, gắn bó. Có thể nói, lòng biết ơn giúp mỗi chúng ta trở nên hoàn thiện về nhân cách, tư tưởng sống. Từ đây, xã hội sẽ trở nên tươi đẹp, văn minh hơn.
Ngày nay, chúng ta vẫn luôn ghi nhớ công ơn của những người cống hiến thầm lặng cho đất nước. Hàng năm, các địa phương trên cả nước thường tổ chức tu bổ, dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ để bày tỏ tấm lòng biết ơn, tưởng nhớ tới người lính bộ đội cụ Hồ. Không chỉ vậy, hình ảnh những thầy cô giáo vượt khó, bám núi, bám trường, tìm mọi cách đưa trẻ em vùng cao đến lớp làm ta thêm kính phục và yêu mến. Hay chân dung các chiến sĩ hải quân, biên phòng, ngày ngày canh gác biên giới Tổ quốc sẽ luôn in sâu trong tâm trí mỗi con người Việt Nam.
Bên cạnh những người sống biết ơn thì còn đó một vài cá nhân sống lạnh lùng, vô cảm, chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Họ sẵn sàng phủi bỏ quan hệ, “đổi trắng thay đen”, coi việc người khác giúp đỡ mình là lẽ đương nhiên. Số khác thì ngoảnh mặt làm ngơ trước khó khăn, vất vả của những số phận bất hạnh. Như vậy, tất cả việc làm trên cần lên án và loại bỏ ngay từ bây giờ.
Để bồi dưỡng cho mình lòng biết ơn, mỗi người cần nhận thức đúng đắn “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”. Hãy học cách bao dung và chia sẻ với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, chúng ta nên yêu thương, vị tha nhiều hơn nữa.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe.
Xem thêm một số bài văn mẫu lớp 7 hay khác:
TOP 10 Bài văn chia sẻ cảm nhận về một tác phẩm văn học (2024) SIÊU HAY
TOP 10 Dàn ý của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật (2024) SIÊU HAY