Sách bài tập Địa lí lớp 6 Bài 23: Sự sống trên Trái Đất
Câu 1 trang 55 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Lựa chọn đáp án đúng.
a) Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về sinh vật dưới đại dương?
A. Vô cùng phong phú, đa dạng. B. Các sinh vật phân hoá theo độ sâu.
C. Chỉ có số ít loài sinh vật sinh sống. D. Gồm cả động vật và thực vật.
b) Sự khác biệt về thực vật ở các đới là do
A. địa hình. B. khí hậu. C. con người. D. đất.
c) Kiểu thảm thực vật nào dưới đây thuộc đới nóng?
A. Xa van. B. Thảo nguyên. C. Đài nguyên. D. Rừng lá kim.
d) Các loài động vật chịu được khí hậu lạnh giá vùng cực là
A. gấu trắng, chim cánh cụt, cáo tuyết, tuần lộc. B. rắn, hổ, gấu nâu, vẹt.
C. linh dương, voi, đà điểu, thỏ. D. lạc đà, bò cạp, chuột túi.
Lời giải:
a) Đáp án: C.
b) Đáp án: B.
c) Đáp án: A.
d) Đáp án: A.
SGK/171-172, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.
Lời giải:
Vùng biển |
Tên các loài sinh vật |
Độ sâu |
Vùng biển khơi mặt |
Tôm, sứa, cỏ biển, cá ngừ, rùa,… |
Đến 200 m |
Vùng biển khơi trung |
Cua, cá mập, mực,… |
Đến 1000 m |
Vùng biển khơi sâu |
Sao biển, bạch tuộc,… |
Đến 4000 m |
Vùng biển khơi sâu thẳm |
Cá cần câu, mực ma,… |
Đến 6000 m |
Vùng đáy vực thẳm |
Hải quỳ,… |
Sâu hơn 6000 m |
Lời giải:
Gấu trắng, phong lan, báo gấm, bao báp, địa y, tùng, lãnh sam, sư tử, vượn, chó sói, voi, phong lá đỏ, ô liu, dương xỉ.
Lời giải:
Đới nóng |
Đới lạnh |
Đới ôn hòa |
Sư tử, báo gấm, voi, vượn, dương xỉ, bao báp, phong lan. |
Gấu trắng, địa y. |
Chó sói, tùng, lãnh sam, phong lá đỏ, ô liu. |
- Em hãy cho biết tên của một số loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
- Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó.
- Hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Lời giải:
- Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng:báo đốm, sao la, tê giác đen, Voi Xu-ma-tra,...; cây bạch dương lá tròn, hồi Phan-xi-păng, dó đất Cúc Phương,...
- Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng một số loài sinh vật: sự săn bắt, khai thác quá mức, mất môi trường sống, khí hậu thay đổi khiến một số loài không kịp thích nghi;...
- Biện pháp bảo vệ: thành lập các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, siết chặt công tác bảo vệ cũng như xử phạt các hành vi săn bắt, khai thác trái phép, không sử dụng các sản phẩm từ động, thực vật quý hiếm (ngà voi, sừng tê giác,...),...
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: