TOP 15 Câu trắc nghiệm Địa lý 10 (Kết nối tri thức) Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp sách Kết nối tri thức hay, có đáp án sẽ giúp học sinh dễ dàng ôn tập kiến thức Địa lí 10 Bài 24. Mời các bạn đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

A. Trắc nghiệm

Câu 1. Lúa mì phân bố tập trung ở miền

A. nhiệt đới và ôn đới.

B. cận nhiệt và nhiệt đới.

C. ôn đới và hàn đới.

D. ôn đới và cận nhiệt.

Đáp án đúng là: D

Lúa mì là cây phát triển tốt nhất trên đất màu mỡ, cần nhiều phân bón. Lúa mì là cây lương thực chính của miền ôn đới và cận nhiệt.

Câu 2. Lúa gạo phân bố tập trung ở miền

A. cận nhiệt.

B. nhiệt đới.

C. ôn đới.

D. hàn đới.

Đáp án đúng là: B

Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất phù sa, cần có nhiều phân bón. Lúa gạo là cây lương thực chính của miền nhiệt đới (đặc biệt là châu Á gió mùa). Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a,…

Câu 3. Lúa mì là cây phát triển tốt nhất trên đất

A. màu mỡ, cần nhiều phân bón.

B. ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

C. ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.

D. phù sa, cần có nhiều phân bón.

Đáp án đúng là: A

Lúa mì là cây phát triển tốt nhất trên đất màu mỡ, cần nhiều phân bón. Lúa mì là cây lương thực chính của miền ôn đới và cận nhiệt. Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì, Pháp, Ca-na-đa,…

Câu 4. Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất

A. ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

B. phù sa, cần có nhiều phân bón.

C. màu mỡ, cần nhiều phân bón.

D. ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.

Đáp án đúng là: B

Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất phù sa, cần có nhiều phân bón. Lúa gạo là cây lương thực chính của miền nhiệt đới (đặc biệt là châu Á gió mùa). Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét (Bangladesh), Việt Nam, Thái Lan,...

Câu 5. Nước nào sau đây trồng nhiều ngô?

A. Ấn Độ.

B. Hoa Kì.

C. LB Nga.

D. Ô-xtrây-li-a.

Đáp án đúng là: B

Các nước trồng nhiều ngô là Hoa Kì, Trung Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-gai-na (Ukraine), In-đô-nê-xi-a,..

Câu 6. Loại cây nào sau đây phân bố ở cả miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng?

A. Khoai lang.

B. Lúa gạo.

C. Lúa mì.

D. Ngô.

Đáp án đúng là: D

Ngô là cây phát triển tốt trên đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. Cây ngô là cây lương thực quan trọng cho người và vật nuôi ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.

Câu 7. Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt?

A. Lúa mì.

B. Ngô.

C. Lúa gạo.

D. Kê.

Đáp án đúng là: A

Lúa mì là cây phát triển tốt nhất trên đất màu mỡ, cần nhiều phân bón. Lúa mì là cây lương thực chính của miền ôn đới và cận nhiệt. Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì, Pháp, Ca-na-đa,…

Câu 8. Khu vực châu Á gió mùa là nơi nổi tiếng về cây

A. lúa mì.

B. lúa nước.

C. khoai tây.

D. ngô.

Đáp án đúng là: B

Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất phù sa, cần có nhiều phân bón. Lúa gạo là cây lương thực chính của miền nhiệt đới (đặc biệt là châu Á gió mùa). Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a,…

Câu 9. Ngô phân bố nhiều nhất ở miền

A. nhiệt đới, cận nhiệt.

B. ôn đới, hàn đới.

C. nhiệt đới, hàn đới.

D. cận nhiệt, ôn đới.

Đáp án đúng là: A

Ngô là cây phát triển tốt trên đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. Cây ngô là cây lương thực quan trọng cho người và vật nuôi ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.

Câu 10. Đặc điểm sinh thái của cây ngô là ưa khí hậu

A. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.

B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

C. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

Đáp án đúng là: C

Đặc điểm sinh thái của cây ngô là ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. Cây ngô là cây lương thực quan trọng cho người và vật nuôi ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng. Các nước trồng nhiều là Hoa Kì, Trung Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-gai-na (Ukraine), In-đô-nê-xi-a,…

Câu 11. Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu

A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

B. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.

C. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

D. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

Đáp án đúng là: D

Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón. Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì, Pháp, Ca-na-đa,…

Câu 12. Nước nào sau đây trồng nhiều lúa mì?

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Thái Lan.

C. Trung Quốc.

D. Băng-la-đet.

Đáp án đúng là: C

Các nước trồng nhiều lúa mì là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì, Pháp, Ca-na-đa,…

Câu 13. Nước nào sau đây trồng nhiều lúa gạo?

A. Ô-xtrây-li-a.

B. LB Nga.

C. Hoa Kì.

D. Trung Quốc.

Đáp án đúng là: D

Các nước trồng nhiều cây lúa gạo là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét (Bangladesh), Việt Nam, Thái Lan,...

Câu 14. Ngô là cây phát triển tốt trên đất

A. màu mỡ, cần nhiều phân bón.

B. phù sa, cần có nhiều phân bón.

C. ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

D. ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.

Đáp án đúng là: C

Ngô là cây phát triển tốt trên đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. Cây ngô là cây lương thực quan trọng cho người và vật nuôi ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng. Các nước trồng nhiều là Hoa Kì, Trung Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-gai-na (Ukraine), In-đô-nê-xi-a,…

Câu 15. Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa?

A. Ngô.

B. Kê.

C. Lúa mì.

D. Lúa gạo.

Đáp án đúng là: D

Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất phù sa, cần có nhiều phân bón. Lúa gạo là cây lương thực chính của miền nhiệt đới (đặc biệt là châu Á gió mùa). Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a,…

B. Lý thuyết

1. Ngành trồng trọt

a. Vai trò

- Tạo việc làm, ổn định cuộc sống

- Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người

- Cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi

- Đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Vai trò của ngành trồng trọt

b. Đặc điểm

- Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên

- Chia thành các nhóm: Cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả…

-  Công tác bảo quản đòi hỏi đầu tư công nghệ

- Ngày càng gắn chặt với sự phát triển của khoa học công nghệ

c. Sự phân bố một số loại cây trồng chính

- Cây lương thực: Lúa gạo (phân bố nơi có khí hậu nóng ẩm, đất phù sa), cây lúa mì (nơi có khí hậu ấm, khô, đất màu mỡ), cây ngô (dễ thích nghi, đặc biệt nơi đất ẩm, nhiều mùn)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Phân bố cây lương thực

- Cây công nghiệp:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Phân bố cây công nghiệp

Cây công nghiệp phân loại theo công dụng:

- Cây lấy đường: Mía, củ cải đường

- Cây lấy sợi: Bông, đay…

- Cây lấy nhựa: Cao su

- Cây lấy dầu: Đậu tương, lạc…

- Cây lấy chất kích thích: Cà phê, chè, ca cao…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Cây công nghiệp hàng năm

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Cây công nghiệp lâu năm

2. Ngành chăn nuôi

a. Vai trò

- Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người

- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng

- Chăn nuôi thúc đẩy trồng trọt phát triển

- Tạo mặt hàng xuất khẩu

- Mắt xích quan trọng phát triển nền nông nghiệp bền vững

b. Đặc điểm

- Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn

- Tuân theo các quy luật sinh học

- Hình thành 3 hình thức chăn nuôi khác nhau: Chăn nuôi tự nhiên (chăn thả), chăn nuôi công nghiệp (trang trại hiện đại), chăn nuôi sinh thái (Điều kiện tự nhiên nhưng do con người tạo ra)

- Là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen và liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến

c. Sự phân bố một số vật nuôi chính

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới

- Trâu chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi

- Bò: Bắc Mĩ, bờ đông Nam Mĩ, Châu Phi, Tây Âu, đông Trung Quốc

- Lợn: Châu Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Trung Mĩ, bờ đông Nam Mĩ

- Gia cầm: Hoa Kì, Đông Á, Châu Âu, Đông Nam Á

- Dê: Châu Phi, Châu Đại Dương, Mông Cổ, Trung Quốc

- Cừu: Nam Á, Trung Á, Mông Cổ, Châu Âu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Chăn cừu ở Mông Cổ

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!