Thuốc Pentoxifylline 100mg: Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ và lưu ý khi dùng

Pentoxifylline là thuốc dùng để cải thiện các triệu chứng của vấn đề tuần hoàn máu ở cẳng chân/tay (đau cách hồi do bệnh viêm tắc động mạch ngoại vi hoặc tiểu đường). Vậy thuốc Pentoxifylline được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.


Thành phần và cơ chế tác động

Thuốc Pentoxifylline có thành phần chính là  Pentoxifyllin

Pentoxifylline là một dẫn chất của xanthin có tác dụng chủ yếu làm giảm độ nhớt của máu, có thể do làm hồng cầu dễ uốn biến dạng, làm giảm bám dính và kết tập của tiểu cầu, làm giảm nồng độ fibrinogen huyết tương và làm tăng hoạt tính tiêu fibrin. Hồng cầu dễ uốn biến dạng là do ức chế phosphodiesterase và kết quả là AMP vòng tăng trong hồng cầu.

Giảm độ nhớt của máu đã cải thiện được lưu lượng máu, làm tăng lưu lượng máu đến các mô bị thiếu máu cục bộ và tăng nồng độ oxy mô ở người bị viêm tắc mạn tính động mạch ngoại biên.

Pentoxifylline cũng làm tăng áp lực oxy ở vỏ não và dịch não tủy, đã được dùng để điều trị một số bệnh về tuần hoàn não. Pentoxifylline cũng ức chế sản xuất ra một cytokin, yếu tố alpha hoại tử u (TNFα) và đặc tính này đang được nghiên cứu điều trị một số bệnh.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột với hàm lượng 100mg

Mỗi viên nén:

  • Pentoxifylline: 100mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên

Ngoài ra, thuốc còn được bào chế dưới các dạng và hàm lượng như sau:

  • Dung dịch tiêm để tiêm truyền tĩnh mạch 100 mg/5 ml
  • Viên bao 400mg

Chỉ định và chống chỉ định thuốc

Description: Hẹp động mạch ngoại biên do xơ vữaPentoxifylline được dùng để điều trị chứng đau cách hồi do viêm tắc động mạch ngoại vi mạn tính.Pentoxifylline được dùng để điều trị chứng đau cách hồi do viêm tắc động mạch ngoại vi mạn tính.

Chỉ định

Pentoxifylin được dùng điều trị các bệnh do viêm tắc động mạch mãn tính các chi: 

  • Chứng đau cách hồi, bệnh tiểu đường, rối loạn dinh dưỡng liên quan đến huyết khối động mạch và tĩnh mạch, loét và hoại tử chân, bệnh Raynaud
  • Bệnh lý mạch máu não.
  • Rối loạn mạch võng mạc, mạch tiền đình và rối loạn thính giác.

Chống chỉ định

Pentoxifylline chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với Pentoxifylline hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không được dùng Pentoxifylline cho người bệnh mới bị xuất huyết não và/hoặc xuất huyết võng mạc, hoặc người bệnh đã có tiền sử trước đây không dung nạp đối với Pentoxifylline hoặc các dẫn xuất của methylxanthin như cafein, theophylin hoặc theobromin.
  • Nhồi máu cơ tim giai đoạn cấp.
  • Bệnh động mạch vành nặng.
  • Người bệnh có nguy cơ hoặc đang có xuất huyết nặng.
  • Loạn nhịp nặng.
  • Loét dạ dày/tá tràng.

Liều lượng và cách sử dụng

Cách dùng :

Pentoxifylin được dùng uống, tốt hơn là vào bữa ăn để giảm các rối loạn về tiêu hoá. Uống nguyên viên, không nhai.

Liều dùng:

Người lớn 4 viên/lần, ngày 3 lần. Nếu có các tác dụng không mong muốn về tiêu hoá hoặc thần kinh trung ương, giảm liều xuống còn 2 lần/ngày.

Mặc dù các triệu chứng có thể giảm nhẹ ở một số người bệnh trong vòng 2 đến 4 tuần, nhưng cần phải tiếp tục điều trị trong ít nhất 8 tuần để đánh giá hiệu quả, có khi phải điều trị tới 6 tháng.

Ở người bệnh suy gan hoặc suy thận nặng, cần phải giảm liều.

Tác dụng phụ

Description: đau đầu do tác dụng phụ của thuốcSử dụng Pentoxifylline có thể gây nhức đầuSử dụng Pentoxifylline có thể gây nhức đầu

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc pentoxifylline?

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu đầu tiên nào sau đây của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Đau ngực;
  • Nhịp tim đập mạnh hoặc đánh trống ngực;
  • Cảm thấy muốn ngất xỉu;
  • Nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng;
  • Phân có máu, màu đen hoặc như hắc ín;
  • Ho ra máu hoặc nôn mửa giống bã cà phê.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Chóng mặt, nhức đầu;
  • Mờ mắt;
  • Da ửng đỏ (ấm, đỏ, hoặc cảm giác tê);
  • Ợ hơi, đầy hơi hoặc đau bao tử;
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý

Lưu ý chung

  • Người bệnh có tắc động mạch mãn tính các chi thường có các biểu hiện khác của bệnh xơ vữa động mạch.
  • Pentoxifylline đã được dùng một cách an toàn để điều trị bệnh động mạch ngoại biên ở người bệnh có đồng thời các bệnh động mạch vành và động mạch não, nhưng đã có báo cáo lẻ tẻ về các trường hợp đau thắt ngực, hạ huyết áp và loạn nhịp tim.
  • Các thử nghiệm có đối chứng cho thấy Pentoxifylline không gây các ADR này nhiều hơn placebo, nhưng vì thuốc này là một dẫn xuất methylxanthin nên có thể một số người có những đáp ứng như vậy.
  • Nên tránh dùng Pentoxifylline trong xuất huyết não, xuất huyết võng mạc nặng, loạn nhịp tim nặng và nhồi máu cơ tim cấp. Dùng thuốc thận trọng ở người bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, huyết áp thấp hoặc không ổn định.
  • Pentoxifylline được coi là không an toàn đối với người bệnh có rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Người bệnh được điều trị với warfarin cần phải được theo dõi thường xuyên hơn về thời gian prothrombin, trong khi người bệnh có các yếu tố nguy cơ khác dễ có biến chứng xuất huyết (như mới được phẫu thuật, loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết não và/hoặc xuất huyết võng mạc) cần được khám định kỳ về chảy máu, gồm xét nghiệm về tỷ lệ thể tích huyết cầu và/hoặc hemoglobin.
  • Sử dụng thận trọng trong người suy thận do các chất chuyển hóa có hoạt tính tích lũy ở thận dẫn đến làm tăng nguy cơ ADR.
  • Độ an toàn và hiệu quả đối với trẻ em dưới 18 tuổi chưa được xác định.
  • Khi có các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng phản vệ/phản vệ, phải ngừng dùng Pentoxifylline ngay lập tức và phải thông báo cho bác sĩ.
  • Cần theo dõi đặc biệt cẩn thận trong các trường hợp sau:
  • Những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan nghiêm trọng: Có thể cần giảm liều lượng.
  • Ở những bệnh nhân được điều trị đồng thời Pentoxifylline với thuốc chống đái tháo đường, Ciprofloxacin hoặc Theophyllin.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Chưa nghiên cứu đầy đủ và chưa được kiểm chứng kỹ về dùng thuốc trên phụ nữ mang thai. Chỉ nên dùng Pentoxifylline cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Pentoxifylline và các chất chuyển hóa bài tiết vào sữa mẹ. Vì Pentoxifylline đã thể hiện khả năng tạo u trên chuột cống trắng, nên cần phải ngừng cho con bú hoặc ngừng dùng thuốc, có tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Vì Pentoxifylline có thể gây tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt nên cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc

Pentoxifylline có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc này cùng với bất kỳ loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo. Bác sĩ của bạn có thể chọn những loại thuốc khác để chữa bệnh cho bạn:

  • Ketorolac
  • Meloxicam
  • Cimetidine
  • Erythromycin

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc:

  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc trị tăng huyết áp
  • Bupivacaine, Bupivacaine Liposome
  • Capsaicin
  • Choline Salicylate

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới pentoxifylline không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến pentoxifylline?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bất cứ tình trạng nào làm cho bạn có nguy cơ chảy máu (ví dụ, đột quỵ gần đây) – Pentoxifylline có thể làm cho tình trạng trở nên tệ hơn.
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan – Có thể gia tăng nguy có gặp tác dụng phụ.

Bảo quản

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Xử lý khi dùng quá liều thuốc Pentoxifylline

Các triệu chứng chính khi dùng quá liều Pentoxifylline:

  • Đỏ bừng
  • Hạ huyết áp 
  • Co giật 
  • Ngủ gà
  • Mất ý thức
  • Sốt 
  • Kích động.

Khi gặp phải các dấu hiệu liệt kê ở trên, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Xử lý khi quên một liều thuốc Pentoxifylline

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!