Soạn bài Thực hành tiếng việt
A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn
Nghĩa của từ ngữ
Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Đọc những câu sau trong truyện Cây khế (Bùi Mạnh Nhị kể)
Trả lời:
a. - mơn mởn: tươi
- lúc lỉu: trĩu trịt
b. - ròng rã: đằng đẵng
- vợi hẳn: bớt dần hẳn
b. Giải thích nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ tìm được ở trên.
Trả lời
a.
Sự kiện |
Vợ chồng người em |
Vợ chồng người anh |
||
Động từ, cụm động từ |
Đặc điểm |
Động từ, cụm động từ |
Đặc điểm |
|
Chuẩn bị theo chim ra đảo |
Nghe lời chim, May một túi |
Từ tốn, biết điểm dừng |
Cuống quýt bàn cãi may túi, định may nhiều túi. |
Tham lam, nôn nóng. |
Lên lưng chim để ra đảo |
Trèo, trèo lên lưng |
Ôn tồn, bình tĩnh |
Tót, tót ngay lên lưng. |
Vội vã, sỗ sàng, thô lỗ. |
Lấy vàng bạc trên đảo |
Không dám vào, chỉ dám nhặt ít |
Cẩn trọng, từ tốn, không tham lam. |
Hoa mắt vì của quý, mêm mẩn tâm thần, quên đối, quên khát, lấy thêm, cố nhặt vàng và kim cương. |
Tham lam vô độ, mất hết lí trí. |
b. Giải thích nghĩa của một số động từ, cụm động từ:
- tót: di chuyển lên một nơi khác bằng động tác rất nhanh, gọn và đột ngột.
- cuống quýt: vội vã, rối rít do bị cuống, không bình tĩnh.
- mê mẩn tâm thần: tâm trí, tinh thần không còn tỉnh táo hoặc quá say mê đến mất bình tĩnh.
- nghe lời chim: lắng nghe và làm theo lời chỉ dẫn của chim,…
Biện pháp tu từ
a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hét lại đầy.
Trả lời:
a.
- Biện pháp tu từ: điệp từ
- Tác dụng: nhấn mạnh sự thần kì của niêu cơm, phản ánh ước mơ hòa bình của nhân dân qua hình tượng niêu cơm thần.
b.
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ
- Tác dụng: Tăng sức gợi hình cho câu văn, thể hiện sự bao la, rộng lớn với những nơi mà chim thần bay qua.
Trả lời:
- Tôi đi mãi, đi mãi mà vẫn chưa đến nơi.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ: đi mãi.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt
- Nghĩa của từ
* Khái niệm: nghĩa của từ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ…mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.
* Cách giải thích nghĩa của từ
Nghĩa của từ rất đa dạng:
– Đưa ra khái niệm, định nghĩa từ biểu thị.
Ví dụ: Dũng cảm: đối mặt khó khăn, thử thách vẫn không lùi bước. Luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt và vượt qua.
– Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ cần giải thích cho người khác hiểu.
Ví dụ: Trung thực: con người có tính thật thà, thắng thẳn.
- Điệp ngữ:
"Điệp ngữ" là "một biện pháp tu từ" trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp ngữ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.
VD: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức, ngắn gọn khác: