TOP 15 Câu trắc nghiệm Địa lý 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Phân số dân cư và đô thị hóa trên thế giới

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 20: Phân số dân cư và đô thị hóa trên thế giới sách Kết nối tri thức hay, có đáp án sẽ giúp học sinh dễ dàng ôn tập kiến thức Địa lí 10 Bài 20. Mời các bạn đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 20: Phân số dân cư và đô thị hóa trên thế giới

A. Trắc nghiệm

Câu 1. Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của

A. quá trình đô thị hóa.

B. sự phân bố dân cư.

C. số dân nông thôn giảm.

D. mức sống dân cư tăng.

Đáp án đúng là: A

Biểu hiện của đô thị hóa là tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. Từ năm 1900 - 2005: Tỉ lệ dân thành thị tăng (từ 13,6% lên 48%), tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% xuống 52%).

Câu 2. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Các thung lũng, hẻm vực.

B. Các ốc đảo và cao nguyên.

C. Vùng đồng bằng, ven biển.

D. Miền núi, mỏ khoáng sản.

Đáp án đúng là: C

Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, ven biển, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà,... đều có mật độ dân số cao.

Câu 3. Khu vực nào sau đây ở châu Mĩ có mật độ dân số thấp nhất hiện nay?

A. Trung Mĩ.

B. Ca-ri-bê.

C. Bắc Mĩ.

D. Nam Mĩ.

Đáp án đúng là: C

Khu vực ở châu Mĩ có mật độ dân số cao nhất hiện nay là Ca-ri-bê (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2 - 2020). Còn khu vực có mật độ dân số thấp nhất là Bắc Mĩ (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2, có nơi dưới 10 người/km- 2020).

Câu 4. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Châu Mĩ.

B. Châu Phi.

C. Châu Âu.

D. Châu Á.

Đáp án đúng là: D

Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là châu Á. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á là những khu vực có dân cư đông đúc nhất.

Câu 5. Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là do

A. các yếu tố của khí hậu (nhiệt, mưa, ánh sáng).

B. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

C. nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.

D. tác động của các loại đất, sự phân bố của đất.

Đáp án đúng là: B

Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Câu 6. Châu lục nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới?

A. Đại dương.

C. Phi.

D. Âu.

B. Mĩ.

Đáp án đúng là: A

Châu lục có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Á và châu lục có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Đại Dương.

Câu 7. Đô thị hoá được xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi

A. phù hợp với công nghiệp hoá.

B. nâng cao tỷ lệ dân thành thị.

C. xuất hiện nhiều đô thị lớn.

D. sản phẩm hàng hóa đa dạng.

Đáp án đúng là: A

Đô thị hoá đươc xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi phù hợp với công nghiệp hoá và thức đẩy sự phát triển của xã hội nhưng ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến môi trường, kinh tế, xã hội.

Câu 8. Một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa là

A. dân nông thôn ra thành phố làm việc nhiều.

B. dân cư thành thị có xu hướng về nông thôn.

C. dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố nhỏ.

D. lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi.

Đáp án đúng là: D

Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Câu 9. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.

B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

C. Nam Á, Đông Á, Tây và Trung Âu.

D. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.

Đáp án đúng là: C

Những khu vực tập trung đông dân trên thế giới là Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu,...

Câu 10. Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở

A. châu Mĩ.

B. châu Phi.

C. châu Phi.

D. châu Á.

Đáp án đúng là: D

Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở châu Á với một số cường quốc dân số như Ấn Độ, Trung Quốc đều trên 1 tỉ dân.

Câu 11. Hậu quả của đô thị hóa tự phát là

A. ách tắc giao thông, ô nhiễm nước.

B. làm thay đổi tỉ lệ sinh tử ở đô thị.

C. làm thay đổi sự phân bố dân cư.

D. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án đúng là: A

Hậu quả của đô thị hóa tự phát là làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội ngày càng tăng.

Câu 12. Phân bố dân cư của châu lục nào sau đây ngày càng tăng nhiều?

A. Châu Âu.

B. Châu Mỹ.

C. Châu Á.

D. Châu Phi.

Đáp án đúng là: B

Phân bố dân cư của châu Mỹ ngày càng tăng nhiều do sự thu hút nhân tài, chính sách đãi ngộ tốt, mức sống cao,…

Câu 13. Châu lục nào sau đây có mức độ tập trung dân cư thành thị thấp nhất?

A. Tây Âu.

B. Bắc Mĩ.

C. Nam Mĩ.

D. Châu Phi.

Đáp án đúng là: D

Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

- Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.

- Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).

=> Trong số các châu lục sau, châu lục có mức độ tập trung dân cư thành thị thấp nhất là châu Phi.

Câu 14. Châu lục nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới?

A. Á.

B. Phi.

C. Mĩ.

D. Âu.

Đáp án đúng là: A

Châu lục có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Á và châu lục có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Đại Dương.

Câu 15. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào?

A. Trung Á.

B. Tây Á.

C. Đông Á.

D. Bắc Á.

Đáp án đúng là: C

Ở châu Á dân cư tập trung đông nhất ở khu vực Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu,...

B. Lý thuyết

1. Phân bố dân cư

a. Tình hình phân bố dân cư thế giới

- Dân cư phân bố không đều.

- Một số vùng đông dân: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu

- Một số vùng thưa dân: Bắc Á, Châu Đại Dương

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ mật độ dân số trên thế giới năm 2020

b. Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư

- Tác động tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho sự cư trú của con người, nơi nào có điệu tự nhiên thuận lợi thì dân cư tâp trung đông đúc và ngược lại.

- Tác động kinh tế xã hội:

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác, phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất nền kinh tế.

+ Dân cư tập trung đông gắn với hoạt động công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư tâp trung đông ở nơi có lịch sử khai thác lâu đời.

+ Di dân cũng tác động lớn đến phân bố dân cư thế giới.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hiện tượng di cư vào các nước Châu Âu

2. Đô thị hóa

a. Khái niệm

- Đô thị hóa là quá trình kinh tế xã hội mà biểu hiện của nó là sự phát triển về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

b. Các nhân tố tác động đến đô thị hóa

- Nhân tố tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho đô thị hóa nhưng không phải nhân tố quyết định

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Phát triển công nghiệp gắn với công nghệ có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hóa. Công nghiệp hóa và đô thị hóa là 2 quá trình song song hỗ trợ nhau cùng phát triển

+ Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hóa, nghề nghiệp có tác động tới đô thị hóa

+ Chính sách phát triển đô thị là nhân tố quyết định đến hướng phát triển đô thị trong tương lai.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Chính sách phát triển đô thị thông minh (minh họa)

c. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

* Ảnh hưởng về kinh tế

- Tích cực:

+ Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng dịch vụ.

+ Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

+ Tăng năng suất lao động.

- Tiêu cực: giá cả ở đô thị cao.

* Ảnh hưởng xã hội

- Tích cực:

+ Tạo thêm nhiều việc làm mới

+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống

+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp và một bộ phận dân cư

- Tiêu cực:

+ Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, hạ tầng đô thị

+ Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội

* Ảnh hưởng về môi trường

- Tích cực: mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tiêu cực: đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Tắc đường ở Hà Nội

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!