Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa.
Trả lời:
Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay (Gustavơ Lebon)
Trả lời:
- Em rất thích đọc sách về văn học.
- Em sẽ biết rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm nổi bật của 1 số tác giả em thích như Tô Hoài, Nguyễn Ngọc Ánh, Tố Hữu…
* Đọc văn bản
1. Theo dõi: Câu chuyện kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?
Trả lời:
Câu chuyện kết nối với vấn đề nghị luận thông qua câu chuyện có nội dung về “ đọc”
Trả lời:
Lí lẽ và bằng chứng được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại:
- Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
- Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.
3. Phân tích: Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?
Trả lời:
Cách để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc cần xét cả hai phương diện là chủ thể đọc và đối tượng đọc. Nếu chỉ có cuốn sách dở thì chắc chắn người đọc sẽ hứng hờ. Ngược lại, nếu không được chuẩn bị nền tảng văn hóa cần thiết thì dù sách hay bao nhiêu cũng vô ích.
4. Suy luận: Cách kết văn bản có gì độc đáo?
Trả lời:
Ở phần kết văn bản, tác giả đã kết hợp giữa Tiếng Việt và tiếng La tinh, như một lời kêu gọi mọi người hãy cầm lấy sách và đọc.
* Sau khi đọc
Nội dung chính Hãy cầm lấy và đọc:
Văn bản đề cập tới nhu cầu và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người và nêu giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc.
Trả lời:
- Văn bản tập trung bàn về vấn đề đọc.
- Em nhận biết điều này nhờ:
+ Nhan đề: Hãy cầm lấy và đọc.
+ Mở bài: câu chuyện động lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh.
+ Thân bài: Nói về việc đọc sách
+ Kết bài: Nhắc lại thông điệp về đọc sách.
Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản.
Trả lời:
Một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản:
- Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Au-gu-xtinh.
- Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người.
- Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta.
- Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách.
- Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách.
- Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc.
Trả lời:
- Câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc":
"Hãy cầm lấy và đọc" có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.".
- Em đồng ý với cách lí giải đó. Vì hành động "cầm lấy" và "đọc" mang tính chất chủ động từ chủ thể của hành động. "Đọc" là một quá trình tiếp nhận kiến thức và tư duy của chủ thể đọc, không phải là sự bị động, nói và nghĩ theo cách của người khác.
Trả lời:
Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng để khẳng định trong thế giới hiện
đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách là:
- Lí lẽ: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe, nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (Hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy đối đáp…).
- Bằng chứng: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người, nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình…
Trả lời:
- Tác giả nêu hai điều kiện: chủ thể đọc và đối tượng đọc. Chủ thể đọc là con người, con người phải ham đọc. Đối tượng đọc là sách, phải có sách hay thì mới thu hút được người đọc. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hóa đọc sẽ khó mà cải thiện.
- Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này. Vì thông thường, người ta chỉ kêu gọi mọi người hãy đọc sách mà chưa để ý đến chất lượng của sách cũng như nền tảng văn hóa cần thiết để có thể đọc được những cuốn sách hay.
Trả lời:
Đọc sách, người đọc được mở mang trí tuệ, làm giàu cảm xúc, khám phá tự nhiên và xã hội, hiểu biết về con người và bản thân. Đọc sách, có khi người đọc được xuyên thời gian trở về với quá khứ hoặc đến tương lai xa xôi, có khi được du lịch tới một miền đất lạ…Những gì mà sách đem lại cho đời sống tinh thần của người đọc hêt sức phong phú. Như vậy, có thể xem đọc sách là một trải nghiệm.
* Viết kết nối với đọc
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.
Viết đoạn văn với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày
(Mẫu 1)
Sách là để đọc, không phải để trưng bày. Thật vậy, sách là kho tàng tri thức của nhân loại, đúng như M.Gorki đã từng nói “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Đọc sách không chỉ giúp ta mở rộng tri thức, hiểu biết trên mọi lĩnh vực mà còn giúp ta rèn luyện những kĩ năng, tình cảm, thói quen hữu ích mà đôi khi chúng ta không nhận ra. Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ - “Mỗi ngày đọc vài trang sách, khi về già bạn đã có trong mình một thư viện khổng lồ”. Sách đóng vai trò vô cùng to lớn đối với con người. Mỗi đồ vật xuất hiện trên cuộc đời này đều mang những xứ mệnh khác nhau và sách sinh ra là để đọc và lĩnh hội, phát triển. Chính vì vậy, hãy để 1 cuốn sách hay phát huy được hết tác dụng của mình bằng cách “Cầm lên đọc chứ không phải trưng bày”.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: