Soạn Cóc kiện Trời
Đọc: Cóc kiện Trời trang 15, 16, 17
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 15 Câu hỏi: Tìm lời giải cho câu đố sau:
Đêm về người ngủ, tôi thì bắt sâu
Tôi kêu mấy tiếng, mưa đâu bay về.
Trả lời:
Đáp án: Con cóc.
Đọc
Cóc kiện trời
Nội dung chính: Bài đọc “Cóc kiện trời” kể về hành trình lên thiên đình kiện Trời của Cóc. Bởi vì lâu lắm, trần gian không hề được một giọt nước mưa. Trên đường đi, gặp cua, gấu, cọp, cáo và ong. Tất cả đều xin đi theo. Đến cửa nhà Trời, nhờ vào sự sắp xếp đội hình của cóc mà họ đã chiến thắng đội quân nhà Trời, gặp được Thượng đế và thành công đòi được mưa xuống. Từ đó hễ cóc nghiến răng là trời đổ mưa.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 16 Câu 1: Vì sao cóc lên thiên đình kiện trời?
Trả lời:
Vì có một năm trời nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 16 Câu 2: Nêu cách sắp xếp đội hình của cóc khi đến của nhà Trời.
Trả lời:
Cách sắp xếp đội hình của cóc khi đến cửa nhà Trời: Cua bò vào chum nước, ong đợi sau cánh cửa. Còn cáo, gấu, cọp thì nấp ở hai bên.
Trả lời:
Trời sai chó bắt cáo → Gấu quật chó chết tươi.
Trời sai Thần Sét trị gấu → Ong ở sau cánh cửa bay ra đốt túi bụi.
Thần nhảy vào chum nước → Cua giơ càng ra kẹp.
Thần đau quá, nhảy ra → Cọp vồ.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 17 Câu 4: Vì sao Trời thay đổi thái độ với cóc sau khi giao chiến?
Trả lời:
Vì đội quân của nhà Trời đã thua cuộc, Trời túng thế nên đành mời cóc vào.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 17 Câu 5: Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn trong câu chuyện Cóc kiện trời.
Trả lời:
Đoạn 1 (từ đầu đến xin đi theo): Nguyên nhân cóc kiện trời.
Đoạn 2 (tiếp theo đến bị cọp vồ): Diễn biến cuộc đấu giữa hai bên.
Đoạn 3 (phần còn lại): Kết quả cuộc đấu.
Nói và nghe: Kể chuyện Cóc kiện Trời trang 17
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 17 Câu 1: Nói về sự việc trong từng ảnh:
Trả lời:
Hình 1: Ngày xưa, có một năm trời nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây có trụi trợ, chim muông khát khô cả họng. Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên định kiện Trời. Dọc đường, gặp cua, gấu, cọp, ong và cáo. Tất cả đều xin đi theo.
Hình 2: Đến của nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, cóc bảo:
- Anh cua bò vào chum nước này. Cô ong đợi sau cánh cửa. Còn chị cáo, anh gấu, anh cọp thì nấp ở hai bên.
Sắp đặt xong, cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh bạ hổi trống. Thấy chú cóc bé tẹo dám náo động thiên định, Trời nổi giận, sai gã ra trị tội. Gà vừa bay đến, cóc ra hiệu, cho nhảy xổ tới, cắn cổ gà tha đi. Trời sai chó bắt cáo. Chó mới ra tới cửa, gấu đã quật chó chết tươi. Trời càng tức, sai Thần Sét trị gấu. Thần Sét cầm lưỡi tẩm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ, đã bị ong ở sau của bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị cọp vồ.
Hình 3:
Trời túng thế, đành mời các vào. Cóc tâu:
- Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt nước mưa. Thượng đế cần làm mua ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:
- Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống!
Lại còn dặn thêm:
- Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây!
Hình 4:
Cóc vể đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng.
Từ đó, hễ cóc nghiến răng là trời đổ mưa.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 17 Câu 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo ảnh.
Trả lời:
Đoạn 1:
Ngày xưa, có một năm trời nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây có trụi trợ, chim muông khát khô cả họng. Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên định kiện Trời. Dọc đường, gặp cua, gấu, cọp, ong và cáo. Tất cả đều xin đi theo.
Đoạn 2:
Đến của nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, cóc bảo:
- Anh cua bò vào chum nước này. Cô ong đợi sau cánh cửa. Còn chị cáo, anh gấu, anh cọp thì nấp ở hai bên.
Sắp đặt xong, cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh bạ hổi trống. Thấy chú cóc bé tẹo dám náo động thiên định, Trời nổi giận, sai gã ra trị tội. Gà vừa bay đến, cóc ra hiệu, cho nhảy xổ tới, cắn cổ gà tha đi. Trời sai chó bắt cáo. Chó mới ra tới cửa, gấu đã quật chó chết tươi. Trời càng tức, sai Thần Sét trị gấu. Thần Sét cầm lưỡi tẩm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ, đã bị ong ở sau của bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị cọp vồ.
Đoạn 3:
Trời túng thế, đành mời các vào. Cóc tâu:
- Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt nước mưa. Thượng đế cần làm mua ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:
- Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống!
Lại còn dặn thêm:
- Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây!
Đoạn 4: Cóc vể đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng.
Từ đó, hễ cóc nghiến răng là trời đổ mưa.
Viết: Trăng trên biển trang 18
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 18 Câu 1: Nghe – viết: Trăng trên biển.
Trả lời:
Trăng trên biển
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng! Màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, rất trong. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. Bầu trời cũng sáng xanh lên. Mặt nước lóa sáng. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi.
(Theo Trần Hoài Dương)
- Cách viết:
+ Viết hoa chữ cái đầu câu: Trăng, Duy, Đẹp, Màu, Càng, Mặt, Cả.
+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 18 Câu 2: Làm bài tập a hoặc b.
a. Chọn tiếng phù hợp với mỗi chỗ trống.
b. Tìm từ ngữ có chứa vần ăt hoặc ăc có nghĩa như sau:
- Tàu thuyền vướng vào chỗ cạn không đi được.
- Làm sạch quần áo bằng cách vò, giũ trong nước.
Trả lời:
a. Chọn tiếng phù hợp với mỗi chỗ trống.
- Sinh sôi
- Xào xạc
- San sẻ
- Sáng sủa
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 18 Câu 3: Đặt 2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 2.
Trả lời:
- Tiếng lá rơi xào xạc,
- Sau cơn mưa, cây cối sinh sôi rất nhanh.
* Vận dụng:
Trả lời:
- Kể lại cho người thân nghe câu chuyện.
- Cảm nghĩ: Em vừa đồng tình vừa cảm phục và thích thú trước mục đích và hành động của cóc. Cóc đi kiện trời vì trời làm hạn hán ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Việc làm của cóc được nhiều thú vật đồng tình. Cảm phục và thích thú trước tài năng và cuộc đọ sức của cóc với Trời và cảm phục trước trí thông minh, tài năng của cóc.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: