Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam (Chân trời sáng tạo)

1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Lịch sử 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam Chân trời sáng tạo hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử 10 Bài 20. Mời bạn đọc đón xem

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

A. Lý Thuyết

I. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Trên cơ sở chung sống lâu đời, các dân tộc đã cùng góp sức vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

- Xuất phát từ nhu cầu thuỷ lợi và trị thuỷ, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang, ... các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Nhà nước Việt Nam qua các thời kì cũng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Chính quá trình này cũng góp phần hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam trong lịch sử.

2. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước

- Từ rất sớm, cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã khai phá đất đai, tiến hành sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần,… Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng các dân tộc đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.

- Cùng với công cuộc xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chung vai sát cánh trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang. Lịch sử đã ghi nhận sự tham gia của đồng bào các dân tộc thiểu số vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng,… trong thời kì Bắc thuộc.

- Sang thời kì phong kiến độc lập, các dân tộc thiểu số tiếp tục có những đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Mông Nguyên, Minh, Thanh.

- Từ nửa sau thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, đồng bào các dân tộc Khmer, Xtiêng, Mnông, Ba-na, Mường, Thái, Hmông, Dao,… đã tổ chức và tham gia các cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, quân phiệt Nhật Bản.

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng bào các dân tộc tích cực đóng góp sức người, sức của góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975) cũng như các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc sau năm 1975.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

3. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần hình thành lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng.

+ Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá.

+ Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Việt Nam

=> Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã quán triệt việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân tộc.

II. Chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước hiện nay

1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

- Chính sách dân tộc được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hết sức coi trọng.

- Trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước xác định các nguyên tắc cơ bản là: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

2. Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- Trên lĩnh vực kinh tế:

+ Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, các nguồn lực được huy động vào việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào.

+ Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc.

+ Có chính sách hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất.

+ Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc, tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất.

+ Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng đời sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc.

- Trên lĩnh vực văn hoá và xã hội

+ Chính sách dân tộc tập trung vào công tác giáo dục – đào tạo, chăm sóc y tế, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, các công trình văn hoá,… ở địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Trong công tác giáo dục – đào tạo, việc phổ cập giáo dục, dạy nghề đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào Ê-đê (Đắk Lắk)

=> Việc thực hiện những chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Đồng thời, các chính sách này cũng góp phần thúc đẩy cộng đồng các dân tộc Việt Nam tăng cường đoàn kết, ngày càng phát triển về mọi mặt.

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là

A. yêu cầu thống nhất lãnh thổ quốc gia.

B. yêu cầu đấu tranh chống ngoại xâm.

C. tham vọng bành trướng lãnh thổ.

D. nhu cầu buôn bán với bên ngoài.

Đáp án đúng là: B

Xuất phát từ nhu cầu thuỷ lợi và trị thuỷ, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang,... các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (SGK - Trang 127)

Câu 2. Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.

B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.

C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.

D. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.

Đáp án đúng là: B

Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Câu 3. Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện về tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong lịch sử?

A. Chung vai sát cánh trong đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Tiến hành bành trướng mở rộng lãnh thổ đất nước.

C. Xây dựng nền văn hóa mang bản sắc của từng dân tộc.

D. Phát triển nền kinh tế đặc trưng của từng dân tộc.

Đáp án đúng là: A

Cùng với công cuộc xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chung vai sát cánh trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang.

Lịch sử đã ghi nhận sự tham gia của đồng bào các dân tộc thiểu số vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng,... trong thời kì Bắc thuộc.

Sang thời kì phong kiến độc lập, các dân tộc thiểu số tiếp tục có những đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Mông Nguyên, Minh, Thanh.

Từ nửa sau thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, đồng bào các dân tộc Khmer, Xtiêng, Mnông, Ba-na, Mường, Thái, H'mông, Dao,... đã tổ chức và tham gia các cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, quân phiệt Nhật Bản.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng bào các dân tộc tích cực đóng góp sức người, sức của góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975) cũng như các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc sau năm 1975. (SGK - Trang 128)

Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Là nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.

B. Là nền tảng để tiến hành liên minh với các dân tộc láng giềng.

C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.

D. Là cơ sở để mở rộng giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Đáp án đúng là: A

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ hoà hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá. Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. (SGK - Trang 129)

Câu 5. Một trong những vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là

A. tạo nên sự phong phú về văn hóa giữa các vùng miền đất nước.

B. tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa.

C. thống nhất đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

D. tạo điều kiện mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới.

Đáp án đúng là: B

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ hoà hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá. Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. (SGK - Trang 129)

Câu 6. Tổ chức nào sau đây có vai trò to lớn trong việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay?

A. Đảng Lao động Việt Nam.

B. Hội Văn hóa cứu quốc.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Hội Phản đế đồng minh.

Đáp án đúng là: C

Ngày nay, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. (SGK - Trang 129)

Câu 7. Các nguyên tắc cơ bản trong đường lối về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là

A. bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

B. bình đẳng, chủ quyền, thống nhất trong đa dạng.

C. đoàn kết, tôn trọng, thống nhất trong đa dạng.

D. đoàn kết, dân chủ, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

Đáp án đúng là: A

Trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định các nguyên tắc cơ bản là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. (SGK - Trang 130)

Câu 8. Một trong những nội dung của nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là

A. các dân tộc tôn trọng và giúp đỡ nhau về mọi mặt.

B. phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử.

C. các dân tộc Việt Nam đều có quyền ngang nhau.

D. các dân tộc cùng nâng cao đời sống vật chất - tinh thần.

Đáp án đúng là: C

Nội dung của nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam:

- Các dân tộc Việt Nam, dù có sự khác nhau về số dân, trình độ phát triển, phong tục tập quán,... song đều có quyền ngang nhau.

- Sự bình đẳng giữa các dân tộc được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và bảo đảm bằng hiến pháp và pháp luật. (SGK - Trang 130)

Câu 9. Một trong những nội dung của nguyên tắc đoàn kết giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là

A. các dân tộc tôn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển về mọi mặt.

B. các dân tộc đều bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

C. các dân tộc phát triển sẽ giúp đỡ cho các dân tộc còn khó khăn.

D. phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Đáp án đúng là: D

Nội dung của nguyên tắc đoàn kết giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam:

- Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

- Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. (SGK - Trang 130)

Câu 10. Một trong những nội dung của nguyên tắc tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là

A. các dân tộc vun đắp, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

B. các dân tộc phát triển giúp đỡ các dân tộc còn khó khăn.

C. phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong lịch sử.

D. các dân tộc đều bình đẳng trên mọi lĩnh vực đời sống.

Đáp án đúng là: B

Nội dung của nguyên tắc tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam:

- Các dân tộc tôn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển về chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội.

- Các dân tộc có trình độ phát triển về kinh tế - xã hội sẽ giúp đỡ cho các dân tộc còn khó khăn để cùng nhau vươn lên, tăng cao đời sống vật chất và tinh thần. (SGK - Trang 130)

Câu 11. Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào sau đây?

A. Xây dựng cơ chế quản lí kinh tế thị trường năng động, linh hoạt.

B. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.

C. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi.

D. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: C

Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, các nguồn lực được huy động vào việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Có chính sách hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc, tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng đời sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc. (SGK - Trang 131)

Câu 12. Một trong những chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa - xã hội của Nhà nước Việt Nam là

A. tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống.

B. phổ cập giáo dục cho các dân tộc thiểu số.

C. mở rộng giao lưu văn hóa với bên ngoài.

D. xây dựng nền văn hóa hiện đại, cởi mở.

Đáp án đúng là: B

Trên lĩnh vực văn hoá và xã hội, chính sách dân tộc tập trung vào công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc y tế, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, các công trình văn hoá,... ở địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong công tác giáo dục - đào tạo, việc phổ cập giáo dục, dạy nghề, đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng. (SGK - Trang 131)

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?

A. Mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia, khu vực.

B. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất.

C. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng miền núi.

D. Đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số.

Đáp án đúng là: A

Trên cơ sở chủ trương, đường lối chung của Đảng và Nhà nước, chính sách dân tộc được cụ thể hoá thông qua các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển cho vùng dân tộc và miền núi ở trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, xã hội,...

Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, các nguồn lực được huy động vào việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Có chính sách hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc, tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng đời sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Trên lĩnh vực văn hoá và xã hội, chính sách dân tộc tập trung vào công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc y tế, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, các công trình văn hoá,... ở địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong công tác giáo dục - đào tạo, việc phổ cập giáo dục, dạy nghề, đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng. (SGK - Trang 131)

Câu 14. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?

A. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

B. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc.

C. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.

D. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh và bền vững.

Đáp án đúng là: C

Việc thực hiện những chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Đồng thời, các chính sách này cũng góp phần thúc đẩy cộng đồng các dân tộc Việt Nam tăng cường đoàn kết, ngày càng phát triển về mọi mặt. (SGK - Trang 132)

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam?

A. Nhu cầu thủy lợi và trị thủy, phát triển nông nghiệp.

B. Chính sách xây dựng khối đoàn kết dân tộc của nhà nước.

C. Yêu cầu đấu tranh chống các cuộc xâm lược của ngoại bang.

D. Yêu cầu mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam của nhà nước.

Đáp án đúng là: D

Xuất phát từ nhu cầu thuỷ lợi và trị thuỷ, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang,... các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nhà nước Việt Nam qua các thời kì cũng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Chính quá trình này cũng góp phần hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trong lịch sử. (SGK - Trang 127)

Xem thêm các bài Lý thuyết Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Lý thuyết Bài 16: Văn minh Chăm–pa

Lý thuyết Bài 17: Văn minh Phù Nam

Lý thuyết Bài 18: Văn minh Đại Việt

Lý thuyết Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!