Tóm tắt Cảnh khuya
Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều
I. Tổng hợp các bài tóm tắt Cảnh khuya
Tóm tắt Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya - Mẫu 1
Văn bản thể hiện vẻ đẹp trong bài thơ "Cảnh khuya" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, thể hiện một cách đẹp vẻ về thiên nhiên. Bài thơ này vẽ lên một bức tranh tĩnh lặng của đêm, với những hình ảnh tươi đẹp và sâu lắng. Qua từng câu thơ, người đọc được trải nghiệm những cảm xúc tĩnh mịch và hòa mình vào không gian thiên nhiên yên bình.
Tóm tắt Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya - Mẫu 2
Những ý chính của văn bản:
- Bài thơ Cảnh khuya nằm trong chùm thơ năm 1947 của Bác.
- Trên nền thơ im lặng bao la ấy nổi bật lên một âm thanh văng vẳng mơ hồ nhưng êm dịu như một tiếng hát xa - tiếng suối.
- Trong không khí lắng sâu ấy của đất trời, một hình ảnh hiện lên.
- Hòa nhịp với âm thanh của suối cũng có hình dáng; ánh trăng, cổ thụ, khóm hoa như một bức thủy mặc: Cảnh khuya như vẽ.
- Thiên nhiên và con người, cảnh đẹp và niềm lo, nghệ sĩ và chiến sĩ, truyền thống và hiện đại, lãng mạn và hiện thực, bình thường và siêu việt, giản dị và vĩ đại,... tất cả đều nhịp nhàng trong một sự hài hòa, một thế cân bằng tuyệt đỉnh.
Tóm tắt Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya - Mẫu 3
Văn bản thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya. Đồng thời thể hiện quan điểm, thái độ trân trọng, yêu quý với những vần thơ hay của chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Lê Trí Viễn
- Lê Trí Viễn (1919-2012), quê ở Quảng Nam.
- Là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu và đã đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị. Ông là hiệu trưởng sáng lập Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, một ngôi trường nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ đậu Đại học cao và lượng thủ khoa, á khoa các trường Đại học nhiều nhất nước.Ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012. Ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Việt Nam Văn học sử - Thời đại Lê mạt – Nguyễn sơ. Nhà xuất bản Tinh Tiến, Liên khu V.
+ Thánh Gióng. Nhà xuất bản Giáo dục.
+ Bình thơ xuân – 1986
+ Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh – 1986,…
2. Tìm hiểu tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya
a. Thể loại
Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya thuộc thể loại nghị luận văn học.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Xuất xứ: Theo Đến với thơ hay, NXB Giáo dục. 1997.
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là nghị luận.
d. Bố cục văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya
- Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.
- Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.
- Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.
- Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.
- Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.
e. Tóm tắt Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya
Văn bản thể hiện vẻ đẹp trong bài thơ "Cảnh khuya" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, thể hiện một cách đẹp vẻ về thiên nhiên. Bài thơ này vẽ lên một bức tranh tĩnh lặng của đêm, với những hình ảnh tươi đẹp và sâu lắng. Qua từng câu thơ, người đọc được trải nghiệm những cảm xúc tĩnh mịch và hòa mình vào không gian thiên nhiên yên bình.
f. Giá trị nội dung
- Văn bản bàn về cái đẹp, cái hay ẩn sâu bên trong và dụng ý của Bác trong mỗi câu thơ trong bài thơ Cảnh khuya.
g. Giá trị nghệ thuật
- Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí
- Lập luận chặt chẽ, sắc bén; thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.
- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu,…
3. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya
a. Luận đề (Vấn đề nghị luận)
- Luận đề: Bàn về vẻ đẹp nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya.
- Bài thơ Cảnh khuya được tác giả Lê Trí Viễn phân tích theo trình tự các câu thơ trong bài thơ Cảnh khuya.
- Tác dụng: Việc phân tích theo trình tự các câu thơ trong bài thơ giúp bài phân tích có chiều sâu và phân tích được mạch cảm xúc mà tác giả bài thơ muốn thể hiện.
b. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản
- Các luận điểm: Bài viết có 5 luận điểm
+ Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.
+ Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.
+ Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.
+ Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.
+ Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.
- Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản:
Luận điểm của phần này gắn bó mật thiết với luận đề, giúp làm sáng tỏ luận đề của văn bản.
+ Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí (phân tích bài thơ theo trình tự các câu thơ) giúp người đọc dễ theo dõi, cảm nhận. Luận đề của văn bản được làm sáng tỏ, thuyết phục.
+ Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết.
- Điểm chung về thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện ở các phần trong văn bản: Tác giả trân trọng, khâm phục trước nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 Cánh diều hay khác:
Tóm tắt Đánh nhau với cối xay gió
Tóm tắt Chiều sâu của truyện Lão Hạc
Tóm tắt Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi