Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 89 Tập 1 | Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 89 Tập 1 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 89 ngắn nhất

* Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)

Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy tìm trong các bài viết của mình hoặc bạn bè một số trường hợp diễn đạt “giống văn nói” và đề xuất cách chỉnh sửa.

Trả lời:

HS tự tìm trong các bài viết của mình hoặc của bạn bè các trường hợp diễn đạt “giống văn nói” và đề xuất cách chỉnh sửa.

Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tìm trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Trả lời:

Trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là:

- Hắn vừa đi vừa chửi … cũng không ai biết…

- Hắn về lớp này trông khác hẳn … trông gớm chết.

- Họ bảo nhau … Ồ hắn kêu!

- Chỉ biết rằng thị … mang ra cho Chí Phèo.

- Hắn tự hỏi rồi tự trả lời … chỉ gây kẻ thù.

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chọn một cảnh có hội thoại trong một bộ phim hoặc một chương trình trên truyền hình và nhận xét đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong cảnh này. Từ đó, hãy đánh giá hiệu quả trình bày, truyền đạt thông tin bằng lời nói ở ví dụ mà bạn đã chọn.

Trả lời:

- Ví dụ cảnh hội thoại trong bộ phim Đừng làm mẹ cáu.

Đặc điểm ngôn ngữ trong chương trình: Ngôn ngữ nói, được thể hiện bằng âm thanh, đây cũng là lời nói trong giao tiếp hằng ngày. Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai. Có các phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, ánh mắt nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…

- Đánh giá hiệu quả trình bày: Giúp cho người nghe dễ dàng nắm bắt thông tin, truyền đạt thông tin nhanh gọn. Người nghe có thể hiểu thêm về lời nói qua ngữ điệu, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…

Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Thể hiện nội dung của đoạn hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết và nhận xét sự khác biệt về phương tiện ngôn ngữ biểu đạt trong hai trường hợp.

Trả lời:

Thể hiện nội dung đoạn hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết:

Người mẹ mệt mỏi tâm sự với đứa con:

- Mẹ thấy mẹ thất bại, mẹ chẳng làm gì nên hồn. Mẹ nuôi con cũng làm con bị bệnh. Mẹ thấy mẹ nghèo hèn nên ai cũng có quyền mắng mỏ, chà đạp mẹ. Mẹ không biết rằng mình phải làm gì nữa.

- Không biết cũng không sao, mẹ bảo con không ai biết mọi thứ trên đời rồi cơ mà! – Happy an ủi mẹ.

- Mẹ có nói gì nữa không?

- Mẹ bảo không biết thì cần phải học.

- Nhưng sao khóa học làm mẹ này mẹ học mãi chưa xong?

Nhận xét:

- Phương tiện ngôn ngữ nói: âm thanh. Phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, nét mặt ánh mắt, cử chỉ điệu bộ.

- Phương tiện ngôn ngữ viết: chữ viết. Phương tiện hỗ trợ dấu câu.

Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Trả lời:

Những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

- Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi. Hoặc hai bên có thể trực tiếp giải quyết những thắc mắc để đi đến những thống nhất chung. Tuy nhiên, do giao tiếp bằng ngôn ngữ nói diễn ra tức thời, mau lẹ nên các phương tiện ngôn ngữ thường không được lựa chọn, gọt giũa kĩ càng. Trong khi đó, người nghe cũng phải tiếp nhận lĩnh hội nhanh nên cũng ít có điều kiện suy ngẫm và phân tích.

- So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng và chính xác. Trong khi đó, người đọc cũng có điều kiện đọc đi đọc lại, phân tích và nghiền ngẫm nội dung văn bản. Tuy nhiên, để giao tiếp được bằng ngôn ngữ viết thì cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, quy tắc tổ chức văn bản. Đồng thời giao tiếp theo hình thức này thường nảy sinh những thắc mắc nhưng những thắc mắc ấy lại không thể giải quyết được tức thì.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tôi có một ước mơ

Một thời đại trong thi ca

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội

Củng cố, mở rộng trang 97

Câu hỏi liên quan

HS tự tìm trong các bài viết của mình hoặc của bạn bè các trường hợp diễn đạt “giống văn nói” và đề xuất cách chỉnh sửa.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 89 Tập 1
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!