Soạn Cuộc họp của chữ viết
Đọc: Cuộc họp của chữ viết trang 64, 65
Khởi động
Trả lời:
Theo tớ, nếu không có dấu câu khi viết thì người đọc sẽ không biết phải ngắt, nghỉ như thế nào và sẽ không hiểu được ý nghĩa mà chúng ta muốn thể hiện qua câu đó.
Bài đọc
Cuộc họp của chữ viết
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu:
- Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.
Có tiếng xì xào:
- Thế nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.”
Tiếng cười rộ lên. Dấu chấm nói:
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
- Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh dấu chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(Phỏng theo Trần Ninh Hồ)
Từ ngữ:
- Dõng dạc: mạnh mẽ, rõ ràng và chững chạc
- Lấm tấm: có nhiều hạt nhỏ trên bề mặt
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 65 Câu 1: Câu chuyện kể về cuộc họp của những ai?
Em đọc kĩ câu văn đầu tiên để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Câu chuyện kể về cuộc họp của các chữ cái và dấu câu.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 65 Câu 2: Cuộc họp đó bàn về chuyện gì?
Em đọc kĩ lời nói của bác chữ A để tìm ra chuyện mà cuộc họp đó bàn đến.
Trả lời:
Cuộc họp của các chữ cái và dấu câu bàn về việc tìm cách giúp đỡ bạn Hoàng đặt dấu câu cho đúng.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 65 Câu 3: Vì sao không ai hiểu những điều bạn Hoàng đã viết?
Em đọc kĩ đoạn văn bạn Hoàng viết trong lời kể của bác chữ A và đưa ra lời giải thích của mình.
Trả lời:
Không ai hiểu những điều bạn Hoàng viết vì bạn ấy đặt dấu câu một cách bừa bãi.
Em đọc kĩ lời nói của bác chữ A cuối bài đọc để trả lời câu hỏi và sắp xếp các bước cho phù hợp.
Trả lời:
Người được giao nhiệm vụ giúp đỡ bạn Hoàng sửa lỗi là anh dấu chấm.
Các bước giúp Hoàng sửa lỗi được nêu ra trong cuộc họp lần lượt là: Viết câu => Đọc lại câu => Chấm câu.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 65 Câu 5: Em hãy góp thêm ý kiến để giúp bạn Hoàng viết đúng.
Em suy nghĩ và đưa ra lời khuyên cho bạn Hoàng để bạn ấy cải thiện được cách đặt dấu câu của mình.
Trả lời:
Theo em, bạn Hoàng cần đọc thêm nhiều bài đọc, câu chuyện để làm quen với việc đặt dấu câu của mọi người.
Nội dung
Nói lên tầm quan trọng của dấu chấm trong câu. Nếu đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu.
Viết: Ôn chữ viết hoa E, Ê trang 65
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 65 Câu 1: Viết tên riêng: Ê-đê
Trả lời:
Em chủ động viết vào vở.
Chú ý:
- Viết hoa chữ cái đầu
- Sau dấu gạch ngang không viết hoa.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 65 Câu 2: Viết câu:
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập vào vở.
Chú ý:
- Với câu có 6 tiếng, em lùi vào 3 – 4 ô li
- Với câu có 8 tiếng, em lùi vào 1 – 2 ô li
- Viết hoa chữ cái đứng đầu mỗi câu thơ.
Luyện tập trang 66, 67
Em đọc kĩ từng câu và sắp xếp vào nhóm thích hợp.
Trả lời:
Câu giới thiệu:
(1) Tớ là bút nâu.
(3) Đây là bút đỏ, bạn của tớ.
Câu nêu đặc điểm:
(2) Tớ cao nhất hộp bút vì hiếm khi được gọt.
(4) Bút đỏ thì thấp một mẩu vì được gọt quá nhiều.
Câu nêu hoạt động:
(5) Tớ dùng keo gắn bút đỏ vào bên cạnh tớ để bạn nhìn được ra ngoài hộp bút.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 66 Câu 2: Chọn thông tin đúng về câu kể.
Em đọc kĩ các thông tin và tìm thông tin phù hợp với câu kể.
Trả lời:
Câu kể dùng để kể, tả, giới thiệu.
Câu kể kết thúc bằng dấu chấm.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 66 Câu 3: Xếp các câu dưới đây vào nhóm thích hợp và nêu lí do.
b. Bút nâu là một người bạn tốt.
c. Bút nâu nhảy với bút vàng, lắng nghe ước mơ của bút tím.
d. Bút nâu thật là thân thiện!
Em dựa vào những đặc điểm của câu kể mà em đã xác định ở bài tập 2 để phân biệt câu kể và câu cảm.
- Câu kể là câu dùng để kể, tả, giới thiệu và kết thúc bằng dấu chấm.
- Câu cảm là câu dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc và kết thúc bằng dấu chấm than.
Trả lời:
a. Bút nâu cao và nhọn quá!
=> Câu cảm vì có dấu chấm than ở cuối câu.
b. Bút nâu là một người bạn tốt.
=> Câu kể vì có dấu chấm ở cuối câu.
c. Bút nâu nhảy với bút vàng, lắng nghe ước mơ của bút tím.
=> Câu kể vì có dấu chấm ở cuối câu.
d. Bút nâu thật là thân thiện!
=> Câu cảm vì có dấu chấm than ở cuối câu.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 66 Câu 4: Tìm dấu câu phù hợp thay cho ô vuông.
Minh là thành viên mới của lớp 3A□ Minh vừa chuyển từ trường khác đến□ Bạn ấy vui vẻ giới thiệu:
- Tớ tên là Tuệ Minh□ Tớ thích chơi cờ vua và múa ba lê□
- Tớ cũng thích chơi cờ vua lắm□
- Cậu có muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không□
Em đọc kĩ các câu và điền dấu câu phù hợp.
- Điền dấu chấm ở cuối câu kể.
- Điền dấu chấm than ở cuối câu cảm.
- Điền dấu hỏi chấm ở cuối câu hỏi.
Trả lời:
Minh là thành viên mới của lớp 3A. Minh vừa chuyển từ trường khác đến. Bạn ấy vui vẻ giới thiệu:
- Tớ tên là Tuệ Minh. Tớ thích chơi cờ vua và múa ba lê.
Các bạn xôn xao đáp lại:
- Tên của cậu đẹp quá!
- Tớ cũng thích chơi cờ vua lắm!
- Cậu có muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không?
(Theo Việt Phương)
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 67 Câu 1: Quan sát tranh và đóng vai bạn nhỏ để giới thiệu về bạn ấy.
Em quan sát kĩ bức tranh và dựa vào câu gợi ý để giới thiệu về bạn nhỏ.
Trả lời:
Tớ tên là Hà My. Tớ sinh ngày 15 tháng 11 năm 2015, năm nay tớ 8 tuổi. Sở thích của tớ là múa ba lê.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 67 Câu 2: Tự giới thiệu về bản thân.
Em dựa vào gợi ý sau để giới thiệu về bản thân mình:
Trả lời:
- Mình tên là Tuấn Tú. Mình sinh ngày 2 tháng 2 năm 2015, năm nay mình 8 tuổi. Sở thích của mình là đá bóng và đọc truyện tranh. Mình mong sau này sẽ trở thành một cầu thủ giỏi.
- Mình tên là Mai Anh. Mình năm nay 8 tuổi rồi. Mình rất thích vẽ tranh.
Em viết đoạn văn tự giới thiệu bản thân ở bài tập 2 vào thẻ và trang trí.
Trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Đựng vở, đựng bút, đựng kho sách đầy.
(Theo Câu đố vui cho học sinh)
Em có thể tìm đọc các câu đố ở sách báo, tìm kiếm trên mạng hoặc hỏi người thân trong gia đình.
Trả lời:
Một số câu đố về đồ dùng học tập hoặc đồ vật ở trường.
Mình tròn đầu nhọn
Không phải bò trâu
Uống nước ao sâu
Lên cày ruộng cạn
(Là cái gì? – Cái bút mực)
Thân thì liền với hai chân
Khi làm chân nghỉ, chân quay mới kỳ.
(Là cái gì? – Cái compa)
Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng
(Là cái gì? – Viên phấn)
Bài giảng Tiếng Việt lớp 3 trang 62, 63 Bài 14: Cuộc họp của chữ viết - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: