TOP 15 Câu trắc nghiệm Địa lý 10 (Kết nối tri thức) Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất sách Kết nối tri thức hay, có đáp án sẽ giúp học sinh dễ dàng ôn tập kiến thức Địa lí 10 Bài 4. Mời các bạn đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

A. Trắc nghiệm

Câu 1. Thành phần vật chất chủ yếu của lớp vỏ Trái Đất là

A. magiê và silic.

B. sắt và niken.

C. sắt và nhôm.

D. silic và nhôm.

Đáp án đúng là: D

Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất nhưng có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người. Thành phần vật chất của vỏ Trái Đất, ngoài ô-xy thì chủ yếu là si-lic và nhôm, vì thế vỏ Trái Đất còn được gọi là quyển sial.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?

A. Nhiệt độ rất cao.

B. Áp suất rất lớn.

C. Nhiều Ni, Fe.

D. Vật chất rắn.

Đáp án đúng là: D

Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 50000C), áp suất rất lớn (1,3 - 3,1 triệu atm), tồn tại ở thể lỏng và chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe.

Câu 3. Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là

A. badan, trầm tích, granit.

B. trầm tích, granit, badan.

C. trầm tích, badan, granit.

D. granit, badan, trầm tích.

Đáp án đúng là: B

Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là trầm tích, granit và lớp badan.

Câu 4. Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ

A. có một ít tầng trầm tích.

B. không có tầng đá trầm tích.

C. tầng granit rất mỏng.

D. không có tầng đá granit.

Đáp án đúng là: D

Lớp vỏ đại dương có 2 tầng (badan và trầm tích), lớp vỏ lục địa có 3 tầng (trầm tích, granit và badan) -> Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ không có tầng đá granit.

Câu 5. Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá

A. badan và granit.

B. badan và biến chất.

C. trầm tích và granit.

D. badan và trầm tích.

Đáp án đúng là: D

Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá badan và trầm tích, trong đó đá badan chiếm phần lớn.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?

A. Nhiều Ni, Fe.

B. Vật chất lỏng.

C. Áp suất rất lớn.

D. Nhiệt độ rất cao.

Đáp án đúng là: B

Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn và chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe.

Câu 7. Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là

A. mặt Mô-hô.

B. tầng đối lưu.

C. khí quyển.

D. tầng badan.

Đáp án đúng là: A

Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là mặt Mô-hô. Bề mặt Mô-tô được Mô-hô-rô-vich, nhà địa chất người Crôatia xác định lần đầu tiên năm 1909, khi ông nhận thấy sự gia tăng đột ngột của vận tốc lan truyền các sóng địa chấn tại mặt này.

Câu 8. Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là

A. 50km.

B. 5km.

C. 30km.

D. 15km.

Đáp án đúng là: B

Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Câu 9. Nhân Trái Đất còn có tên gọi khác là

A. Magiê.

B. Nife.

C. SiAl.

D. Sima.

Đáp án đúng là: B

- Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 50000C), áp suất rất lớn (1,3 - 3,1 triệu atm), tồn tại ở thể lỏng.

- Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn.

- Nhân Trái Đất chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe còn được gọi là Nife.

Câu 10. Đặc điểm của lớp Manti dưới là

A. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

B. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

C. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

D. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

Đáp án đúng là: D

Lớp Manti trên tồn tại ở trạng thái quánh dẻo, hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng và Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển. Độ dày của lớp Manti trên khoảng từ 15 - 700 km và Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km, tồn tại ở trạng thái rắn chắc.

Câu 11. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và

A. nhân trong của Trái Đất.

B. phần dưới của lớp Manti.

C. nhân ngoài của Trái Đất.

D. phần trên của lớp Manti.

Đáp án đúng là: D

Thạch quyển của Trái Đất bao gồm lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ trên cùng, tạo thành lớp ngoài cứng và cứng của Trái Đất. Các thạch quyển được chia thành các mảng kiến ​​tạo. Phần trên cùng của thạch quyển phản ứng hóa học với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển thông qua quá trình hình thành đất được gọi là tầng sinh quyển.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?

A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.

B. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.

C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

D. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

Đáp án đúng là: A

Lớp Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km, tồn tại ở trạng thái rắn chắc.

Câu 13. Vỏ Trái Đất ở lục địa có độ dày là

A. 90km.

B. 70km.

C. 30km.

D. 50km.

Đáp án đúng là: B

Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Câu 14. Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp

A. nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti.

B. nhân, lớpManti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa.

C. nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương.

D. nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương.

Đáp án đúng là: B

Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp: nhân, lớpManti, vỏ đại Dương và vỏ lục địa.

Câu 15. Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào

A. kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu.

B. những mũi khoan sâu trong lòng đất.

C. sự thay đổi của các sóng địa chấn.

D. nguồn gốc hình thành của Trái Đất.

Đáp án đúng là: C

Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào sự thay đổi của các sóng địa chấn.

B. Lý thuyết

- Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Trái Đất, liên quan chặt chẽ đến sự hình thành hệ mặt trời

- Dưới tác dụng của lực hấp dẫn trong vũ trụ, và trước hết là của mặt trời, khí và bụi chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo elip và dần hình thành các hành tinh (trong đó có Trái Đất)

- Cuối thời kì vật chất ngưng tụ, quá trình tăng nhiệt ở Trái Đất diễn ra, dẫn đến sự nóng chảy của các vật chất bên trong và sắp xếp thành các lớp.

2. Đặc điểm của vỏ Trái Đất

- Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp đồng tâm: Vỏ, lớp manti và nhân

- Vỏ Trái Đất có độ dày từ 5 (đại dương) -70 km (lục địa)

- Vỏ Trái Đất chia thành 2 kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại dương

- Cấu trúc vỏ Trái Đất:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

 Cấu trúc vỏ Trái Đất

+ Trên cùng là đá trầm tích: do các vật liệu vụn nhỏ nén chặt tạo thành, không liên tục và có độ dày không đều

+ Tầng granit: gồm các loại đá nhẹ. Vỏ lục địa cấu tạo chủ yếu bằng đá granit

+ Tầng badan: gồm các loại đá nặng hơn. Vỏ dại dương cấu tạo chủ yếu bằng đá badan

+ Ranh giới giữa vỏ trái đất và lớp manti gọi là mặt mô – hô

3. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi khoáng vật và đá

- Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hóa học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả của quá trình địa chất

- Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật, là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm

+ Đá mắc ma (đá granit, đá badan…): Hình thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy

+ Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch…): Hình thành trong các vũng trùng, do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ

+ Đá biến chất (đá gơ nai, đá mắc ma, đá phiến…): Hình thành đá mắc ma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt và áp suất

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!