Lý thuyết Địa lí 11 Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức
1. Nội dung
- Viết báo cáo về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
2. Nguồn tư liệu
- Các trang web có độ tin cậy cao của các tổ chức, cơ quan trên thế giới và Việt Nam thức” (có thể truy cập trang web https://scholar.google.com và gõ từ khoá “kinh tế tri tìm đọc các bài viết có liên quan).
- Các sách, báo cáo,... về kinh tế tri thức.
3. Gợi ý cấu trúc báo cáo
4. Thông tin tham khảo
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng hiệu quả tri thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Kinh tế tri thức bao gồm các hoạt động như chuyển giao, nghiên cứu công nghệ,... để tạo nên nhiều của cải vật chất và nâng cao những giá trị tinh thần của con người. Đây là nền kinh tế phát triển chủ yếu bởi sức mạnh của tri thức trong việc vận dụng hiệu quả các nguồn lực về kinh tế.
- Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là:
+ Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn vốn cơ bản có vai trò quyết định của sản xuất.
+ Sản xuất công nghệ là hình thức sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất.
+ Lao động tri thức chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất.
+ Kinh tế tri thức là hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa.
- Lợi thế của nền kinh tế tri thức như sau:
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng nguyên liệu và năng lượng tự nhiên nên tạo ra những sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Từ đó tạo tiền đề phát triển bền vững.
+ Sản xuất sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, luôn luôn có sự cân bằng giữa cung và cầu, hạn chế hàng tồn kho.
+ Cái mới luôn được sáng tạo liên tục chứ không phải từ cái cũ phát triển lên.
+ Quá trình nghiên cứu, sáng tạo của con người luôn không ngừng được thúc đẩy, phát triển ra kĩ thuật công nghệ hiện đại.
+ Có sự ứng dụng công nghệ thực tế - ảo trong các hoạt động như học tập, thiết kế, xây dựng, kiến trúc, thực nghiệm khoa học,... giúp tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời nâng cao năng suất lao động.
Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh