Soạn bài Nội dung ôn tập ngắn nhất
* Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Loại văn bản đã học |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản |
Văn bản văn học |
|
|
Văn bản nghị luận |
|
|
Trả lời:
Loại văn bản đã học |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản |
Văn bản văn học |
- Tiểu thuyết lịch sử - Truyện ngắn - Tiểu thuyết lịch sử - Thơ - Thơ - Thơ - Thể cáo - Thơ nôm |
- Kiêu binh nổi loạn - Người ở bến sông Châu - Hồi trống Cổ Thành - Thu hứng – Bài 1 - Tự tình – Bài 2 - Thu điếu - Bình Ngô đại cáo - Bảo kính cảnh giới |
Văn bản nghị luận |
- Nghị luận
- Nghị luận
- Nghị luận - Nghị luận |
- Con phải hơn cha để nhà có phúc - Gió thanh lay động cành cô trúc - Đừng gây tổn thương - Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc |
Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
Tên văn bản |
Thể loại |
Đặc điểm cơ bản |
Kiêu binh nổi loạn |
Truyện tiểu thuyết chương hồi. |
Tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quát nội dung được trình bày trong hồi. |
Hồi trống Cổ Thành |
Tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử |
Gắn với đặc điểm lịch sử quốc gia, dân tộc |
Người ở bến sông Châu |
ruyện ngắn |
Ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. |
Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
- Đặc điểm chung:
+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc
+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc
- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ
+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.
+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.
+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về
- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:
+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm
+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là:
+ Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.
+ Chú ý những nội dung quan trọng trong văn bản để trả lời câu hỏi.
Khi đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học và trả lời câu hỏi sẽ giúp em có thêm nhiều kiến thức hơn về những vấn đề trong văn học.
Câu 5 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
* Viết
Câu 6 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Kiểu bài |
Tập một |
Tập hai |
Nghị luận xã hội |
M: Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học |
M: Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống |
Trả lời:
Kiểu bài |
Tập một |
Tập hai |
Nghị luận xã hội
Nghị luận văn học |
- Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học - Nghị luận về một vấn đề xã hội - Bàn luận, thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm |
- Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống - Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội - Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện |
- Nhận xét điểm khác nhau của các kiểu văn bản viết được rèn luyện ở Ngữ văn 10, tập hai so với Ngữ văn 10, tập một: Ở tập một, chúng ta được rèn luyện viết chủ yếu về kiểu bài nghị luận xã hội, sang đến tập hai, ngoài nghị luận xã hội, chúng ta được đi sâu, luyện viết về nghị luận văn học.
Câu 7 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Tên kiểu văn bản |
Mục đích và nội dung |
Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học |
|
Nghị luận về một vấn đề xã hội |
|
Trả lời:
- Tên kiểu văn bản
+ Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
. Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó.
. Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả p hương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội
. Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.
. Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó
Câu 8 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
- Một số vấn đề xã hội mà em thấy có thể viết bài nghị luận để phát biểu ý kiến của mình:
+ Bạo lực học đường
+ Vi phạm an toàn giao thông
+ Hiện tượng nghiện Facebook
+ Hội nhập các quốc gia dân tộc
- Trên đây đều là những vấn đề xã hội cần có ý kiến, đề cập đến những hiện tượng nổi bật, quan trọng trong đời sống xã hội
* Nói và nghe
Câu 9 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai:
+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
+ Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
+ Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội
- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe: Ví dụ ở bài 5 phần đọc hiểu xoay quanh những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, phần Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện thì phần Nói và nghe là: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
* Tiếng Việt
Câu 10 (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
a)
- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...
- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ:
“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.
b)
- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học