Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi
Bài giảng Soạn văn lớp 7 Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi
* Sau khi đọc
Nội dung chính Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên vô cùng giản dị, sinh động- bức tranh buổi chiều trên đường núi. Qua đó thể hiện tâm tư, tình cảm yêu mến của tác giả dành cho quê hương.
Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:
Trả lời:
- Là một bài thơ cô đọng, ngắn gọn nhưng lại gói trọn cả một tình yêu mênh mông, bao la của tác giả Nguyễn Đình Thi vào trong đó.
- Khắc họa bức tranh về một buổi chiều đường núi với những nét chấm phá độc đáo của các sự vật như gió, suối, ruộng nương, mái nhà sàn.
=> Chắc hẳn tác giả phải yêu quý lắm, có sự quan sát và tưởng tượng phong phú độc đáo lắm với vẽ được cái hồn của bức tranh thiên nhiên từ trong những điều giản dị đó.
Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trả lời:
- Bài bình thơ của Vũ Quần Phương đã giúp e hiểu rõ hơn về bài thơ, giúp em tiếp cận được nhiều khía cạnh của bài thơ và cảm nhận được tình yêu bao la rộng lớn của tác giả dành cho quê hương mình.
- Những câu cuối của bài bình thơ khiến em ấn tượng hơn cả: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát”.
Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trả lời:
Vũ Quần Phương đã hiểu được cái hay, cái đẹp, những nét độc đáo của bài thơ. Đồng thời thể hiện sự thấu cảm với những tình cảm của nhà thơ giành cho quê hương, cảnh vật. Đây cũng là sự thấu cảm mang đầy giá trị nghệ thuật.
Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trả lời:
Theo em, Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả” vì cảnh vật đã trở nên có hồn, sinh động hơn và dễ đi vào từng ngóc ngách trong tâm hồn con người nhờ tài khéo léo, vẽ lên cảm xúc của mình chỉ với vài dòng thơ của Nguyễn Đình Thi.
Câu 5 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?
Trả lời:
Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung thêm phần phân tích, cảm nhận về 4 câu thơ cuối của bài thơ.
Mái nhà sàn tỏa khói xanh
Hươu gào xa văng vẳng
Một mảnh trăng dốc ngả chập chùng
Bước chân bóng động nghiêng bờ núi.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng