Tóm tắt Tục ngữ và sáng tác văn chương- Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Tục ngữ và sáng tác văn chương (Mẫu 1)
Truyện Nàng Bân với câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân là kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm và truyện “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay với câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn khuyên chúng ta: phải biết khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tránh lãng phí và biết bảo vệ những loài động vật quý hiếm.
Tóm tắt tục ngữ và sáng tác văn chương (Mẫu 2)
Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương đã chứng minh cho vấn đề: Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương. Tục ngữ xuất hiện trong văn chương với: Truyện nàng Bân, “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay
Tóm tắt Tục ngữ và sáng tác văn chương (Mẫu 3)
Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương. Truyện Nàng Bân với câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân và truyện “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay với câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn là hai ví dụ tiêu biểu.
Tác giả tác phẩm: Tục ngữ và sáng tác văn chương - Ngữ văn 7
Tác giả
- Tác giả dân gian
Tác phẩm Nàng Bân
1. Thể loại
Cổ tích
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- In trong kho tàng cổ tích Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh,NXB Văn Hóa thông tin 2006
3. Phương pháp biểu đạt
Nghị luận
4. Tóm tắt Nàng Bân
- Kể về sự tích của câu ngữ kể về Nàng Bâng
Nàng Bâng may áo cho chồng
May ba tháng ròng,mới trọn cổ tay
5. Bố cục tác phẩm Nàng Bân
- Phần 1: Từ đầu…may ba tháng ròng mới trọn cổ tay: kể về việc nàng Bâng may áo cho chồng
- Phần 2: Còn lại: sự tích rét nàng Bâng
6. Giá trị nội dung tác phẩm Nàng Bân
- Sự tích của câu tục ngữ về Nàng Bâng
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nàng Bân
- Ngôn ngữ đậm chất dân gian
- Hình ảnh sinh động, ấn tượng