TOP 15 Câu trắc nghiệm Địa lý 10 (Kết nối tri thức) Bài 36: Địa lí ngành du lịch

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch sách Kết nối tri thức hay, có đáp án sẽ giúp học sinh dễ dàng ôn tập kiến thức Địa lí 10 Bài 36. Mời các bạn đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch

A. Trắc nghiệm

Câu 1. Trung tâm du lịch lớn ở không phải là

A. Hà Nội.

B. Cần Thơ.

C. Đà Nẵng.

D. Nha Trang.

Đáp án đúng là: D

Ở nước ta hiện nay, ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Các trung tâm du lịch lớn của nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ,...

Câu 2. Ngành du lịch không có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.

B. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm, điều tiết sản xuất.

C. Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và phục hồi sức khoẻ của người dân.

D. Tạo nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Đáp án đúng là: B

Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hoá - xã hội:

- Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

- Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.

- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ của người dân.

Câu 3. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch?

A. Nguồn nhân lực.

B. Đặc điểm thị trường.

C. Tài nguyên du lịch.

D. Vị trí địa lí, tự nhiên.

Đáp án đúng là: A

Nguồn nhân lực du lịch có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch.

Câu 4. Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là

A. trình độ phát triển kinh tế.

B. sự phân bố tài nguyên du lịch.

C. sự phân bố các điểm dân cư.

D. cơ sở vật chất và hạ tầng.

Đáp án đúng là: B

Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là sự phân bố tài nguyên du lịch. Sự phân bố của tài nguyên du lịch có ảnh hưởng lớn đến mạng lưới du lịch.

Câu 5. Ngành dịch vụ nào sau đây được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?

A. Bảo hiểm.

B. Ngân hàng.

C. Du lịch.

D. Tài chính.

Đáp án đúng là: C

Du lịch là ngành dịch vụ được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”.

Câu 6. Tổ chức Du lịch Thế giới viết tắt là

A. USMCA.

B. WTO.

C. UNWTO.

D. IMF.

Đáp án đúng là: C

Ngày 27-9 được chọn là ngày Du lịch thế giới kể từ năm 1980 do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đặt ra nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch trong cộng đồng quốc tế. Mỗi năm, UNWTO lựa chọn một chủ đề khác nhau. Năm 2017, chủ đề “Du lịch và việc làm - Tương lai tươi sáng cho tất cả” với thông điệp trên khắp thế giới, đem lại nhiều triệu việc làm và thúc đẩy kinh tế phát triển ở cả cấp địa phương và quốc gia.

Câu 7. Nhân tố nào sau đây là cơ sở hình thành các điểm du lịch và sự đa dạng của sản phẩm du lịch?

A. Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá.

B. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch.

C. Vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên.

D. Đặc điểm thị trường của khách du lịch.

Đáp án đúng là: A

Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá ảnh hưởng đến cơ sở hình thành các điểm du lịch; sự đa dạng và hấp dẫn của sản phẩm du lịch.

Câu 8. Ngành du lịch có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ.

B. Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt.

C. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động.

D. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.

Đáp án đúng là: A

Ngành du lịch có một số đặc điểm nổi bật sau:

- Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình.

- Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi,..

- Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ.

Câu 9. Nước có phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới là

A. Nhật Bản.

B. Đức.

C. Trung Quốc.

D. Hoa Kì.

Đáp án đúng là: D

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp các nước phát triển đã phát ra một lượng khí thải rất lớn ra môi trường gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính trong đó Hoa Kì là nước xả thải lượng khí lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Câu 10. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch?

A. Vị trí địa lí.

B. Cơ sở hạ tầng.

C. Tài nguyên.

D. Nhân lực.

Đáp án đúng là: A

Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự liên kết, đầu tư phát triển du lịch; khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch.

Câu 11. Ngành du lịch không có đặc điểm nào sau đây?

A. Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch.

B. Các hoạt động ngành du lịch thường có tính mùa vụ.

C. Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú.

D. Có tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất, phí dịch vụ.

Đáp án đúng là: D

Ngành du lịch có các đặc điểm cơ bản sau:

- Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình.

- Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi,..

- Tại một số địa điểm, việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có tính thời vụ.

- Các thành tựu khoa học - công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động du lịch đã góp phần thay đổi hình thức cung cấp dịch vụ, chất lượng các dịch vụ du lịch.

Câu 12. Nhân tố nào sau đây là điều kiện hướng khai thác nguồn tài nguyên du lịch và doanh thu du lịch?

A. Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá.

B. Vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên.

C. Đặc điểm thị trường của khách du lịch.

D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch.

Đáp án đúng là: C

Đặc điểm thị trường khách du lịch ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển du lịch, tới cơ cấu các sản phẩm du lịch và doanh thu của ngành du lịch. Thị trường khách du lịch nội địa hay quốc tế có nhu cầu du lịch khác nhau, mức chi tiêu khác nhau.

Câu 13. Ngành du lịch có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.

B. Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội và góp phần tạo việc làm.

C. Là huyết mạch của nền kinh tế và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

D. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm và điều tiết sản xuất.

Đáp án đúng là: A

Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hoá - xã hội:

- Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

- Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.

- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ của người dân.

Câu 14. Một số quốc gia có ngành du lịch phát triển thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế là

A. Đức, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Trung Quốc.

B. Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc.

C. Đức, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc.

D. Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Hàn Quốc.

Đáp án đúng là: B

Một số quốc gia có ngành du lịch phát triển và thường thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan là Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc, I-ta-li-a,...

Câu 15. Di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta hiện nay là

A. Phố cổ Hội An.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Vịnh Hạ Long.

D. Hoàng thành Thăng Long.

Đáp án đúng là: C

Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình). Ngày 02/12/2000, Vịnh Hạ Long đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới lần thứ 2 bởi giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất địa mạo. 

B. Lý thuyết

1. Vai trò và đặc điểm

a. Vai trò

- Với phát triển kinh tế:

+ Góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước.

+ Tạo nguồn thu (ngoại tệ), thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan.

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Với các lĩnh vực khác:

+ Đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi, bồi dưỡng sức khỏe cho con người.

+ Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường.

+ Tăng cường sự hiểu biết đất nước, quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia.

b. Đặc điểm

- Du lịch là một ngành đặc biệt, vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của ngành văn hóa xã hội.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau.

- Hoạt động du lịch mang tính mùa vụ, ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, dịch bệnh.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Khoa học, công nghệ tác động làm thay đổi hình thức, chất lượng của du lịch.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

- Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) tạo ra các sản phẩm du lịch.

- Thị trường: ảnh hưởng doanh thu, cơ cấu sản phẩm du lịch.

- Cơ sở vật chất, kĩ thuật, cơ sở hạ tầng là điều kiện thiết yếu để tổ chức hoạt động du lịch.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng ngành du lịch

- Nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

- Các điều kiện ảnh hưởng khác: sự phát triển của các ngành kinh tế, mức sống người dân, chính sách, điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội, dịch bệnh…

3. Tình hình phát triển và phân bố

- Phát triển nhanh từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay.

- Trở thành nhu cầu đời sống văn hóa xã hội của người dân, đặc biệt ở các nước phát triển.

- Số lượng khách du lịch quốc tế không ngừng tăng.

- Doanh thu du lịch tăng nhờ số lượng khách tăng và chi tiêu của khách tăng.

- Hoạt động du lịch phong phú: hình thức du lịch truyền thống (tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao…), hình thức du lịch mới (du lịch xanh, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo…).

- Du lịch bền vững đang được nhiều quốc gia quan tâm.

-  Các nước có ngành du lịch phát triển nhất: Hoa Kì, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôx-trây-li-a, Liên Bang Nga…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ doanh thu du lịch và số lượng khách quốc tế đến một số nước năm 2019

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!