Sự khác biệt giữa say nắng (sốc nhiệt) và say nóng: cách xử trí và phòng ngừa

Say nắng và say nóng là những tình trạng do tiếp xúc với nhiệt độ quá cao. Nếu không được điều trị, tình trạng say nóng có thể tiến triển thành say nắng, đe dọa tính mạng.


Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Hoa Kỳ), nhiệt độ trên mức trung bình hoặc thời tiết ẩm ướt bất thường làm tử vong hơn 600 người ở Hoa Kỳ mỗi năm.

Khi nhiệt độ tăng lên, điều quan trọng là phải biết cách tránh các bệnh liên quan đến nhiệt. Bài viết dưới đây sẽ nói về các triệu chứng và cách điều trị của say nắng và say nóng

Say nắng và say nóng là gì?

Những tình trạng này đều do tiếp xúc quá nhiều với thời tiết quá nóng. Tuy nhiên, chỉ say nắng mới có thể gây ra tổn thương cho các hệ thống của cơ thể.

Say nắng

Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt, là một tình trạng nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiệt. Nó xảy ra khi nhiệt độ cơ thể từ 40ºC trở lên và đây là một trường hợp cấp cứu đe dọa đến tính mạng.

Nếu say nắng không được điều trị ngay lập tức, có thể làm tổn thương nhiều cơ quan và hệ thống, bao gồm:

  • Não và hệ thần kinh
  • Hệ thống tuần hoàn
  • Phổi
  • Gan
  • Thận
  • Đường tiêu hóa
  • Cơ bắp

Say nóng

Say nóng ít nghiêm trọng hơn say nắng. Bất cứ ai nghi ngờ mình bị say nóng, cần ngay lập tức nghỉ ngơi và bù nước. Nếu các triệu chứng không cải thiện, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế để ngăn ngừa tiến triển thành sốc nhiệt.

Triệu chứng

Các triệu chứng của say nóng và say nắng có thể phát triển nhanh chóng hoặc trong vài giờ, vài ngày. Chúng có thể thường gây ra đau cơ và chuột rút đầu tiên.

Say nóng có thể dẫn đến:

  • Chuột rút cơ
  • Mạch nhanh, yếu
  • Yếu cơ
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Quá nhiều mồ hôi
  • Da lạnh, ẩm ướt
  • Chóng mặt và đôi khi ngất xỉu
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Đau đầu

Say nắng có thể bắt đầu với các triệu chứng say nóng. Nó có thể đe dọa tính mạng và các triệu chứng có thể nhanh chóng trầm trọng hơn, bao gồm:

  • Thân nhiệt từ 40ºC trở lên
  • Da khô, nóng
  • Tăng nhịp tim 
  • Lú lẫn
  • Kích động
  • Nói lắp
  • Co giật
  • Mất ý thức
  • Hôn mê

Có hai loại say nắng: do gắng sức và không do gắng sức.

Say nắng không do gắng sức xảy ra ở những người không thể thích nghi tốt với nhiệt độ môi trường nóng. Người lớn tuổi, những người bị bệnh mạn tính và trẻ sơ sinh thường bị ảnh hưởng. Một người thường trải qua kiểu say nắng này khi họ ở trong nhà mà không có điều hòa nhiệt độ và họ có thể không tham gia vào bất kỳ hoạt động thể chất nào. Có thể mất vài ngày nhiệt độ cao để xảy ra hiện tượng say nắng không do gắng sức và nó thường xảy ra trong các đợt nắng nóng khắc nghiệt.

Say nắng gắng sức xảy ra ở những người mà cơ thể không còn thích ứng được với nhiệt độ tăng khi tập thể dục hoặc làm việc. Tình trạng này có thể phát triển trong vòng vài giờ và nó thường ảnh hưởng đến những người dành thời gian ở ngoài trời.

Ngồi lâu trong ô tô kín khiến trẻ nhỏ và vật nuôi có nguy cơ bị say nắng cao. CDC ước tính rằng khi nhiệt độ ngoài trời là 27ºC, nhiệt độ bên trong một chiếc ô tô kín sẽ tăng lên 42ºC trong vòng 20 phút. Bên ngoài càng nóng, nhiệt độ bên trong xe càng tăng nhanh

Khi nào cần đi khám

Bất kỳ ai gặp bất kỳ triệu chứng nào của say nắng đều nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Nếu một người nghi ngờ rằng họ bị say nóng, họ nên cố gắng cải thiện tình trạng này bằng cách chuyển đến một môi trường mát mẻ hơn, nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước và thay quần áo mát hơn.

Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện trong vòng 1 giờ

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh liên quan đến nhiệt nóng dựa trên các triệu chứng. Các bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra các biến chứng tiềm ẩn như

Tổn thương cơ

  • Mất nước, thường khi lấy mẫu nước tiểu hoặc xét nghiệm máu
  • Tổn thương tim và phổi, có thể chụp X quang và các chẩn đoán hình ảnh khác
  • Các vấn đề về hệ tuần hoàn
  • Tổn thương chức năng thận hoặc gan

Điều trị

Bất cứ ai nghi ngờ rằng họ bị say nóng, hãy ngay lập tức thực hiện các bước để hạ nhiệt. Chúng có thể bao gồm:

  • Di chuyển đến một nơi râm mát
  • Cởi bỏ bớt quần áo
  • Nghỉ giải lao khi làm việc ngoài nắng
  • Bật quạt hoặc điều hoà nhiệt độ
  • Dội nước mát lên da hoặc đắp khăn ướt, mát lên cơ thể
  • Uống nước và đồ uống thể thao

Nếu một người nôn mửa hoặc cảm thấy buồn nôn, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Nếu một người có bất kỳ triệu chứng nào của say nắng, hãy liên hệ ngay với các dịch vụ cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. Các bác sĩ có thể sẽ điều trị:

  • Chườm đá lên cổ, nách và bẹn
  • Phun xịt lạnh
  • Điều trị bất kỳ hệ thống cơ quan nào bị tổn thương
  • Sử dụng chăn làm mát chuyên dụng
  • Truyền chất lỏng vào tĩnh mạch để làm mát và hydrat hóa

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ có thể khiến một người dễ bị say nóng hoặc say nắng. Bao gồm các yếu tố sau:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Bị khuyết tật nặng
  • Bị cháy nắng
  • Dưới 13 tuổi hoặc trên 65 tuổi
  • Sử dụng một số loại thuốc cho các bệnh tim hoặc tăng huyết áp, đặc biệt là thuốc lợi tiểu
  • Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, như di chuyển từ khí hậu lạnh sang khí hậu nóng
  • Ở ngoài trời với nhiệt độ quá cao hoặc ở trong nhà quá nóng mà không có cách nào để hạ nhiệt

Phòng ngừa

Khi nhiệt độ tăng cao, điều quan trọng là phải biết cách phòng ngừa các bệnh liên quan đến nóng. Mục đích là giữ cho cơ thể mát mẻ.

Các cách sau có thể giúp:

  • Ở trong nhà vào thời điểm nóng nhất trong ngày
  • Cố gắng ở trong bóng râm khi ở ngoài trời
  • Uống thêm 2-4 cốc nước mỗi giờ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao
  • Thường xuyên nghỉ giải lao khi làm việc hoặc tập thể dục ngoài trời vào những ngày nắng nóng
  • Mặc quần áo rộng rãi, sáng màu
  • Sử dụng nước mát để tắm vòi sen và bồn tắm
  • Đội mũ rộng vành để che nắng cho khuôn mặt
  • Tránh đồ uống làm mất nước, kể cả đồ uống có caffeine hoặc cồn
  • Mặc các loại vải thoáng khí như cotton, thay vì các loại vải pha tổng hợp
  • Dành một phần thời gian trong ngày ở nơi có máy lạnh, như trung tâm mua sắm, thư viện hoặc rạp chiếu phim

Không ở lại một mình trong một chiếc xe đang đỗ trong thời tiết cực kỳ nóng bức. Như vậy có thể đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và người từ 65 tuổi trở lên.

Tổng kết

Với phương pháp điều trị thích hợp, kịp thời, một người có thể hoàn toàn thoát khỏi tình trạng bệnh liên quan đến nhiệt.

Nhận biết các triệu chứng của say nóng và thực hiện các bước để hạ nhiệt có thể ngăn tình trạng này phát triển thành sốc nhiệt.

Nếu không được điều trị, say nắng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong. Khi một người được điều trị đúng cách đủ sớm, họ có thể hồi phục hoàn toàn sau cơn say nắng.

Ngay cả trong những ngày nóng nhất, những căn bệnh này thường có thể được ngăn ngừa bằng cách lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!