Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều bản POWERPOINT trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án PPT Lịch sử 8 Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 27 trang, trên đây trình bày tóm tắt 10 trang của Giáo án POWERPOINT Lịch sử 8 Cánh diều Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
Giáo án Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân; trình bày được một số hoạt động chính của C.Mác, Ph-Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Trình bày được những nét về Công xã Pa-ri (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
- Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các đảng và các tổ chức cộng sản).
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sử dụng tư liệu để nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân; trình bày được một số hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Nhận thức, tư duy lịch sử và vận dụng kiến thức: thông qua việc trình bày được những nét chính về Công xã Pa-ri (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong việc đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột và sự bất bình đẳng trong xã hội.
- Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong học tập, qua đó có sự phấn đấu trong học tập, lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong đoạn video?
- Trình bày một vài đóng góp của nhân vật đó đối với lịch sử nhân loại.
c. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về nhân vật lịch sử được nhắc đến trong đoạn video.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu và yêu cầu HS tập trung xem đoạn video:
https://www.youtube.com/watch?v=w30CIum6qOI
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong đoạn video?
+ Trình bày một vài đóng góp của nhân vật đó đối với lịch sử nhân loại.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, dựa vào một số kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 nêu một vài hiểu biết về nhân vật lịch sử được nhắc đến trong video.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong đoạn video là Ph.Ăng-ghen (1820 – 1895):
+ Ông là nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà cách mạng, nhà lý luận chính trị, nhà triết học người Đức.
+ Ông đã cùng C.Mác sáng lập, phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế thứ nhất.
+ Năm 1848, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản– Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.
Ph.Ăng-ghen (1820 – 1895)
- GV dẫn dắt HS vào bài: C.Mác và Ph.Ăng-ghen mãi đi vào lịch sử nhân loại như những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học có tác động to lớn và sâu rộng đối với nhân loại tiến bộ. Vậy chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự ra đời của giai cấp công nhân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 10.1, tư liệu, thông tin mục 1 SGK tr.42, 43 và trả lời câu hỏi: Nêu sự ra đời của giai cấp công nhân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự ra đời của giai cấp công nhân và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 10.1, tư liệu, thông tin mục 1 SGK tr.42, 43 và trả lời câu hỏi: Nêu sự ra đời của giai cấp công nhân.
- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh:
Lực lượng lao động trẻ em trong thời đại công nghiệp.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự ra đời của giai cấp công nhân. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, giai cấp công nhân đã ra đời đầu tiên ở Anh vào thế kỉ XVIII và phát triển ngày càng đông đảo vào thế kỉ XIX. - GV mở rộng kiến thức: + Giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa được gọi là giai cấp vô sản. + Đây là giai cấp của những người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương, không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất. + Ngày nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kĩ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội. - GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Sự ra đời của giai cấp công nhân - Sự ra đời của giai cấp công nhân: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành, ngày càng phát triển ở các nước Tây Âu (từ sau các cuộc phát kiến địa lí). → Giai cấp công nhân ra đời. - Sự phát triển của giai cấp công nhân: + Nguồn gốc công nhân: nông dân, thợ thủ công, nông nô, nô lệ,… → Mất ruộng đất → Làm thuê trong công xưởng, nhà máy. + Bị bóc lột, làm việc cực nhọc, công nhân đấu tranh chống lại giai cấp tư sản (ban đầu là đập phá máy móc). + Những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân phát triển về lực lượng, trưởng thành về nhận thức.
|
.....................................
.....................................
.....................................
Trên đây vừa trình bày tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án PPT Lịch sử 8 Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác sách Cánh diều.
Xem thêm các bài giảng điện tử Lịch sử 8 Cánh diều, chi tiết khác:
Để mua Giáo án PPT Lịch sử 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc