TOP 10 Tóm tắt Mùa phơi sân trước (Nguyễn Ngọc Tư) - Ngữ Văn 7

Tóm tắt Mùa phơi sân trước Ngữ văn 7 bộ Chân trời sáng tạo, chi tiết, hay nhất nhằm giúp các học sinh nắm được ý chính của văn bản. Dưới đây là trọn bộ tài liệu gồm các đoạn văn tóm tắt nội dung chính văn bản Mùa phơi sân trước lớp 7 mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt Mùa phơi sân trước - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Mùa phơi sân trước (Mẫu 1)

Bài tản văn “Mùa phơi sân trước” là kỉ niệm của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân. Tác giả cũng đòi má phơi nhiều thứ nhưng má chỉ cười. Không phải má không muốn phơi những thứ mà tác giả thấy trên đường nhưng sự thực là nhà tác giả nghèo nên má đành cười và nói như vậy.

Tóm tắt Mùa phơi sân trước (Mẫu 2)

Hồi còn nhỏ, quê tác giả toàn người nghèo, nhà nào cũng dựng một cái giàn trước nhà. Họ phơi trên giàn khi thì củi, gối, chiếu hay cám mốc, mớ bột gạo, mớ cơm nguội thừa, … Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên giàn phơi: bánh gừng, củ kiệu, mứt gừng. Trên đường đi về nhà bà, tác giả thấy thì “ứa nước miếng” ra, tác giả về kêu má làm những món đó nhưng má chỉ cười và bảo rằng người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.

Tóm tắt Mùa phơi sân trước (Mẫu 3)

Văn bản “Mùa phơi sân trước” đã ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân. Cuối năm, người ta phơi nhiều thứ lên giàn phơi: bánh gừng, củ kiệu, mứt gừng. Trên đường đi về nhà bà, tác giả thấy thì “ứa nước miếng” ra, tác giả về kêu má làm những món đó…

Tóm tắt Mùa phơi sân trước hay, ngắn nhất (4 mẫu) | Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Mùa phơi sân trước (Mẫu 4)

Ở quê tác giả, người dân phơi trên giàn rất nhiều thứ: khi thì củi, gối, chiếu hay cám mốc, mớ bột gạo, mớ cơm nguội thừa, … Cuối năm, người ta phơi nhiều thứ ngon hơn: bánh gừng, củ kiệu, mứt gừng. Trên đường đi về nhà bà, tác giả thấy thì “ứa nước miếng” ra, tác giả về kêu má làm những món đó nhưng má chỉ cười và bảo rằng người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.

Tóm tắt Mùa phơi sân trước (Mẫu 5)

Tác phẩm viết về hình ảnh quen thuộc giàn phơi trước nhà với rất nhiều món ăn. Tất cả những món ăn tuổi thơ từ các loại khô gắn liền với tác giả.

Tác giả tác phẩm: Mùa phơi sân trước - Ngữ văn 7

Tác giả

Mùa phơi sân trước - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư ( 1976)

- Quê quán: Cà Mau

- Là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam

- Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp chí Nguyễn Ngọc Tư( 2005), Không ai qua sông (2016),Biên sử nứơc( 2020),…

-  Phong cách sáng tác: Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, chân chất, mộc mạc

Tác phẩm Mùa phơi sân trước

1. Thể loại

Tản văn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Nằm ở phần 06 trong truyện ngắn Bánh trái mùa xưa

3. Phương thức biểu đạt:

Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt Mùa phơi sân trước

- Tác phẩm viết về hình ảnh quen thuộc giàn phơi trước nhà với rất nhiều món ăn. Tất cả những món ăn tuổi thơ từ các loại khô gắn liền với tác giả .

5. Bố cục tác phẩm Mùa phơi sân trước

- Phần 1: Từ đầu …. trên những giàn phơi: giới thiệu mùa gió chướng

- Phần 2: Tiếp theo….phải có cái mà người ta có: giàn phơi và kỷ niệm của tác giả

- Phần 3: Còn lại : cảm xúc tác giả về mùa phơi

6. Giá trị nội dung tác phẩm Mùa phơi sân trước

- Tác phẩm miêu tả, bày tỏ cảm xúc sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về giàn phơi trước sân vào mùa phơi

-  Qua đó, tác giả còn thể hiện  tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mùa phơi sân trước

-  Câu chữ đơn giản mà lại đẹp lạ thường

-  Tác giả thể hiện cái tôi tinh tế, nhạy cảm và giàu tình yêu thương

nh yêu thương

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!