Soạn bài Chân quê ngắn nhất
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Văn bản thể hiện sự nhớ thương, mong đợi của chàng trai khi đợi người yêu đi tỉnh về. Nhưng thứ chờ đợi chàng trai không phải niềm hạnh phúc mà là sự tiếc nuối, thất vọng trước sự thay đổi của nguời yêu mình.
Trả lời:
- Nhân vật tôi thể hiện cảm xúc buồn bã, tiếc nuối và hụt hẫng khi gặp lại nhân vật em, vì “tôi” nhận thấy sự thay đổi của người yêu mình, không còn mộc mạc, giản dị như ngày trước.
- Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua:
+ Từ ngữ, hình ảnh: “áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”,
“nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?”
+ Biện pháp tu từ:
Liệt kê: hình ảnh yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen …
Điệp cấu trúc: “nào đâu… cái”
Câu hỏi tu từ, câu cảm thán thán và thể thơ lục bát.
Trả lời:
Hình ảnh “em” hiện lên trong cảm nhận của nhân vật “tôi”:
- Trước đây: Là cô gái dịu dàng, giản dị, mộc mạc - “yếm lụa sồi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen” …
- Hiện tại: Không còn mang dáng vẻ trong sáng, chân chất nữa – “khăn nhung”, “quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” …
= > Sự thay đổi này khiến cho nhân vật tôi cảm thấy buồn bã, hụt hẫng - “em làm khổ tôi”, “van em em hãy giữ nguyên quê mùa.
Câu 3 (trang 94 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?
Trả lời:
- Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy sống là chính mình, đừng vì chạy theo những thứ xa hoa, phù du mà đánh mất đi con người mình.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
Đồ gốm gia dụng của người Việt