Giải Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28 - Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28 chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp bạn xem và so sánh lời giải dễ dàng từ đó biết cách ltrả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2. Mời các bạn đón xem:

Giải Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28

Khởi động trang 26

Câu hỏi: Khởi động

Kể tên các mùa trong năm

Trả lời::

- Các mùa trong năm, đó là: xuân, hạ, thu và đông.

Khám phá và luyện tập trang 26, 27, 28

Đọc: Chuyện bốn mùa trang 26, 27

1. Bài đọc

Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28 - Chân trời

Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28 - Chân trời

Cùng tìm hiểu:

Câu 1 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Chọn hình vẽ các nàng tiên phù hợp với tên từng mùa trong năm.

Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28 - Chân trời

Trả lời::

- Các nàng tiên phù hợp với từng mùa trong năm:

    + Hình 1: mùa thu

    +  Hình 2: mùa hạ

    +  Hình 3: mùa xuân

    +  Hình 4: mùa đông

Câu 2 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Theo lời bà Đất, mỗi mùa trong năm có gì đáng yêu?

Trả lời::

- Theo lời bà Đất, mỗi mùa trong năm có mỗi điểm đáng yêu riêng:

    + Mùa xuân làm cho cây lá tươi tốt

    + Mùa hạ cho trái ngọt , hoa thơm

    +   Mùa thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường.

    + Mùa đông ấp ủ mầm sống cho cây cối đâm chồi nảy lộc.

Câu 3 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Bài đọc nói về điều gì?

Trả lời::

- Bài đọc nói về công dụng của bốn mùa trong năm. Bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông mùa nào cũng có ích cả.

Câu 4 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

Trả lời::

Học sinh lựa chọn và lí giải phù hợp

Dưới đây là gợi ý Trả lời::

- Em thích nhân vật Bà Đất nhất vì Bà Đất đã giúp cho các nàng tiên hiểu rằng: Cả 4 nàng tiên – cả bốn mùa đều có ích, đều đáng yêu.

Cùng sáng tạo

Hoa thơm trái ngọt

Câu hỏi: Kể tên các loại hoa, quả thường có ở mỗi mùa.

Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28 - Chân trời

Trả lời::

- Tên các loại hoa, quả thường có ở mỗi mùa

+ Mùa xuân: Vú sữa, hồng xiêm, đu đủ

+ Mùa hạ: xoài, vải, bơ, nhãn, mít

+ Mùa thu: Lựu, ổi, hồng, bưởi

+ Mùa đông: Cam, chuối, táo, lê

Viết trang 27

2. Viết

Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28 - Chân trời

Từ và câu trang 28

3. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm

Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28 - Chân trời

Trả lời::

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: Trắng muốt, xanh ngắt, mát mẻ, rực rỡ, trong vắt, tươi tốt.

b. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của cảnh vật

Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28 - Chân trời

Trả lời::

- Từ ngữ chỉ đặc điểm của cảnh vật:

+ Mùa xuân: mát nẻ, nảy lộc.

+ Mùa hạ: nắng gắt, nóng nực.

+ Mùa thu: tranh vắt, mát dịu.

+ Mùa đông: lạng buốt, gió lớn.

4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Đặt 1 - 2 câu nói về sự vật trong mỗi bức tranh sau:

Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28 - Chân trời

Trả lời::

- Trời hôm nay thật trong xanh.

- Bông hoa nở rực rỡ sắc màu.

b. Đặt và Trả lời: câu hỏi về hình dáng của 2 - 3 sự vật trong tranh.

Tiếng Việt lớp 2 Bài 1: Chuyện bốn mùa trang 26, 27, 28 - Chân trời

Trả lời::

-  Con voi đang làm gì?

    Con voi đang dùng vòi của nó lấy thức ăn.

- Con hươu sao đang làm gì?

  Con hươu sao đang uống nước bên dòng suối.

Vận dụng trang 28

Vận dụng

Nói về một mùa mà em thích.

Trả lời::

 Trong bốn mùa xuân, hạ, thu và đông, em thích nhất là mùa xuân. Mỗi khi xuân về, thời tiết ấm áp hơn. Bầu trời không còn u ám như mùa đông. Cây cối cũng đâm chồi nảy lộc. Trong vườn nhà em, những bông hoa đua nhau khoe sắc thắm. Từng đàn bướm từ đâu bay đến khiến khu vườn thêm rực rỡ. Tiếng chim hót ríu rít trên những tán cây nghe thật vui tai. Mọi người đều háo hức đón chờ ngày tết.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Con đường làng

Bài 4: Bên cửa sổ

Bài 2: Đầm sen

Bài 3: Dàn nhạc mùa hè

Bài 4: Mùa đông ở vùng cao

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!