Lý thuyết Vật Lí 11 Bài 8: Giao thoa sóng (Chân trời sáng tạo)

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Bài 8: Giao thoa sóng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11. Mời bạn đọc đón xem:

Lý thuyết Vật Lí 11 Bài 8: Giao thoa sóng

A. Lý thuyết

l. Giao thoa sóng cơ

1. Thí nghiệm khảo sát hiện tượng giao thoa sóng

Bộ dụng cụ thí nghiệm khảo sát hiện tượng giao thoa sóng

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Giao thoa sóng

Bố trí thí nghiệm như hình trên, gắn hai viên bi vào cần rung và nối cần rung vào máy phát tần số. Đặt hai viên bi sao cho chúng khẽ chạm vào mặt nước. Bật đèn chiếu, bật máy phát tần số để hai viên bi dao động theo phương thẳng đứng là hai nguồn tạo ra sóng lan truyền trên mặt nước. Điều chỉnh tần số để quan sát rõ hiện tượng.

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Giao thoa sóng

2. Hiện tượng giao thoa sóng

· Hiện tượng giao thoa sóng là hiện tượng hai sóng kết hợp gặp nhau, tăng cường nhau hoặc làm suy yếu nhau tại một số vị trí trong môi trường.

· Điều kiện để có giao thoa là phải có sự kết hợp từ hai nguồn sóng dao động cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

· Trong môi trường truyền sóng, khi hai nguồn dao động cùng pha, những điểm có khoảng cách đến hai nguồn lần lượt là d1 và d2 sẽ dao động với biên độ cực đại khi:

d2-d1=kλ

và dao động với biên độ cực tiểu khi:

d2-d1=k+12λ

với k là một số nguyên (k=0,±1,±2,...).

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Giao thoa sóng

3. Xác định vị trí các vân giao thoa

Xét hai nguồn cùng pha có phương trình li độ: u1=u2=Acos2πtT

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Giao thoa sóng

Xét điểm M trên mặt nước các các nguồn là S1M = d1 và S2M = d2.

Phương trình sóng tại M do 2 nguồn truyền đến lần lượt là:

u1M=Acos2πtT-2πd1λ  u2M=Acos2πtT-2πd2λ

Phương trình li độ sóng tổng hợp tại điểm M có dạng:

uM=u1M+u2M

=2Acosπd2-d1λcosωt-πd2+d1λ

Độ lêch pha của hai dao động thành phần tại M: φ=2πλd2-d1

Biên độ sóng tổng hợp tại M: AM=2A|cosπd2-d1λ|

- AM đạt cực đại nếu hai dao động thành phần cùng pha: φ=2kπ với k=0,±1,±2,...

Do đó: d2-d1=kλ

- AM đạt cực tiểu nếu hai dao động thành phần ngược pha: φ=2k+1π với k=0,±1,±2,...

Do đó: d2-d1=k+12λ

ll. Giao thoa sóng ánh sáng

1. Thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Giao thoa sóng

· Hiện tượng giao thoa ánh sáng là hiện tượng xuất hiện các vạch sáng xen kẽ với các vạch tối khi hai sóng ánh sáng kết hợp gặp nhau.

- Các vạch sáng, vạch tối được gọi là vân giao thoa.

- Vạch sáng ứng với biên độ dao động tổng hợp cực đại được gọi là vân sáng, vạch tối ứng với biên độ dao động tổng hợp cực tiểu được gọi là vân tối.

2. Khoảng vân và vị trí vân giao thoa trên màn

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Giao thoa sóng

Khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc hai vân tối) liên tiếp được gọi là khoảng vân, kí hiệu là i.

i=λDa

Vị trí vân sáng: xs=kλDa=ki với k=0,±1,±2,...

Vị trí vân tối: xt=k+12λDa=k+12i với k=0,±1,±2,...

B. Bài tập 

Đang cập nhật......

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng

Lý thuyết Bài 7: Sóng điện từ

Lý thuyết Bài 9: Sóng dừng

Lý thuyết Bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

Lý thuyết Bài 12: Điện trường

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!