Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18: Chu kỳ tế bào (Chân trời sáng tạo)

1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Sinh học 10 Bài 18: Chu kỳ tế bào Chân trời sáng tạo hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10 Bài 18. Mời bạn đọc đón xem:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18: Chu kỳ tế bào

A. Lý Thuyết

I. Khái niệm chu kì tế bào

1. Khái niệm

- Khái niệm: Chu kì tế bào hay chu kì phân bào là hoạt động sống có tính chất chu kì diễn ra trong một tế bào từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, trong đó các sự kiện được diễn ra tuần tự dẫn tới hình thành hai tế bào con từ một tế bào mẹ ban đầu.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kỳ tế bào

Chu kì tế bào ở thực vật

- Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.

2. Vai trò

Trong chu kì tế bào các thành phần của tế bào được nhân đôi và phân chia đề hình thành 2 tế bào con:

- Đối với các sinh vật đơn bào (vi khuẩn, nấm men), sau mỗi chu kì tế bào, hai cơ thể mới được tạo thành từ một cơ thể mẹ.

- Đối với các sinh vật đa bào, chu kì tế bào là một quá trình quan trọng:

+ Giúp cơ thể tăng số lượng tế bào tạo nên sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể: Từ một hợp tử ban đầu tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh.

+ Tạo ra những tế bào mới bổ sung cho những tế bào bị tổn thương, tế bào già bị phân hủy.

II. Các pha của chu kì tế bào

- Đối với tế bào nhân sơ: Chu kì tế bào là quá trình trực phân.

- Đối với tế bào nhân thực: Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn là (1) giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) giúp tế bào phát triển, tích lũy vật chất, nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể; và (2) giai đoạn phân chia tế bào (pha M).

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kỳ tế bào

Các giai đoạn của chu kì tế bào

Giai đoạn

Các pha

Nội dung

Trung gian

G1

Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng tế bào và chuẩn bị nhân đôi.

S

Nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể dính nhau ở tâm động tạo thành nhiễm sắc thể kép.

G2

Tổng hợp các chất cho tế bào. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh

Phân bào

M

Phân chia nhân:

+ Gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

+ Nhiễm sắc thể của tế bào mẹ được chia tách làm hai phần giống nhau.

Phân chia tế bào chất: Ở tế bào thực vật, phân chia tế bào chất bằng hình thành vách ngăn còn ở tế bào động vật, phân chia tế bào chất bằng hình thành eo thắt.

III. Kiểm soát chu kì tế bào

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kỳ tế bào

Các điểm kiểm soát của chu kì tế bào

- Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào được kiểm soát nhờ các điểm kiểm soát. Có 3 điểm kiểm soát chính:

Tên

Chức năng

G1

(điểm kiểm soát khởi đầu hoặc điểm kiểm soát giới hạn)

Nhận diện sai hỏng và sử dụng cơ chế tín hiệu để ngừng chu kì tế bào cho đến khi các sai hỏng được khắc phục. Nếu tế bào không qua được điểm giới hạn sẽ tiến vào trạng thái “nghỉ” ở pha G0.

G2/M

Kiểm soát sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên thoi phân bào.

Điểm kiểm soát thoi phân bào

(điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau)

Kiểm soát kích hoạt sự phân chia các nhiễm sắc tử chị em trong các nhiễm sắc thể kép.

- Vai trò: Các điểm kiểm soát chu kì tế bào có vai trò đảm bảo sự chính xác của quá trình phân bào trong các tế bào sinh vật nhân thực.

+ Nếu cơ chế kiểm soát phát hiện ra các sai sót (bên trong tế bào hoặc bên ngoài tế bào) thì chúng sẽ chặn chu kì tế bào tại điểm kiểm soát và ngăn không cho tế bào tiến vào giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào đến khi các sai sót được sửa chữa xong.

+ Nếu các sai hỏng không được khắc phục thì điểm kiểm soát sẽ kích hoạt cơ chế tự hủy tế bào theo chương trình hay chết tế bào theo chương trình.

IV. Ung thư

1. Nguyên nhân, cơ chế gây ung thư

a. Khái niệm

- Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phân khác của cơ thể.

- Khối u là một nhóm tế bào tăng sinh không biệt hóa trong cơ thể do các tế bào phân chia mất kiểm soát.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kỳ tế bào

b. Nguyên nhân

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư như ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, di truyền, béo phì và ít vận động, rượu bia, phơi nhiễm từ môi trường làm việc, nhiễm trùng,…

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kỳ tế bào

Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư

c. Cơ chế

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kỳ tế bào

Cơ chế hình thành khối u ác tính

- Cơ chế hình thành các khối u: Khi các tế bào thoát khỏi các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào và chúng phân chia liên tục tạo thành các khối u.

- Có 2 loại khối u:

+ U lành tính: Khối u không di chuyển hay xâm lấn các mô và các cơ quan.

+ U ác tính: Khối u có thể xâm lấn các mô hoặc di chuyển đến các cơ quan khác (di căn).

2. Một số thông tin về bệnh ung thư

- Một số bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,…

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kỳ tế bàoLý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Chu kỳ tế bào

- Các biện pháp phòng tránh:

+ Tránh xa thuốc lá

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học (hạn chế các thức uống có cồn, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,...)

+ Khám sàng lọc, tầm soát ung thư định kì nhất là những nhóm người nguy cơ có khả năng bị ung thư cao

- Cách điều trị:

+ Phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc ghép tạng

+ Xạ trị, hóa trị (điều trị bằng hóa chất hay kết hợp với chất đồng vị phóng xạ)

+ Đốt điện, tiêm cồn

+ Điều trị bằng tế bào gốc, liệu pháp gene,…

B. Trắc Nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào?

A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì.

B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào.

C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.

D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con.

Đáp án đúng là: B

Chu kì tế bào diễn ra cả ở sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào.

Câu 2: Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có đặc điểm như thế nào?

A. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền giống nhau.

B. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền khác nhau.

C. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào phức tạp hơn.

D. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào đơn giản hơn.

Đáp án đúng là: A

Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền giống nhau.

Câu 3: Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không vai trò nào sau đây?

A. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.

B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.

C. Tạo ra các tế bào mới giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.

D. Tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào già hay bị tổn thương.

Đáp án đúng là: B

Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không có vai trò tạo ra các thế hệ cơ thể mới nên không có vai trò truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.

Câu 4: Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là

A. nguyên phân và giảm phân.

B. giảm phân và hình thành giao tử.

B. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

C. kì trung gian và phân chia tế bào (pha M).

Đáp án đúng là: C

Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là: (1) giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) và (2) giai đoạn phân chia tế bào (pha M).

Câu 5: Trong chu kì tế bào, pha nào sau đây không thuộc kì trung gian?

A. Pha M.

B. Pha G1.

C. Pha S.

D. Pha G2.

Đáp án đúng là: A

Kì trung gian gồm 3 pha: G1, S, G2.

Câu 6: Cho các pha sau:

(1) Pha S.

(2) Pha M.

(3) Pha G1.

(4) Pha G2.

Trình tự các pha diễn ra trong kì trung gian của tế bào sinh vật nhân thực là

A. (1) → (3) → (4).

B. (2) → (3) → (4).

C. (3) → (4) → (2).

D. (3) → (1) → (4).

Đáp án đúng là: D.

Trình tự các pha diễn ra trong kì trung gian là: Pha G1 → Pha S → Pha G2.

Câu 7: Sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể diễn ra ở

A. pha G2.

B. pha S.

C. pha G2.

D. pha M.

Đáp án đúng là: B

Sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể diễn ra ở pha S của kì trung gian.

Câu 8: Pha M gồm 2 quá trình là

A. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

B. nhân đôi DNA và nhân đôi nhiễm sắc thể.

C. sinh trưởng tế bào và sinh sản tế bào.

D. phân chia nhân và phân chia bào quan.

Đáp án đúng là: A

Pha M gồm 2 quá trình là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

Câu 9: Trình tự các kì diễn ra trong pha phân chia tế bào (pha M) của chu kì tế bào là

A. kì sau → kì đầu → kì giữa → kì cuối.

B. kì giữa → kì đầu → kì sau → kì cuối.

C. kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.

D. kì đầu → kì sau → kì giữa → kì cuối.

Đáp án đúng là: C

Trình tự các kì diễn ra trong pha phân chia tế bào (pha M) của chu kì tế bào là: kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.

Câu 10: Vai trò của quá trình phân chia nhân trong pha M là

A. phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con.

B. phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần khác nhau cho 2 tế bào con.

C. phân chia tế bào chất của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con.

D. phân chia tế bào chất của tế bào mẹ thành 2 phần khác nhau cho 2 tế bào con.

Đáp án đúng là: A

Vai trò của quá trình phân chia nhân trong pha M là phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con.

Câu 11: Cho các phát biểu sau:

(1) Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

(2) Chu kì tế bào của sinh vật nhân thực dài hơn và phức tạp hơn so với chu kì tế bào của sinh vật nhân sơ.

(3) Thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là giống nhau giữa các loại tế bào của cùng một cơ thể.

(4) Trong chu kì tế bào, vật chất di truyền được nhân đôi sau đó được phân chia đồng đều cho các tế bào con.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về chu kì tế bào là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng là: (1), (2), (4).

(3) Sai. Thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là rất khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cơ thể.

Câu 12: Số điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào của sinh vật nhân thực là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Chu kì tế bào ở sinh vật nhân thực có 3 điểm kiểm soát chính gồm: điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2/M, điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau.

Câu 13: Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là

A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào.

B. kéo dài thời gian của quá trình phân bào.

C. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào.

D. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào.

Đáp án đúng là: C

Chu kì tế bào được kiểm soát để đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào trong các tế bào sinh vật nhân thực.

Câu 14: Hoạt động nào sau đây không thể diễn ra nếu điểm kiểm soát G1 phát hiện các sai hỏng?

A. Chu kì tế bào bị dừng lại.

B. Tế bào tiến vào pha S.

C. Tế bào tiến vào pha G0.

D. Tế bào tiến thẳng vào pha M.

Đáp án đúng là: D

Nếu điểm kiểm soát G1 phát hiện ra các sai hỏng thì chu kì tế bào sẽ được dừng lại để sửa chữa các sai hỏng đó. Nếu các sai hỏng được khắc phục, tế bào sẽ tiến vào pha S. Nếu tế bào không vượt qua được điểm giới hạn sẽ tiến vào trạng thái "nghỉ" ở pha G0.

Câu 15: Ung thư là

A. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

B. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

C. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

D. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Đáp án đúng là: D

Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Câu 16: Khối u lành tính khác với khối ác tính ở điểm là

A. có khả năng tăng sinh không giới hạn.

B. chỉ định vị ở một vị trí nhất định trong cơ thể.

C. có khả năng tách khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến vị trí mới.

D. có cơ chế kiểm soát chu kì tế bào không hoạt động hoặc hoạt động bất thường.

Đáp án đúng là: B

Khối u lành tính chỉ định vị ở một vị trí nhất định mà các tế bào của nó không phát tán đến các bị trí khác trong cơ thể. Khối u ác tính có thêm đột biến khiến chúng có thể tách khỏi vị trí ban đầu, di chuyển đến vị trí mới tạo nên nhiều khối u.

Câu 17: Các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam gồm

A. ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.

B. ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng.

C. ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư hậu môn.

D. ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi.

Đáp án đúng là: A

Các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam gồm ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.

Câu 18: Nguyên nhân nào sau đây không được sử dụng để giải thích cho hiện tượng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng?

A. Tuổi thọ của con người ngày càng được gia tăng.

B. Ô nhiễm môi trường sống ngày càng nặng nề.

C. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh.

D. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ngày càng phổ biến.

Đáp án đúng là: C

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnhkhông phải là nguyên nhân được sử dụng để giải thích cho hiện tượng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng.

Câu 19: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để chữa trị ung thư?

A. Phẫu thuật cắt bỏ khối u.

B. Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào khối u.

C. Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng.

D. Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tế bào khối u.

Đáp án đúng là: D

Thuốc kháng sinh chỉ các tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh chứ không có tác dụng tiêu diệt các tế bào khối u.

Câu 20: Cho các biện pháp sau:

(1) Không hút thuốc lá

(2) Tập thể dục thường xuyên

(3) Hạn chế ăn thức ăn nhanh

(4) Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

(5) Khám sàng lọc định kì

Số biện pháp có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: D

Cả 5 biện pháp trên đều có tác dụng tích cực trong phòng tránh các bệnh ung thư.

Xem thêm các bài Lý thuyết Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Lý thuyết Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Lý thuyết Bài 19: Quá trình phân bào

Lý thuyết Bài 21: Công nghệ tế bào

Lý thuyết Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!