TOP 15 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Dao động điều hoà

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm vật lí Bài 1: Dao động điều hoà sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm vật lí 11 Bài 1. Mời các bạn đón xem

Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc Nghiệm Vật Lí 11 Bài 1: Dao động điều hoà

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=5cos4πt+2π3cm. Tần số góc của dao động là:

A. 5 rad/s.

B. 4π rad/s.

C. 2π3rad/s.

D. 12πrad/s.

Phương trình dao động tổng quát: x=Acosωt+φcm

Phương trình dao động của vật: x=5cos4πt+2π3cm

=> Tần số góc của dao động: ω = 4π (rad/s)

Đáp án đúng là: B

Câu 2: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 4cm và chu kì 2s. Quãng đường vật đi được trong 4s là:

A. 32 cm.

B. 16 cm.

C. 8 cm.

D. 64 cm.

Ta có: T = 2 s => 4s = 2T

Quãng đường vật đi được trong 4s bằng 2T là S = 2.4A = 2.4.4 = 32 cm.

Đáp án đúng là: A

Câu 3: Một vật dao động điều hoà, trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì dao động của vật là

A. 2 s.                           

B. 0,5 s.                         

C. 1 s.                           

D. 30 s.

Chu kì dao động của vật T=Δtn=2s.

Đáp án đúng là: A

Câu 4: Một vật dao động điều hòa có phương trình x=2cos2πt7π6cm. Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là:

A. 1 cm.

B. 1,5 cm.

C. 0,5 cm.

D. −1 cm.

Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 s là: x=2cos2π.0,257π6=1cm

Đáp án đúng là: D

Câu 5. Đồ thị của dao động điều hòa là

A. một đường hình sin.

B. một đường thẳng.

C. một đường elip.

D. một đường parabol.

Đồ thị của dao động điều hòa là một đường hình sin.

Đáp án đúng là: A

Câu 6. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo có chiều dài 10 cm. Biên độ của dao động là

A. 10 cm.

B. 5 cm.

C. 2,5 cm.

D. 1,125 cm.

Biên độ của dao động là: A=L2=102=5(cm)

Đáp án đúng là: B

Câu 7: Vật có đồ thị li độ dao động như hình vẽ.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Dao động điều hoà

Biên độ và chu kì của vật là:

A. A = 2 cm, T = 0,8 s.

B. A = 4 cm, T = 0,4 s.

C. A = 2 cm, T = 0,4 s.

D. A = 4 cm, T = 0,8 s.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Dao động điều hoà

Từ đồ thị, ta có: A = 2 cm; T = 0,4s

Đáp án đúng là: C

Câu 8: Chọn phát biểu sai trong các phương án sau:

A. Dao động điều hòa thì tuần hoàn.

B. Dao động là chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.

C. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) của thời gian.

D. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định.

A, B, D – đúng

C – sai vì: Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.

Đáp án đúng là: C

Câu 9: Một vật dao động điều hòa với biên độ bằng 4 cm. Khi pha của dao động bằng π3 thì li độ của vật bằng:

A. 2 cm.     

B. 4 cm.                 

C. - 2 cm.             

D. - 4 cm.

Biên độ: A = 4 cm.

Pha dao động: ωt+φ=π3

Thay vào phương trình dao động: x=Acosωt+φ=4cosπ3=2cm.

Đáp án đúng là A.

Câu 10: Trong các phương trình sau phương trình nào không biểu thị cho dao động điều hòa?

A. x = 2sin(2πt + π/6) (cm).

B. x = 3tcos(100πt + π/6)  (cm).

C. x = - 3cos5πt  (cm).

D. x = 1 + 5cosπt  (cm).

B- không biểu thị cho dao động điều hòa vì biên độ dao động không phải là hàm của thời gian

Đáp án đúng là: B

Câu 11. Đồ thị của dao động điều hòa là

A. một đường hình sin.

B. một đường thẳng.

C. một đường elip.

D. một đường parabol.

Đồ thị của dao động điều hòa là một đường hình sin.

Đáp án đúng là: A

Câu 12. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo có chiều dài 10 cm. Biên độ của dao động là

A. 10 cm.

B. 5 cm.

C. 2,5 cm.

D. 1,125 cm.

Biên độ của dao động là: A=L2=102=5(cm)

Đáp án đúng là: B

Câu 13: Vật có đồ thị li độ dao động như hình vẽ.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Dao động điều hoà

Biên độ và chu kì của vật là:

A. A = 2 cm, T = 0,8 s.

B. A = 4 cm, T = 0,4 s.

C. A = 2 cm, T = 0,4 s.

D. A = 4 cm, T = 0,8 s.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Dao động điều hoà

Từ đồ thị, ta có: A = 2 cm; T = 0,4s

Đáp án đúng là: C

Câu 14: Chọn phát biểu sai trong các phương án sau:

A. Dao động điều hòa thì tuần hoàn.

B. Dao động là chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.

C. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) của thời gian.

D. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định.

A, B, D – đúng

C – sai vì: Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.

Đáp án đúng là: C

Câu 15: Một vật dao động điều hòa với biên độ bằng 4 cm. Khi pha của dao động bằng π3 thì li độ của vật bằng:

A. 2 cm.     

B. 4 cm.                 

C. - 2 cm.             

D. - 4 cm.

Biên độ: A = 4 cm.

Pha dao động: ωt+φ=π3

Thay vào phương trình dao động: x=Acosωt+φ=4cosπ3=2cm.

Đáp án đúng là A.

II. Tóm tắt lý thuyết:

1. Những đặc điểm của dao động cơ

- Dao động cơ là sự chuyển động của vật qua lại quanh vị trí cân bằng.

- Dao động cơ có thể là tuần hoàn hoặc không tuần hoàn.

- Dao động tuần hoàn là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ.

Ví dụ: dao động của con lắc đồng hồ là tuần hoàn, dao động của cành cây đu dưa khi gió thổi là không tuần hoàn.

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hoà

Dao động của đồng hồ quả lắc là dao động tuần hoàn

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hoà

Dao động của bông hoa là dao động không tuần hoàn

Dao động tuần hoà có thể có mức độ phức tạp khác nhau. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hoà.

2. Dao động điều hoà

a. Đồ thị của dao động điều hoà

Đồ thị của dao động điều hoà có dạng hình sin. Trên đồ thị cho biết vị trí của quả cầu trên trục x tại những thời điểm khác nhau

Ví dụ:

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hoà

Dao động của con lắc lò xo

b. Phương trình của dao động điều hoà

Phương trình dao động điều hoà có dạng: x=Acos(ωt+φ)

Trong đó: A, ω,φ là các hằng số

· x là li độ dao động

· A là biên độ dao động (A > 0)

· (ωt+φ) là pha của dao động ở thời điểm t (đơn vị rad)

· φ là pha ban đầu (đơn vị rad)

Mở rộng:

Mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hoà

Điểm M chuyển động tròn đều với tốc độ góc ω. Gọi Q là hình chiếu của M trên trục Ox. Điểm Q dao động điều hoà với phương trình x=Acos(ωt+φ).

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hoà

Xem thêm tóm tắt trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay khác:

rắc nghiệm Bài 2: Mô tả dao động điều hoà

Trắc nghiệm Bài 3: Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hoà

Trắc nghiệm Bài 4: Bài tập về dao động điều hoà

Trắc nghiệm Bài 5: Động năng. Thế năng. Sự chuyển hoá năng lượng trong dao động điều hoà

Trắc nghiệm Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

 

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!