Lý thuyết Hóa 11 Bài 23: Hợp chất carbonyl (Kết nối tri thức)

Với tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Bài 23: Hợp chất carbonyl sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11. Mời bạn đọc đón xem:

Lý thuyết Hóa 11 Bài 23: Hợp chất carbonyl

A. Lý thuyết

I. Khái niệm, danh pháp

1. Khái niệm

- Hợp chất carbonyl là các hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức carbonyl (>C=O ). Nhóm chức carbonyl có trong aldehyde, ketone...

+ Aldehyde là hợp chất hữu cơ có nhóm –CHO liên kết với nguyên tử carbon (trong gốc hydrocarbon hoặc –CHO) hoặc nguyên tử hydrogen.

Ví dụ:

Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 23: Hợp chất carbonyl

Cinnamaldehyde có trong tinh dầu quế

+ Ketone là hợp chất hữu cơ có nhóm >C=O liên kết với hai gốc hydrocarbon.

Ví dụ:

Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 23: Hợp chất carbonyl

Menthone có trong tinh dầu bạc hà

2. Danh pháp

a) Danh pháp thay thế

Tên gọi theo danh pháp thay thế của aldehyde đơn chức và ketone đơn chức:

Tên aldehyde:

Tên hydrocarbon (bỏ e ở cuối) – al

Ví dụ:

Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 23: Hợp chất carbonyl3 – methylbutanal

Tên ketone:

Tên hydrocarbon (bỏ e ở cuối) – vị trí nhóm C = O – one

Ví dụ:

Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 23: Hợp chất carbonyl

Pentan – 2 – one

Chú ý:

- Mạch carbon là mạch dài nhất chứa nhóm >C=O.

- Mạch carbon được đánh số từ nhóm –CHO (đối với aldehyde) hoặc từ phía gần nhóm >C=O hơn (đối với ketone).

- Đối với ketone, nếu nhóm >C=O chỉ có một vị trí duy nhất thì không cần số chỉ vị trí nhóm >C=O.

- Nếu mạch carbon có nhánh thì cần thêm vị trí và tên nhánh ở phía trước.

b) Tên thông thường

Một số aldehyde, ketone đơn giản được gọi theo tên thông thường có nguồn gốc lịch sử. Tên thông thường của các aldehyde có nguồn gốc từ tên của acid tương ứng.

Ví dụ:

HCHO: aldehyde formic (formaldehyde)

CH3CHO: aldehyde acetic (acetaldehyde)

C6H5CHO: aldehyde benzoic (benzaldehyde)

CH3COCH3: acetone

II. Đặc điểm cấu tạo

Liên kết đôi C = O phân cực về phía nguyên tử oxygen:

Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 23: Hợp chất carbonyl

III. Tính chất vật lí

Các aldehyde, ketone có nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon có khối lượng phân tử tương đương do trong phân tử chứa nhóm carbonyl phân cực làm cho phân tử aldehyde, ketone phân cực nên có nhiệt độ sôi cao hơn.

Ở nhiệt độ thường, các aldehyde có phân tử khối nhỏ (methanal, ethanal) ở trạng thái khí, các hợp chất carbonyl thông dụng khác ở trạng thái lỏng.

Các aldehyde, ketone có mạch carbon ngắn tan tốt trong nước. Khi số nguyên tử carbon tăng thì độ tan của hợp chất carbonyl giảm dần.

IV. Tính chất hoá học

1. Phản ứng khử

Các hợp chất carbonyl bị khử bởi các tác nhân khử như NaBH4, LiAlH4, … (kí hiệu: [H]) tạo thành các alcohol tương ứng: aldehyde bị khử thành alcohol bậc I, ketone bị khử thành alcohol bậc II.

Ví dụ:

Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 23: Hợp chất carbonyl

2. Phản ứng oxi hoá aldehyde

Aldehyde dễ bị oxi hoá bởi các tác nhân oxi hoá thông thường như: Br2/H2O, [Ag(NH3)2]OH, Cu(OH)2/OH- ….

a) Oxi hoá aldehyde bởi nước bromine

Aldehyde bị oxi hoá bởi nước bromine tạo thành carboxylic acid.

Ví dụ:

CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

b) Oxi hoá aldehyde bởi thuốc thử Tollens

Thuốc thử Tollens là phức chất của ion Ag+ với ammonia, có công thức [Ag(NH3)2]OH. Ion Ag+ trong thuốc thử Tollens đóng vai trò là chất oxi hoá:

RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH to RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Ví dụ:

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH to CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Phản ứng tạo thành lớp bạc sáng bóng bám vào bình phản ứng, vì vậy phản ứng này còn được gọi là phản ứng tráng bạc.

Ketone không bị oxi hoá bởi thuốc thử Tollens, vì vậy có thể dùng thuốc thử Tollens để phân biệt aldehyde với ketone và các hợp chất khác.

c) Oxi hoá aldehyde bằng copper(II) hydroxide

Aldehyde có thể bị oxi hoá bởi copper(II) hidroxide Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng tạo thành kết tủa copper(I) oxide (Cu2O) màu đỏ gạch:

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH to RCOONa + Cu2O + 3H2O

3. Phản ứng cộng

Hợp chất carbonyl có thể tham gia phản ứng cộng với HCN vào liên kết đôi C = O.

Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 23: Hợp chất carbonyl

Ví dụ:

Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 23: Hợp chất carbonyl

4. Phản ứng tạo iodoform

Các hợp chất aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl có thể phản ứng với I2 trong môi trường kiềm.

Ví dụ:

Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 23: Hợp chất carbonyl

Phản ứng tạo sản phẩm kết tủa iodoform nên phản ứng này được gọi là phản ứng iodoform và được dùng để nhận biết các aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl.

V. Ứng dụng

Một số ứng dụng của aldehyde và ketone được thể hiện trong sơ đồ sau:

Lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 23: Hợp chất carbonyl

VI. Điều chế

Một số hợp chất carbonyl được tổng hợp trong công nghiệp bằng phương pháp oxi hoá các hydrocarbon, oxi hoá ethylene thành acetaldehyde, oxi hoá cumene thành acetone.

B. Bài tập

Đang cập nhật......

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20: Alcohol

Lý thuyết Bài 21: Phenol

Lý thuyết Bài 22: Ôn tập chương 5

Lý thuyết Bài 24: Carboxylic acid

Lý thuyết Bài 25: Ôn tập chương 6

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!