Soạn bài Thầy bói xem voi
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 3):
Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Để tìm hiểu con voi, mỗi ông thầy bói đã làm gì?
A. Sờ toàn bộ con voi
B. Tìm hiểu hoạt động của con voi
C. Sờ vào một bộ phận của con voi
D. Ngồi bàn tán với nhau về con voi
Trả lời:
Đáp án đúng là: C.
Sờ vào một bộ phận của con voi
Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao năm ông thầy bói nói sai về con voi?
A. Chỉ vì con voi quá to, không thể sờ hết
B. Chỉ sờ bằng tay, không cần suy luận
C. Chỉ tập trung tranh cãi, không nhường nhịn nhau
D. Chỉ lấy cái bộ phận, đơn lẻ để suy ra cái tổng thể
Trả lời:
Đáp án đúng là: D.
Chỉ lấy cái bộ phận, đơn lẻ để suy ra cái tổng thể.
Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, qua việc “xem voi” của các thầy bói, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ điều gì?
A. Không nên nhìn nhận sự vật, sự việc một cách phiến diện, chủ quan
B. Để tìm hiểu đúng sự vật, sự việc, không nên tranh cãi nhau
C. Để tìm hiểu đúng sự vật, sự việc, không nên nghe người khác
D. Cần tự tin, chỉ dựa vào ý kiến của mình để tìm hiểu sự vật, sự việc
Trả lời:
Đáp án đúng là: A.
Không nên nhìn nhận sự vật, sự việc một cách phiến diện, chủ quan
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi kể về việc xem voi của năm ông thầy bói. Năm ông thầy bói góp tiền biếu người quản voi để người ta cho xem con voi có hình thù như thế nào. Và khi được sờ vào voi thì các ông tranh nhau mỗi người sờ một bộ phận của con voi. Vì là thầy bói mù, các ông chỉ có thể sờ và cảm nhận mà không thể nhìn thấy con voi dẫn đến việc đưa ra những phán đoán sai về con voi. Mỗi người một ý, không ai chịu ai dẫn đến xảy ra xô xát. Điều này khiến ta nhận ra khi nhận xét đánh giá một việc gì đó ta cần đánh giá một cách tổng thể, khách quan.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác: