Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng
Ngữ văn lớp 11 - Kết nối tri thức
I. Tổng hợp các bài tóm tắt Bài ca ngất ngưởng
Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng - Mẫu 1
Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng, tự nhận trong vũ trụ mọi việc đều là phận sự của ta. Coi vệc làm quan là đã vào lồng. Là một người văn võ toàn tài. Từ tài thao lược đến tài văn chương, từng giữ nhiều chức lớn ở triều đình. Ngất ngưởng cả khi còn đương chức ở triều đình và khi đã về hưu. Khi về hưu cưỡi bò vàng đeo đạc ngựa đi khắp chốn, lên núi lại mang theo cô hầu, uống rượu, ca hát, coi việc được mất khen chê chỉ như ngọn gió đông mà thôi. Tự đắc với lối sống của mình. Tuy nhiên dù ngất ngưởng nhưng ông vẫn luôn đặt chữ trung lên hàng đầu.
Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng - Mẫu 2
Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng được viết theo thể hát nói để gửi gắm những nỗi lòng, tâm sự của tác giả về cuộc đời làm quan; khẳng định bản lĩnh cũng như triết lí sống đầy nhân văn. Bài hát nói thể hiện phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, thể hiện bản lĩnh cá nhân, phong thái của riêng ông trước cuộc sống.
Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng - Mẫu 3
Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Đó là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại. Giữa cái xã hội mà mọi cá tính đều bị thủ tiêu thì cái tôi “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà còn thể hiện rõ một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại.
Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng - Mẫu 4
Bài thơ được sáng tác sau năm 1848 khi tác giả cáo quan về nghỉ hưu tại quê nhà. Thể hiện phong cách sống có bản lĩnh của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế.
Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng - Mẫu 5
Bài ca ngất ngưởng cho thấy lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế. Ông dám thể hiện cái tôi cá tính của mình một cách mạnh mẽ.
Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng - Mẫu 6
Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế. Nhưng dù ngất ngưởng nhưng ông vẫn được khâm phục với lối sống đó.
II. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Nguyễn Công Trứ
- Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn
- Là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế đến chính trị, quân sự. Thế nhưng con đường làm quan lại trắc trở, gập ghềnh, thăng giáng thất thường
- Là người ưa tự do, phóng túng, có cá tính có bản lĩnh, ngông ngạo
- Là người yêu nước thương dân có nhiều đóng góp cho đất nước
- Các tác phẩm chính:
+ Các sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm với nhiều thể loại thơ, phú, câu đối, hát nói
+ Riêng thơ Đường luật có khoảng 150 bài
- Đặc điểm sáng tác:
+ Tập trung vào ba chủ đề chính: chí nam nhi, triết lí sống nhàn, thế thái nhân tình đen bạc
+ Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đưa hát nói trở thành thể loại văn học dân tộc
⇒ Cùng với Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là một trong hai thi sĩ nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19
2. Tìm hiểu tác phẩm Bài ca ngất ngưởng
a. Thể loại
Văn bản thuộc thể loại ca trù
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết sau năm 1848, khi tác giả cáo quan về ở ẩn
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm
d. Bố cục
- Phần 1 (6 câu đầu): Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp
- Phần 2 (12 câu tiếp): Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ
- Phần 3 (còn lại) : Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch
e. Giá trị nội dung
Bài thơ khẳng định ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống
f. Giá trị nghệ thuật
- Cách gieo vần, các câu thơ thuần Hán , thuần Việt được đan cài vào nhau tạo nên nhịp điệu câu thơ
- Số âm tiết qua cách nói cách hát thể hiện sự phóng khoáng của cá nhân, nghệ thuật điệp từ