Sách bài tập Lịch sử 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam
A. Trắc nghiệm
Câu 1 trang 58 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy xác định phương án đúng.
Câu 1.1. Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là ở đâu?
A. Vùng ven biển miền Trung nước ta.
B. Các tỉnh Nam Bộ nước ta.
C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta.
D. Bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số quốc gia Đông Nam Á hiện nay.
Đáp án: B
Giải thích: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là ở các tỉnh Nam Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK – trang 98).
Câu 1.2. Vương quốc Phù Nam được hình thành vào thời gian nào?
A. Đầu Công nguyên.
B. Thế kỉ VII TCN.
C. Cuối thế kỉ I TCN.
D. Khoảng thế kỉ I.
Đáp án: D
Giải thích: Vương quốc Phù Nam được hình thành vào khoảng thế kỉ I (SGK – trang 98).
Câu 1.3. Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hoá nào?
A. Văn hoá Sa Huỳnh.
B. Văn hoá Phù Nam.
C. Văn hoá Óc Eo.
D. Văn hoá tiền Óc Eo.
Đáp án: C
Giải thích: Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hoá Óc Eo (SGK – trang 98).
Câu 1.4. Văn hoá Phù Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nào?
A. Văn hoá Óc Eo.
B. Văn hoá Chăm-pa.
C. Văn hoá Ấn Độ.
D. Văn hoá Trung Quốc.
Đáp án: C
Giải thích: Văn hoá Phù Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Ấn Độ (SGK – trang 99).
B. Tự luận
Trả lời:
Trả lời:
- Những hiện vật ở hình 1 chứng tỏ trình độ kĩ - mĩ thuật cao và đời sống văn hoá tinh thần phong phú của cư dân Vương quốc Phù Nam.
“Sử kí Trung Quốc chép về Vương quốc Phù Nam như sau: “Dân Phù Nam mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà, chuyên nghề buôn bán... Hàng hoá bán thường ngày là vàng, bạc, lụa,...”
(Theo Lê Hương, Sử liệu Phù Nam, NXB Nguyên Nhiều, Sài Gòn 1974, tr.81)
Trả lời:
Hình 4, 5 (trang 92, SGK) và đoạn tư liệu đã cho thấy:
+ Sự xuất hiện và sử dụng tiền trong trao đổi chứng tỏ một nền kinh tế hàng hoá rất phát triển tại Vương quốc Phù Nam. Chiếc huy chương như một minh chứng sống động cho việc giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài.
+ Sự phát triển của hoạt động giao thương đường biển giữa Phù Nam với các quốc gia khác. Phù Nam đã có quan hệ buôn bán với: Trung Quốc, Chăm-pa, La Mã, Ấn Độ... thông qua cảng thị Óc Eo.
+ Hàng hóa buôn bán của cư dân Phù Nam là: vàng, bạc, lụa...
Câu 4 trang 59 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy cho biết những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam.
Trả lời:
- Hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam:
+ Lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, kết hợp với đánh bắt thủy – hải sản, sản xuất thủ công nghiệp và trao đổi, buôn bán.
+ Ngoại thương đường biển rất phát triển.
Trả lời:
- Hoàn thiện sơ đồ:
- Nhận xét: Nét tương đồng của xã hội Phù Nam so với xã hội Chăm-pa: xã hội phân hoá thành nhiều tầng lớp, trong đó các tầng lớp chính là: tăng lữ, quý tộc, thương nhân, thợ thủ công, nông dân; đặc biệt là tầng lớp thương nhân (gắn với buôn bán đường biển).
Nội dung so sánh |
Phù Nam |
Chăm-pa |
Hoạt động kinh tế |
|
|
Tổ chức xã hội |
|
|
Trả lời:
Nội dung so sánh |
Phù Nam |
Chăm-pa |
Hoạt động kinh tế |
- Trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm; - Sản xuất hàng thủ công; khai thác các nguồn lợi tự nhiên của rừng và biển; - Buôn bán bằng đường biển phát triển. |
|
Tổ chức xã hội |
Xã hội phân chia thành các tầng lớp chính như: tăng lữ, quý tộc, dân tự do (thương nhân, thợ thủ công) |
|
Ở Chăm-pa, có một bộ phận nhỏ là nô lệ (phục vụ trong các gia đình quý tộc). |
Không có bộ phận nô lệ |
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn đến sự suy vong và sụp đổ của Vương quốc Phù Nam
- Thứ nhất, hiện tượng nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nhiều vùng đất canh tác và địa bàn sinh sống của cư dân
+ Mực nước biển dâng cao trong các đợt hải xâm (biển lấn) đã khiến cho vùng châu thổ của Phù Nam (khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay) dần bị thu hẹp.
+ Nước biển dâng lên quá cao (năm 650, mực nước biển đã dâng cao khoảng 0.8 mét), khiến cư dân Phù Nam ở vùng này không thể bám trụ lại được nữa, buộc họ phải di chuyển tới khu vực khác để sinh sống.
- Thứ hai, sự thay đổi của con đường thương mại quốc tế và sự phát triển của các nước chư hầu trong đế quốc Phù Nam:
+ Cuối thế kỉ VI – đầu thế kỉ VII, hoạt động thương mại quốc tế đã có sự dịch chuyển từ trọng tâm là thương cảng Óc Eo (của Phù Nam) xuống khu vực Malacca và Xumatơra (Inđônêxia). Sự dịch chuyển này đã khiến cho ưu thế thương mại của Phù Nam suy giảm nhanh chóng. Cùng với việc mất ưu thế về mậu dịch hàng hải, 2 nền kinh tế là nông nghiệp và thủ công nghiệp cũng có những dấu hiệu suy sụp => đẩy nhanh sự suy yếu của Phù Nam.
+ Trong khi Phù Nam suy yếu, các nước chư hầu của Phù Nam (đặc biệt là: các tiểu quốc ở khu vực Inđônêxia; Chân Lạp) lại có sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
=> Nhân cơ hội Phù Nam suy yếu, các chư hầu bắt đầu nhen nhóm thúc đẩy tiến trình “vương quốc hóa”, tiến tới nổi dậy tách khỏi phạm vi thế lực của vương quốc Phù Nam…
- Thứ ba, các cuộc tranh giành ngôi báu trong vương triều giữa các hoàng thân diễn ra khốc liệt dẫn đến triều đình trung ương bị chia rẽ, suy yếu.
- Thứ tư, các đợt tấn công xâm lược của Chân Lạp.
Thành tựu |
Những nét văn hoá còn được bảo tồn trong đời sống của nhân dân Nam Bộ ngày nay |
|
|
Trả lời:
Thành tựu |
Những nét văn hoá còn được bảo tồn trong đời sống của nhân dân Nam Bộ ngày nay |
- Tôn giáo, tín ngưỡng: + Tín ngưỡng đa thần. + Tiếp nhận các tôn giáo từ bên ngoài như: Hin-đu; Phật giáo. - Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với những nét sáng tạo mang phong cách riêng. - Làm trang sức từ nhiều nguyên liệu khác nhau, như: vàng, đá quý… |
- Sử dụng ghe, thuyền để đi lại trên kênh, rạch. - Dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước để chung sống hài hòa trong môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm. - Các tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân. |
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt