TOP 10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 20: Điện thế

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm vật lí Bài 20: Điện thế sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm vật lí 11 Bài 20 Mời các bạn đón xem

Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc Nghiệm Vật Lí 11 Bài 20: Điện thế

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Hiệu điện thế giữa hai điểm:

A. Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên.

B. Đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên.

C. Đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.

D. Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.

Hiệu điện thế giữa hai điểm: đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.

Đáp án đúng là D

Câu 2. Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng

A. 1 J.C.              

B. 1 J/C.               

C. 1 N/C.             

D. 1. J/N.

Đơn vị của điện thế là V, với 1V=1J1C

Đáp án đúng là B.

Câu 3. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 20V. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Điện thế tại điểm M là 20 V.

B. Điện thế tại điểm N là 0 V.

C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.

D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V.

A, B, C – sai vì điện thế tại một điểm có giá trị tuỳ thuộc cách chọn mốc điện thế nên không thể xác định được điện thế tại M và N là bao nhiêu nếu chưa đủ dữ kiện.

D – đúng vì hiệu điện thế giữa hai điểm là UMN = VM - VN = 20V > 0 nên điện thế tại M cao hơn điện thế tại N.

Đáp án đúng là D.

Câu 4. Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích 5 μC sinh ra nó khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V

A. 5000 J.            

B. - 5000 J           

C. 5 mJ                

D. - 5 mJ

Từ biểu thức:

UAB=AABqAAB=UAB.q=1000.5.106= 5.10-3 J = 5mJ

Đáp án đúng là C.

Câu 5. Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:

A. 3,2.10-18 J.

B. -3,2.10-18 J.

C. 1,6.1020 J.

D. -1,6.1020 J.

WM = qVM. Thay số: WM = -1,6.10-19.20 = -3,2.10-18 J.

Đáp án đúng là B.

Câu 6. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5 μC từ A đến B là - 5 mJ. Hiệu điện thế UAB có giá trị nào sau đây?

A. 1000  V.           

B. -1000 V.                    

C. 2500 V.            

D. - 2500 V.

UAB=AABq=5.1035.106= 1000 V

Đáp án đúng là A.

Câu 7. Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 0,5 m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là

A. 500 V.             

B. 1000 V.            

C. 2000 V.  

D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Từ biểu thức U = E.d = 1000.0,5 = 500 V

Đáp án đúng là A.

Câu 8. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về

A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.

B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.

C. khả năng sinh công tại một điểm.

D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.

Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.

Đáp án đúng là A.

Câu 9. Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:

A. VM=q.AM.

B. VM=AM.

C. VM=AMq.

D. VM=qAM.

Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức: VM=AMq

Đáp án đúng là C.

Câu 10. Điện thế là đại lượng:

A. là đại lượng đại số.

B. là đại lượng vecto.

C. luôn luôn dương.

D. luôn luôn âm.

A – đúng

B – sai

C, D – sai vì điện thế có âm, có thể dương, có thể bằng 0.

Đáp án đúng là A.

II. Tóm tắt lý thuyết

1. Điện thế tại một điểm trong điện trường

· Điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về thế năng, được xác định bằng công dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó: V=Aq

· Hiệu điện thế UMN mà ta đo được chính là giá trị giữa điện thế tại M và điện thế tại N

UMN = VM – VN

· Điện thế và hiệu điện thế đều có chung đơn vị là vôn (V).

2. Mối liên hệ giữa điện thế và cường độ điện trường

Cường độ điện trường tại một điểm M có độ lớn bằng thương của hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trên một đoạn nhỏ đường sức chia cho độ dài đại số của đoạn đường sức đó.

EMN=EN=E=UMNdMN=VM-VNMN

Xem thêm tóm tắt trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay khác:

Trắc nghiệm Bài 18: Điện trường đều

Trắc nghiệm Bài 19: Thế năng điện

Trắc nghiệm Bài 21: Tụ điện

Trắc nghiệm Bài 22: Cường độ dòng điện

Trắc nghiệm Bài 23: Điện trở. Định luật Ôm

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!