Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận diện và viết được bài thơ đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi nói (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; nói, rút kinh nghiệm;
- Xác định được các yêu cầu đối với bài văn giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân
- HS viết được bài văn giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội chúng ta cần thực hành theo mấy bước? trình bày các bước đó. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
Bước 1: Chuẩn bị nói - Xác định đề tài: Đề tài của bài nói đã được bạn chuẩn bị ở phần viết - Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói: + Mục đích nói chính là để thuyết phục người nghe về quan điểm của bạn trước một vấn đề xã hội. + Đối tượng người nghe của bạn có thể là thầy cô, các bạn học sinh, ban chủ nhiệm câu lạc bộ, các khách mời... + Không gian và thời gian nói: Bạn cần tìm hiểu xem buổi toạ đàm diễn ra trong không gian nào (hội trường, trước sân trường, trong phòng học...), thời gian trình bày bài nói là bao lâu? Từ đó, bạn chọn cách trình bày phù hợp: gần gũi, thân thiện hay trang trọng, - Tìm ý và lập dàn ý Bạn hãy chuyển dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết thành dàn ý cho bài nói, bằng cách: + Đảm bảo kết cấu bài nói có ba phần rõ ràng: mở đầu, nội dung chính, kết thúc. + Lựa chọn những luận điểm trọng tâm mà bạn tâm đắc nhất để trình bày. Tóm tắt hệ thống luận điểm dưới dạng sơ đồ để chủ động khi trình bày, giúp người nghe dễ dàng theo dõi nội dung. + Sắp xếp, chỉnh sửa các lí lẽ, bằng chứng cho phù hợp với thời gian nói. + Dự kiến các ý kiến trái chiều và chuẩn bị những phản hồi của bản thân. • Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, âm thanh, video clip...) hỗ trợ và dự tính cách khai thác các phương tiện ấy sao cho hiệu quả. Có thể phối hợp đa dạng phương tiện phi ngôn ngữ để bài nói trực quan, hấp dẫn hơn. - Luyện tập Bạn có thể luyện nói bằng cách đứng trước gương, tự ghi âm để nghe lại hoặc luyện tập với các bạn. Khi luyện tập, cần chú ý lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói; sử dụng các từ nối để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng; chú ý đến ngữ điệu nói và những khoảng ngắt, nghỉ để nhấn mạnh các nội dung chính của bài nói. Bước 2: Trình bày bài nói Khi trình bày, bạn nên dựa vào phần tóm tắt luận điểm đã chuẩn bị từ trước, kết nối bài nói với các phương tiện phi ngôn ngữ, chú ý tương tác với người nghe. Bước 3: Trao đổi, đánh giá Khi trao đổi với người nghe, bạn nên có thái độ cầu thị, nghiêm túc lắng nghe và ghi chép các ý kiến; lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến quan trọng để phản hồi trong thời gian cho phép. Trong bước đánh giá, bạn sẽ có hai vai trò: người trình bày và người nghe. Trong vai trò người trình bày, bạn tự đánh giá bài nói của mình; trong vai trò người nghe, bạn đánh giá phần trình bày của thành viên khác trong lớp dựa vào bảng kiểdưới m đây: |
................................................
................................................
................................................
Trên đây vừa trình bày tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 11 Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội sách Chân trời sáng tạo.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Hình tượng con người chinh phục thế giới trong "Ông già và biển cả"
Giáo án Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 56
Để mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc