Giải Tiếng Việt lớp 2 Bài 26: Trên các miền đất nước trang 113, 114, 115, 116, 117, 118 - Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 26: Trên các miền đất nước trang 113, 114, 115, 116, 117, 118 chi tiết sách Kết nối tri thức giúp bạn xem và so sánh lời giải dễ dàng từ đó biết cách ltrả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2. Mời các bạn đón xem:

Giải Tiếng Việt lớp 2 Bài 26: Trên các miền đất nước trang 113, 114, 115, 116, 117, 118

Đọc: Trên các miền đất nước trang 113, 114 - 115

* Khởi động: 

Câu hỏi trang 113 Tiếng Việt lớp 2: Em đã từng đến thăm những vùng miền nào của đất nước mình?

Trên các miền đất nước trang 113, 114, 115

Trả lời: 

- Em đã từng đến thăm Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Nghệ An, … 

* Đọc văn bản: 

Trên các miền đất nước 

Trên các miền đất nước trang 113, 114, 115Trên các miền đất nước trang 113, 114, 115

* Trả lời câu hỏi: 

Câu 1 trang 114 Tiếng Việt lớp 2: Tìm các câu thơ nói về:

a. xứ Nghệ 

b. Ngày giỗ tổ Hùng Vương

c. Đồng tháp Mười

Trả lời: 

a. xứ Nghệ 

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

b. Ngày giỗ tổ Hùng Vương

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.

c. Đồng tháp Mười

Đồng Tháp Mười có bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.

Câu 2 trang 114 Tiếng Việt lớp 2: Ngày giỗ Tổ là ngày nào? 

Trả lời: 

10/3 âm lịch hàng năm. 

Câu 3 trang 114 Tiếng Việt lớp 2: Tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của xứ Nghệ?

Trả lời: 

Non xanh, nước biếc, tranh họa đồ. 

Câu 4 trang 114 Tiếng Việt lớp 2: Chọn ý giải thích đúng cho mỗi câu sau: 

Trên các miền đất nước trang 113, 114, 115

Trả lời: 

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh: Đồng Tháp Mười rộng mênh mông. 

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm: Đồng Tháp Mười nhiều cá tôm. 

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1 trang 115 Tiếng Việt lớp 2: Tìm những tên riêng được nhắc đến trong bài. 

Đáp án : 

- Việt Nam, Phú Thọ, Bắc, Vua Hùng, Trung, Nghệ, Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Tháp Mười, Nam,… 

Câu 2 trang 115 Tiếng Việt lớp 2: Các câu ở cột A thuộc kiểu nào ở các câu ở cột B. 

Trên các miền đất nước trang 113, 114, 115

Trả lời: 

Trên các miền đất nước trang 113, 114, 115

 

Viết trang 115

Câu 1 trang 115 Tiếng Việt lớp 2: Nghe - viết: Trên các miền đất nước 

Trả lời: 

Trên các miền đất nước 

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.

 

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

 

Đồng Tháp Mười có bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.

Chú ý: Viết hoa chữ cái chỉ tên riêng. Tập viết ra nháp những chữ dễ viết sai chính tả: quanh quanh, họa đồ, lóng lánh, …   

Câu 2 trang 115 Tiếng Việt lớp 2: Viết tên riêng từ 2-3 tỉnh, thành phố mà em biết

M: Hà Nội

Trả lời: 

Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Trà Vinh, … 

Câu 3 trang 115 Tiếng Việt lớp 2: Chọn a hoặc b: 

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông. 

Viết trang 115

b. Tìm tiếng chứa iu hoặc iêu thay cho ô vuông. 

Viết trang 115

Trả lời: 

a. 

Bà còng đi chợ trời mưa

Cái tôm cái tép đi đưa bà còng.

Đưa bà đến quãng đường cong

Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà.

b. cái rìu, hạt tiêu, hạt điều. 

 

Luyện tập trang 116, 117

* Luyện từ và câu: 

Câu 1 trang 116 Tiếng Việt lớp 2: Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích dưới đây:

a. Món ăn gồm bánh phở với thịt, chan nước dùng.

b. Vật dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường làm bằng lá, có hình chóp.

c. Trang phục truyền thống của Việt Nam.

d. Đồ chơi dân gian, được nặn bằng bột màu, thường có hình con vật.

Luyện tập trang 116, 117

Trả lời:

a. phở

b. nón lá

c. áo dài 

d. tò he.  

Câu 2 trang 116 Tiếng Việt lớp 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu giới thiệu 

Luyện tập trang 116, 117

Trả lời:

Luyện tập trang 116, 117

Câu 3 trang 116 sgk Tiếng Việt lớp 2: Đặt một câu giới thiệu về quê em hoặc nơi em ở.

Trả lời:

Quê em có khu du lịch Tam Đảo rất nổi tiếng. 

* Luyện viết đoạn: 

Câu 1 trang 117 Tiếng Việt lớp 2: Nêu tên các đồ vật làm bằng tre hoặc gỗ và công dụng của chúng. 

Luyện tập trang 116, 117

Trả lời:

Đồ bằng tre

Công dụng

đũa 

ăn cơm 

khay để cốc chén 

để cốc chén

bàn ghế

ngồi

Câu 2 trang 117 Tiếng Việt lớp 2: Viết 4-5 câu giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ. 

Luyện tập trang 116, 117

Trả lời:

Em muốn giới thiệu về cái tủ. Đồ vật này hình chữ nhật, to và nhiều ngăn, có cả gương bên trong cánh tủ. Nó được dùng để đựng quần áo, chăn màn,… Em thích cái tủ vì nó giống như một cái hộp bí mật, chứa được rất nhiều đồ đạc, giúp nhà cửa thêm gọn gàng. 

 

Đọc mở rộng trang 118

Câu 1 trang 118 Tiếng Việt lớp 2: Tìm đọc bài thơ, câu chuyện viết về cảnh đẹp trên các miền đất nước. 

Trả lời:

Việt Nam quê hương ta

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Nước bâng khuâng những chuyến đò

Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi

Đói nghèo nên phải chia ly

Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan ...

(Nguyễn Đình Thi) 

Bài thơ nói về cảnh đẹp của đất nước Việt Nam với cánh cò trắng, núi rừng, hoa thơm quả ngọt bốn mùa.

Câu 2 trang 118 Tiếng Việt lớp 2: Đọc cho bạn nghe đoạn thơ, đoạn truyện mà em thích. 

Trả lời:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. 

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 24: Chiếc rễ đa tròn

Bài 25: Đất nước chúng mình

Bài 27: Chuyện quả bầu

Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa

Bài 29: Hồ Gươm

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!