Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trắc nghiệm tổng hợp Địa lí 10 Chương 5: Sinh quyển có đáp án
Câu 1. Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào sau đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?
A. Cày bừa.
B. Bón phân.
C. Gieo hạt.
D. Làm cỏ.
Đáp án đúng là: B
Công đoạn sản xuất làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất là bón phân. Bón phân hữu cơ và vô cơ (đạm, nitơ, phốt pho và kali) với liều lượng thích hợp sẽ làm tăng thành phần vô cơ và hữu cơ cho đất trồng -> Cải tạo độ phì, chất dinh dưỡng cho đất.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về tác động trực tiếp của khí hậu đến quá trình hình thành đất?
A. Phá huỷ đá gốc thành những sản phẩm phong hoá.
B. Hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
C. Hạn chế việc xói mòn, cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
D. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu cơ.
Đáp án đúng là: C
Nhiệt và ẩm làm phá huỷ đá gốc tạo ra các sản phẩm phong hoá và tiếp tục phong hoá thành đất; ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ẩm của đất, sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 3. Ở vùng núi cao, nguyên nhân chính làm cho quá trình hình thành đất yếu là do
A. lượng mùn ít.
B. áp suất thấp.
C. độ ẩm cao.
D. nhiệt độ thấp.
Đáp án đúng là: D
Ở vùng núi cao, nguyên nhân chính làm cho quá trình hình thành đất yếu là do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm làm quá trình hình thành đất diễn ra yếu.
Câu 4. Ở vùng địa hình dốc, đất thường không có đặc điểm nào sau đây?
A. Dễ bị bạc màu.
B. Tầng đất mỏng.
C. Giàu dinh Dương.
D. Dễ bị xói mòn.
Đáp án đúng là: C
Địa hình dốc có sự xâm thực và xói mòn diễn ra mạnh hơn, nhất là trong điều kiện mất lớp phủ thực vật nên đất thường mỏng và bị bạc màu. Địa hình bằng phẳng có quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Câu 5. Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm đến quá trình hình thành đất là
A. phong hoá đá để hình thành đất.
B. làm cho đất ẩm và tơi xốp hơn.
C. phá huỷ đá gốc về mặt vật lí và hoá học.
D. cung cấp nhiệt độ và độ ẩm cho đất.
Đáp án đúng là: C
Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm đến quá trình hình thành đất là phá huỷ đá gốc về mặt vật lí và hoá học.
Câu 6. Đất được hình thành từ đá badan thường có đặc điểm
A. giàu chất dinh dưỡng và ít chua.
B. giàu chất dinh dưỡng và chua.
C. nghèo chất dinh dưỡng và chua.
D. nghèo chất dinh dưỡng và ít chua.
Đáp án đúng là: A
Đất được hình thành từ đá badan thường có đặc điểm giàu chất dinh dưỡng và ít chua. Đất badan rất thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,…
Câu 7. Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về
A. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.
B. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
C. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.
D. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.
Đáp án đúng là: B
Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
Câu 8. Loại đất nào sau đây thích hợp để trồng cây lúa nước?
A. Đất feralit.
B. Đất phù sa.
C. Đất đỏ badan.
D. Đất đen, xám.
Đáp án đúng là: B
Đất phù sa có hàm lượng phù sa cao, được bồi đắp màu mỡ hàng năm. Đất Phù sa thuộc loại đất tốt cho canh tác, trồng cây bóng mát, cây bụi và thảm. Đất phù sa trồng rau màu và cây ăn trái rất tốt. Đặc biệt là loại đất này thường được sử dụng để trồng cây lúa.
Câu 9. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất?
A. Khí hậu.
B. Đá mẹ.
C. Sinh vật.
D. Địa hình.
Đáp án đúng là: D
Địa hình (đặc biệt là độ cao và độ dốc) ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất.
Câu 10. Địa hình có tác động chủ yếu tới sự
A. phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu.
B. phân bố lượng mưa, độ ẩm và tích tụ vật liệu.
C. phát triển của sinh vật, nhóm đất và ánh sáng.
D. phát triển của thực vật, đất và tích tụ vật liệu.
Đáp án đúng là: A
Địa hình có tác động chủ yếu tới sự phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu. Nước chảy theo độ dốc của địa hình làm xói mòn đất, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất. Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm, vỏ phong hoá mỏng, sự hình thành đất yếu. Ở những nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày.
Câu 11. Quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất là vai trò của nhân tố nào sau đây?
A. Đá mẹ.
B. Địa hình.
C. Khí hậu.
D. Sinh vật.
Đáp án đúng là: A
Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
Câu 12. Đất ở vùng đồng bằng có đặc điểm nào sau đây?
A. Tầng phong hóa dày nhưng khô, bị glây.
B. Tầng phong hóa mỏng nhưng nhiều mùn.
C. Tầng phong hóa mỏng, đất chặt và khô.
D. Tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng.
Đáp án đúng là: D
Đồng bằng là nơi chủ yếu diễn ra các quá trình bồi tụ vật liệu phù sa (được dòng chảy sông ngòi vận chuyển từ miền núi xuống) => Hình thành nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn với tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng.
Câu 13. Đất được hình thành do tác động tổng hợp của những nhân tố nào sau đây?
A. Thời gian, con người, thực vật, địa hình, khí hậu, đá mẹ.
B. Khí hậu, vi sinh vật, đá mẹ, địa hình, thời gian, con người.
C. Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người.
D. Đá mẹ, khí hậu, động vật, địa hình, thời gian, con người.
Đáp án đúng là: C
Đất được hình thành do tác động tổng hợp của những nhân tố như đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người.
Câu 14. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
B. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
C. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.
D. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
Đáp án đúng là: C
Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.
Câu 15. Lớp vỏ phong hóa không có tầng nào sau đây?
A. Tích tụ.
B. Vô cơ.
C. Đá mẹ.
D. Chứa mùn.
Đáp án đúng là: B
Vỏ phong hóa gồm các tầng sau: tầng chứa mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ và tầng đá gốc.