Soạn Tiếng Việt 3 Tập 1 Bài 3: Như có ai đi vắng
Đọc: Như có ai đi vắng trang 126, 127
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 trang 126 Câu hỏi: Chia sẻ về những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý:
Phương pháp giải:
- Em thăm hỏi người thân về:
+ Sức khỏe có tốt không?
+ Công việc có thuận lợi không?
- Em sẽ kể về tình hình của em và gia đình:
+ Sức khỏe của em và gia đình như thế nào?
+ Việc học của em ra sao?
+ Công việc của bố mẹ em như thế nào?
+ Hoạt động thường ngày có gì đặc biệt?
Trả lời:
Thăm hỏi:
Dạo này sức khoẻ của ông bà ra sao? Bệnh nhức đầu của bà nội đã đỡ chưa ạ? Ông bà vẫn uống thuốc đầy đủ chứ ạ?
Em sẽ kể về tình hình của em và gia đình:
Gia đình cháu mọi chuyện vẫn bình thường. Bố mẹ cháu khoẻ. Dạo này, ngoài giờ dạy ở trường, bố cháu còn dịch sách, viết báo ông bà ạ. Mẹ cháu vẫn đi dạy hằng ngày. Chị em cháu thì vẫn chăm chỉ học tập, hôm qua cháu đã được điểm mười môn Toán đấy ông bà ạ.
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Như có ai đi vắng
Chẳng thấy ông nội đâu
Mà giọng ông nói đấy.
Áp tai vào ống nghe
Đỡ nhớ ông biết mấy!
Quê nội thì xa ngái
Chưa một lần về thăm
Chỉ nghe qua điện thoại
Mà quá chừng nhớ mong
Trăm núi với nghìn sông
Thoắt gần trong gang tấc
Chuông điện thoại reo giòn
Những niềm vui bất chợt
Một hôm, đường dây đứt
Không một hồi chuông reo
Cả nhà cử nhìn nhau
Như có ai đi vắng...
Cao Xuân Sơn
Xa ngái: xa xôi.
Tiếng Việt lớp 3 trang 127 Câu 1: Bạn nhỏ kể về điều gì trong khổ thơ đầu?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ đầu để biết bạn nhỏ kể về điều gì.
Trả lời:
Bạn nhỏ kể trong khổ thơ đầu: Không thấy ông nội nhưng bạn nghe được tiếng ông nội trong ống nghe, đỡ nhớ ông nội hơn.
Tiếng Việt lớp 3 trang 127 Câu 2: Những dòng thơ nào trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ hai và ba để tìm những dòng thơ diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội.
Trả lời:
Những dòng thơ trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội:
"Đỡ nhớ ông biết mấy
Mà quá chừng nhớ mong”
“Chuông điện thoại reo giòn
Bỗng niềm vui bất chợt"
Tiếng Việt lớp 3 trang 127 Câu 3: Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi đường dây điện thoại bị đứt? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ cuối để biết cả nhà bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi đường dây điện thoại bị đứt và nguyên nhân vì sao.
Trả lời:
Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy như có ai vắng nhà khi đường dây điện thoại bị đứt. Vì cả nhà đã quen nghe có tiếng ông mỗi ngày qua điện thoại, hôm nay không nghe được cả nhà như thiếu tiếng ai đó.
Tiếng Việt lớp 3 trang 127 Câu 4: Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến riêng của mình.
Trả lời:
Em thích hình ảnh trong bài "chỉ nghe tiếng ông qua điện thoại mà quá chừng nhớ mong", hình ảnh cho thấy sự nhớ mong của bạn nhỏ đối với ông ngoại và tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ dành cho ông.
2. Đọc một bài thơ về gia đình:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích.
b. Trao đổi với bạn về 2 - 3 từ ngữ dùng hay trong bài văn.
Phương pháp giải:
a. Em hãy tìm và đọc một bài đọc về bạn bè và ghi lại điều em thích:
Tên bài văn
Tác giả
Từ dùng hay: từ chỉ tình cảm, từ chỉ hành động
Hình ảnh đẹp
b. Em hãy tìm 2- 3 từ ngữ hay được sử dụng trong bài đọc và chia sẻ với bạn về ý nghĩa và vai trò của từ ngữ ấy.
Trả lời:
a. Em tham khảo bài sau:
Tên bài văn: Trong lòng mẹ.
Tác giả: Nguyên Hồng
Hình ảnh đẹp: cậu bé Hồng nép trong lòng mẹ đầy yêu thương.
Từ ngữ hay: vội vã, bối rối, lập cập.
b.
Vội vã: tỏ ra rất vội, muốn tranh thủ thời gian đến mức tối đa để cho kịp.
Từ này miêu tả hành động của bạn nhỏ khi gặp mẹ đã vội vã chạy đến với mẹ vì bạn đã mong chờ giây phút này quá lâu rồi.
Bối rối: lúng túng, mất bình tĩnh, không biết nên xử trí thế nào
Từ ngữ này nhấn mạnh tâm trạng của bạn nhỏ khi gặp lại mẹ.
Lập cập: vội vã một cách khó nhọc, vì mất bình tĩnh
Từ ngữ này tô đậm hơn nữa tâm trạng và hành động của bạn nhỏ, bạn nhỏ vô cùng vội vã và bối rối khi gặp lại mẹ.
Viết: Vườn trưa trang 128
Tiếng Việt lớp 3 trang 128 Câu 1: Nghe - viết:
Trả lời:
Em nghe và viết đoạn văn được yêu cầu vào vở.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng
- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…
- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.
- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.
Tiếng Việt lớp 3 trang 128 Câu 2: Chọn vần êch hoặc vần uêch thích hợp với mỗi chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần):
Phương pháp giải:
Em hãy đọc các từ trên, chọn vần êch hoặc vần uêch thích hợp với mỗi chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ có nghĩa.
Trả lời:
Nghuệch ngạo
Bạc phếch
Chênh chếch
Trống huếch
Rỗng tuếch
Trắng bệch
Tiếng Việt lớp 3 trang 128 Câu 3: Chọn chữ hoặc vẫn thích hợp với mỗi chỗ trống:
Phương pháp giải:
a. Em điền ch, hoặc tr vào từng chỗ trống cho đúng chính tả.
b. Em điền vần ac hoặc at vào từng chỗ trống và thêm dấu thanh nếu cần.
Trả lời:
a.
Chị tre chải tóc bên sông
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
b.
Ve ngân khúc nhạc
Gió hát lao xao
Lũy tre xạt xaò
Đồng quê bát ngát
Luyện từ và câu trang 129
Tiếng Việt lớp 3 trang 129 Câu 1: Tìm trong đoạn văn sau những cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau:
Giá sách được bài trí so le: ngăn ca, ngăn thấp, ngăn rộng, ngăn hẹp. Những cuốn sách dày, mỏng đứng cạnh nhau. Trên cùng là hai bức tranh một lớn, một bé. Nhưng tất cả đều hài hoà, gọn gàng, đẹp mắt.
Phúc Quảng
M: cao - thấp
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn trên và tìm các cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.
Trả lời:
Trong đoạn văn, những cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau là:
cao - thấp
rộn - hẹp
dày - mỏng
lớn – bé
Tiếng Việt lớp 3 trang 129 Câu 2: Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ ngữ sau:
Phương pháp giải:
Em đọc các từ trên và tìm một từ có ý nghĩa trái ngược với mỗi từ ấy.
Trả lời:
tròn - méo
lớn - bé
nóng - lạnh
cao - thấp
tươi- héo
chín – xanh
Tiếng Việt lớp 3 trang 129 Câu 3: Sử dụng 2 - 3 cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau ở bài tập 2 để đặt câu nói về đặc điểm khác nhau:
a. Giữa các đồ dùng trong nhà
M: Cốc uống nước thì lớn còn cốc uống trà thì bé.
b. Giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên
M: Cây dừa thì cao còn cây chanh thì thấp.
Phương pháp giải:
Em hãy chọn 2 – 3 cặp từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau để đặt câu nói về đặc điểm khác nhau giữa các đồ dùng trong nhà và giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
Trả lời:
a. Giữa các đồ dùng trong nhà
Khăn mặt của bố thì lớn còn của con thì bé
Đôi đũa của anh thì cao còn của em thì thấp
b. Giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên
Trời hôm qua thì nóng còn hôm nay thì lạnh
Ngoài vườn, những quả xoài đã chín còn quả bưởi thì còn xanh.
Tiếng Việt lớp 3 trang 129 Vận dụng 1: Đóng vai, gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khoẻ và kể về một niềm vui của em ở trường.
Phương pháp giải:
Em hãy đóng vai mình đang gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khoẻ và kể về một niềm vui của em ở trường.
Trả lời:
Ông bà ơi, do đang trong đợt thi nên hôm nay cháu không về thăm ông bà được. Cháu nhớ ông bà nhiều lắm. Ông bà có khỏe không ạ? Ông còn đau lưng nhiều không ông?
Ở trường cháu có rất nhiều niềm vui. Cháu còn mới được kết nạp đội đấy ông bà ạ. Cháu cảm thấy rất vui và tự hào khi cháu đã trở thành một đội viên ạ.
Tiếng Việt lớp 3 trang 129 Vận dụng 2: Chia sẻ cảm xúc của em khi gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân theo gợi ý:
Phương pháp giải:
Sau khi gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân em cảm thấy thế nào?
Trả lời:
Sau khi gọi điện thoại cho ông bà, em cảm thấy trong lòng rất thoải mái và vui vẻ. Em đã hỏi thăm và biết ông bà vẫn khỏe, hơn nữa em còn được chia sẻ niềm vui của mình với ông bà nữa. Có lẽ ông bà cũng rất vui và tự hào về em.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: