Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 1
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi sứ giả rao tìm người tài giỏi đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn chàng, lập đền thờ và phong cho là Phù Đổng Thiên Vương.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 2
Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một câu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói cười, đi đứng. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân. Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 3
Truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về một cậu bé làng Gióng. Xưa, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà vẫn chưa có được một mụn con. Một lần, bà lão đi ra đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cậu mặc áo giáo sắt, cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 4
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão ăn ở phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng thấy một vết chân rất to liền đặt lên ướm thử. Không ngờ, về nhà bà thụ thai. Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân xâm chiếm bờ cõi, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước. Nghe thấy tiếng rao, Thánh Gióng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Sau hôm đó, nhờ sự giúp đỡ của dân làng Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ phá tan quân giặc. Giặc tan, Gióng bay về trời. Vua nhớ công ơn phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 5
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 6
Truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về một cậu bé làng Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà vẫn chưa có được một mụn con. Một lần, bà vợ đi ra đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 7
Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, người vợ ra đồng nhìn thấy một vết chân thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một câu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân. Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 8
Ở một làng nọ, có hai vợ chồng ông hiền lành mà vẫn chưa có nổi một mụn con. Một lần nọ, người vợ ra đồng, nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua cho lập đền thờ ở quê nhà và phong là Phù Đổng Thiên Vương.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 9
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ. Tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai. Bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé. Nhưng kì lạ thay, cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh. Vua Hùng bèn sai người đi tìm người tài giúp nước. Khi nghe tiếng của sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, rồi mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù. Khi giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn. Ngày nay vẫn còn lại những dấu tích xưa.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 10
Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ nhưng vẫn chưa có con. Một lần nọ, người vợ đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, về nhà thì mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Lên ba tuổi nhưng cậu bé vẫn không biết nói biết cười. Giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua sai người đi khắp nơi để tìm người tài. Nghe thấy tiếng sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu nói với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp rồi bay về trời. Vua Hùng tưởng nhớ công ơn nên đã cho lập đền thờ. Ngày nay, chúng ta thấy vẫn còn những dấu vết xưa.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 11
Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão hiền lành, phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà thì mang thai. Mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé khôi ngôi, tuấn tú. Cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài giúp nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe thấy tiếng của sứ giả thì cất tiếng nói xin được đánh giặc. Kể từ đó, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo mặc mấy cũng không vừa. Dân làng phải góp công nuôi lớn. Giặc đánh đến nơi, cậu bé bỗng vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù. Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 12
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nông dân. Họ chăm chỉ, hiền lành mà vẫn chưa có con. Một lần, người vợ ra đồng, thấy một vết chân lạ liền ướm thử. Về nhà, bà mang thai. Mười hai tháng sau mới sinh ra một cậu bé, nhưng lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng của sứ giả liền nói với mẹ mời sứ giả vào. Cậu nói với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Kể từ hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không no, áo mặc chẳng vừa. Dân làng phải góp gạo nuôi cậu. Giặc đánh đến nơi, cũng là lúc nhà vua cho người mang áo sắt, roi sắt, ngựa sắt tới. Gióng bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ đánh tan quân giặc, sau đó một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Vua Hùng cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn. Đến nay vẫn còn lưu lại nhiều dấu tích xưa.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 13
Ngày xưa, vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nghèo. Họ chăm chỉ, hiền lành mà vẫn chưa có con. Một hôm nọ, người vợ ra đồng thì nhìn thấy một vết chân lạ. Bà đặt chân vào ướm thử, về nhà mang thai đến mươi hai tháng mới sinh ra một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm ra người tài để giúp nước, liền sai sứ giả đi khắp nơi. Khi sứ giả đến làng Gióng, cậu bé bảo với mẹ mời sứ giả vào để xin đi đánh giặc. Cậu bé liền nói với sứ giả rằng hãy về tâu nhà vua rèn cho một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt và một thanh gươm sắt. Từ đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, người dân trong làng phải góp công nuôi lớn. Quân giặc đánh đến nơi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Gióng vươn vai thành tráng sĩ, đánh tan quân giặc. Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Vua Hùng cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 14
Xưa ở làng Gióng có hai vợ chồng hiền lành, phúc đức mà vẫn chưa có một mụn con. Vào một lần, bà vợ đi ra đồng, thì nhìn thấy một vết chân lạ liền ướm thử. Về nhà bà mang thai. Đến mười hai tháng sau mới sinh ra được một cậu bé. Nhưng cậu lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng muốn tìm người tài giúp nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng của sứ giả liền nói với mẹ mời sứ giả vào. Cậu nói với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái gươm sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ hôm đó trở đi, cậu bé lớn nhanh như thổi, người dân trong làng phải góp gạo nuôi lớn. Quân giặc đánh đến nơi, cậu bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ đánh tan quân giặc, sau đó một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhà vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Tác giả - Tác phẩm Thánh Gióng
Truyền thuyết
1. Khái niệm:
- Là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.
2. Một số yếu tố của truyền thuyết
- Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
- Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.
- Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.
- Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.
- Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.
Tác phẩm
1. Thể loại: Truyện truyền thuyết
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Theo Lê Trí Viễn, Văn tuyển (Lớp 5, tập I), 1957
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
5. Tóm tắt:
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...
6. Bố cục:
Gồm 4 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “cứ đặt đâu thì nằm đấy”): Sự ra đời của Thánh Gióng
+ Phần 2 (tiếp theo đến “giết giặc, cứu nước”): Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ
+ Phần 3 (tiếp theo đến “bay lên trời, biến mất”): Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời
+ Phần 4 (còn lại): Nhân dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng
7. Giá trị nội dung:
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
8. Giá trị nghệ thuật:
Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết