Giải SGK Sinh học 11 (Cánh diều) Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11 Bài 3. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 11 Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Giải Sinh học 11 trang 18

Mở đầu trang 18 Sinh học 11: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của những nhân tố nào?

Lời giải:

Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau như: nhiệt độ, ánh sáng, nước trong đất, độ thoáng khí của đất, hệ vi sinh vật vùng rễ.

I. Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật

Câu hỏi trang 18 Sinh học 11: Quan sát hình 3.1, cho biết nhiệt độ không khí, cường độ ánh sáng tác động đến tốc độ thoát hơi nước như thế nào?

Lời giải:

Quan sát hình 3.1, cho biết nhiệt độ không khí, cường độ ánh sáng tác động đến tốc độ thoát hơi nước như thế nào?

- Tác động của nhiệt độ không khí đến tốc độ thoát hơi nước: Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định sẽ làm tăng tốc độ thoát hơi nước.

- Tác động của cường độ ánh sáng đến tốc độ thoát hơi nước: Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm tăng cường độ thoát hơi nước, nếu cường độ ánh sáng tăng quá cao thì tốc độ thoát hơi nước giảm.

Giải Sinh học 11 trang 19

Câu hỏi trang 19 Sinh học 11: Sự hấp thụ khoáng và nitrogen ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố nào trong môi trường?

Lời giải:

Sự hấp thụ khoáng và nitrogen ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố sau:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất của rễ.

- Ánh sáng: Ánh sáng tác động đến quá trình hấp thụ khoáng của thực vật thông qua ảnh hưởng đến quang hợp và trao đổi nước của cây.

- Nước trong đất: Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất đồng thời làm giảm khả năng hút nước của cây dẫn đến làm giảm sự hút các ion khoáng của rễ cây.

- Độ thoáng khí của đất: Giảm độ thoáng khí trong đất dẫn đến giảm sự xâm nhập của nước vào trong rễ cây, giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

- Hệ vi sinh vật vùng rễ: Hệ vi sinh vật vùng rễ tham gia vào quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ cũng như có ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất khoáng. Một số nấm rễ còn giúp cây hấp thu nước và khoáng. Ngược lại, một số vi sinh vật gây bệnh ở rễ hoặc cạnh tranh dinh dưỡng với thực vật.

Luyện tập trang 19 Sinh học 11: Giải thích cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt.

Lời giải:

Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt:

- Xới đất làm tăng độ thoáng khí của đất đảm bảo sự phát triển của hệ rễ ở cây trồng, nhờ đó, giúp cây trồng hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Ngoài ra, việc xới đất làm tăng độ thoáng khí của đất cũng ức chế sự phát triển của vi khuẩn phản nitrate hóa trong đất, nhờ đó, giúp giữ được nguồn nitrogen – một trong những khoáng chất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

II. Ứng dụng trong thực tiễn

Câu hỏi trang 19 Sinh học 11: Tại sao cây có biểu hiện héo (thân, lá mất sức trương)? .

Lời giải:

Cây có biểu hiện héo (thân, lá mất sức trương) là do lượng nước cây hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra dẫn đến cây bị thiếu nước (các tế bào trong cây bị mất sức trương, không giữ được hình dạng bình thường).

III. Thực hành trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật

Giải Sinh học 11 trang 21

Báo cáo thực hành trang 21 Sinh học 11: Vẽ hình, mô tả hình dạng tế bào khí khổng.

Lời giải:

- Tham khảo hình ảnh khí khổng:

Vẽ hình, mô tả hình dạng tế bào khí khổng

- Mô tả hình dạng tế bào khí khổng: Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu.

Báo cáo thực hành trang 21 Sinh học 11: Mô tả và giải thích sự thay đổi mực nước trong mỗi ống đong. So sánh sự khác nhau giữa màu sắc của hai cây và lát cắt ngang rễ, thân của chúng.

Viết báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu dưới đây:

Mô tả và giải thích sự thay đổi mực nước trong mỗi ống đong. So sánh sự khác nhau giữa màu sắc của hai cây và lát cắt ngang rễ, thân của chúng

Lời giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

CHỨNG MINH SỰ HÚT NƯỚC CỦA RỄ CÂY,

SỰ VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN CÂY

- Tên thí nghiệm: Chứng minh sự hút nước của rễ cây, sự vận chuyển nước ở thân cây.

- Nhóm thực hiện: …………………..

- Kết quả và thảo luận:

+ Sự thay đổi mực nước trong mỗi ống đong: Cả hai ống đong đều có mực nước giảm so với mức ban đầu.

+ Sự khác nhau giữa màu sắc của hai cây và lát cắt ngang rễ, thân của hai cây: Lá của cây ở ống đong thứ nhất có màu sắc không thay đổi, lá của cây ở ống đong thứ hai xuất hiện những viền màu đỏ. Lát cắt ngang rễ, thân của cây ở ống đong thứ nhất không có màu; lát cắt ngang rễ, thân của cây ở ống đong thứ hai xuất hiện các chấm tròn màu đỏ đậm.

+ Giải thích: Nước và một số chất tan trong nước được rễ hấp thụ và vận chuyển lên các cơ quan phía trên theo mạch gỗ trong thân cây. Khi rễ cây được đặt trong ống đong chứa nước, rễ hút nước sẽ làm giảm lượng nước trong hai ống đong. Các chất tan trong nước như mực đỏ hoặc eosin trong ống đong thứ hai được rễ hấp thụ và vận chuyển theo mạch gỗ, do đó phần mạch gỗ ở thân cây thứ hai có màu đỏ.

- Kết luận: Rễ thực hiện chức năng hút nước và mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước từ rễ lên thân rồi lên lá.

Báo cáo thực hành trang 22 Sinh học 11: Nhận xét sự chuyển màu và giải thích sự khác nhau về tốc độ chuyển màu của hai mảnh giấy CoCl2 ở hai mặt trên và dưới của lá.

Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu báo cáo ở mục 2.

Nhận xét sự chuyển màu và giải thích sự khác nhau về tốc độ chuyển màu của hai mảnh giấy CoCl2 ở hai mặt trên và dưới của lá

Lời giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

CHỨNG MINH SỰ THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ CÂY

- Tên thí nghiệm: Chứng minh sự thoát hơi nước ở lá cây.

- Nhóm thực hiện: …………………

- Kết quả và thảo luận: Cả 2 mảnh giấy đều có sự đổi màu từ màu xanh da trời sang màu hồng. Trong đó, mảnh giấy kẹp ở mặt dưới của lá có tốc độ chuyển màu hồng nhanh hơn mảnh giấy kẹp ở mặt trên của lá.

- Giải thích:

+ Giấy tẩm CoCl2 khô có màu xanh sẽ chuyển sang màu hồng khi gặp nước. Giấy CoCl2 kẹp ở hai mặt của lá đều chuyển sang màu hồng vì có sự thoát hơi nước ở cả hai mặt của lá (hơi nước thoát ra làm ẩm giấy tẩm CoCl2 → giấy chuyển sang màu hồng).

+ Tốc độ chuyển màu hồng của giấy tẩm CoCl2 kẹp ở mặt dưới của lá nhanh hơn vì: Khí khổng của lá phân bố cả ở hai mặt nhưng chủ yếu ở mặt dưới, mà sự thoát hơi nước ở lá chủ yếu là qua khí khổng. Do đó, quá trình thoát hơi nước ở mặt dưới lá mạnh hơn mặt trên lá rất nhiều dẫn đến giấy tẩm CoCl2 kẹp ở mặt dưới của lá chuyển sang màu hồng nhanh hơn.

- Kết luận: Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây, thoát hơi nước ở mặt dưới xảy ra mạnh hơn mặt trên của lá.

Báo cáo thực hành trang 23 Sinh học 11: Nhận xét trạng thái của lá cây ở các lô thí nghiệm.

- Vẽ biểu đồ sinh trưởng của cây (theo từng chỉ tiêu chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, số lá/cây).

- Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu báo cáo ở mục 2.

Nhận xét trạng thái của lá cây ở các lô thí nghiệm

Lời giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

TƯỚI NƯỚC, CHĂM SÓC CÂY

- Tên thí nghiệm: Thực hành tưới nước, chăm sóc cây.

- Nhóm thực hiện: …………….

- Kết quả và thảo luận:

Học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK để ghi nhận và giải thích được sự khác nhau về trạng thái lá cây, chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, số lá/cây giữa các lô thí nghiệm.

Chú ý:

+ Khi cây thiếu nước trầm trọng (cây mất cân bằng nước nghiêm trọng), lá cây sẽ héo rũ, cây ngừng sinh trưởng và phát triển rồi chết dần.

+ Khi cây thiếu nước ở mức độ nhẹ hơn, lá cây nhỏ và sớm rụng, cây sinh trưởng và phát triển kém hơn.

+ Khi cây đủ nước hoặc thừa nước (không bị ngập úng), lá cây tươi tốt, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Khi cây bị ngập úng, lá sớm vàng và rụng, cây chết dần.

- Kết luận: Tưới nước hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Giải Sinh học 11 trang 24

Báo cáo thực hành trang 24 Sinh học 11: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở thí nghiệm 2.

Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở thí nghiệm 2

Lời giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

TRỒNG CÂY THEO PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH, KHÍ CANH

- Tên thí nghiệm: Thực hành trồng cây theo phương pháp thủy canh, khí canh

- Nhóm thực hiện: …………………………

- Kết quả và thảo luận:

Học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK để ghi nhận và vẽ được biểu đồ sinh trưởng của cây theo từng chỉ tiêu chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, số lá/cây trong 2 điều kiện thí nghiệm là khí canh và thủy canh.

Chú ý: Các cây trồng bằng phương pháp thủy canh và khí canh đều phát triển xanh tốt do được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng hợp lí.

- Kết luận: Một số loài cây có thể hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng ở dạng lỏng (ngập nước) hoặc dạng sương.

Vận dụng trang 24 Sinh học 11: Hãy giải thích ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây trồng đang được vận dụng trong thực tế.

Lời giải:

Ưu, nhược điểm của một số phương pháp tưới nước cho cây trồng đang được vận dụng trong thực tế:

Phương pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Phương pháp tưới mặt đất

Điều hòa nhiệt độ của cây trồng, kìm hãm sự phát triển của cỏ dại, giảm bớt nồng độ các chất có hại.

Giảm độ thoáng khí, giảm hoạt động của các vi sinh vật trong đất, tốn nhiều nước, gây khó khăn cho việc cơ giới hóa đồng ruộng, gây hiện tượng lầy hóa.

Phương pháp tưới phun mưa

Tiết kiệm nước, thích hợp với nhiều loại địa hình, không gây xói mòn, trôi màu, không phá vỡ kết cấu đất, giảm diện tích chiếm đất của kênh mương và công trình tưới.

Tốn nhiều tiền để xây dựng hệ thống, kĩ thuật tưới phức tạp, đòi hỏi trình độ cao, chất lượng tưới bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết (trời quá nắng thì nước gần như sẽ bốc hơi hết).

Tưới theo luống (rãnh)

Nước từ rãnh thấm từ từ vào đất nên lớp đất mặt vẫn tơi xốp, kết cấu đất ít bị phá vỡ, đất ít bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi, ít hao tổn nước, không làm ngập mặt ruộng nên công tác canh tác, cơ giới hóa dễ dàng.

Lãng phí lượng nước ở cuối rãnh, tốn công cho việc tạo rãnh.

Phương pháp tưới vào gốc cây

Tương đối đơn giản, nhanh.

Chỉ áp dụng được cho một loại cây nhất định, số lượng cây tưới phải ít.

Xem lời giải bài tập SGK Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Bài 5: Hô hấp ở thực vật

Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

 

Câu hỏi liên quan

Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt: - Xới đất làm tăng độ thoáng khí của đất đảm bảo sự phát triển của hệ rễ ở cây trồng, nhờ đó, giúp cây trồng hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. - Ngoài ra, việc xới đất làm tăng độ thoáng khí của đất cũng ức chế sự phát triển của vi khuẩn phản nitrate hóa trong đất, nhờ đó, giúp giữ được nguồn nitrogen – một trong những khoáng chất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Xem thêm
- Tác động của nhiệt độ không khí đến tốc độ thoát hơi nước: Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định sẽ làm tăng tốc độ thoát hơi nước. - Tác động của cường độ ánh sáng đến tốc độ thoát hơi nước: Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm tăng cường độ thoát hơi nước, nếu cường độ ánh sáng tăng quá cao thì tốc độ thoát hơi nước giảm.
Xem thêm
Cây có biểu hiện héo (thân, lá mất sức trương) là do lượng nước cây hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra dẫn đến cây bị thiếu nước (các tế bào trong cây bị mất sức trương, không giữ được hình dạng bình thường).
Xem thêm
Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau như: nhiệt độ, ánh sáng, nước trong đất, độ thoáng khí của đất, hệ vi sinh vật vùng rễ.
Xem thêm
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TƯỚI NƯỚC, CHĂM SÓC CÂY - Tên thí nghiệm: Thực hành tưới nước, chăm sóc cây. - Nhóm thực hiện: ……………. - Kết quả và thảo luận: Học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK để ghi nhận và giải thích được sự khác nhau về trạng thái lá cây, chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, số lá/cây giữa các lô thí nghiệm. Chú ý: + Khi cây thiếu nước trầm trọng (cây mất cân bằng nước nghiêm trọng), lá cây sẽ héo rũ, cây ngừng sinh trưởng và phát triển rồi chết dần. + Khi cây thiếu nước ở mức độ nhẹ hơn, lá cây nhỏ và sớm rụng, cây sinh trưởng và phát triển kém hơn. + Khi cây đủ nước hoặc thừa nước (không bị ngập úng), lá cây tươi tốt, cây sinh trưởng và phát triển tốt. + Khi cây bị ngập úng, lá sớm vàng và rụng, cây chết dần. - Kết luận: Tưới nước hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Xem thêm
Sự hấp thụ khoáng và nitrogen ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố sau: - Nhiệt độ: Nhiệt độ của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất của rễ. - Ánh sáng: Ánh sáng tác động đến quá trình hấp thụ khoáng của thực vật thông qua ảnh hưởng đến quang hợp và trao đổi nước của cây. - Nước trong đất: Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất đồng thời làm giảm khả năng hút nước của cây dẫn đến làm giảm sự hút các ion khoáng của rễ cây. - Độ thoáng khí của đất: Giảm độ thoáng khí trong đất dẫn đến giảm sự xâm nhập của nước vào trong rễ cây, giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ. - Hệ vi sinh vật vùng rễ: Hệ vi sinh vật vùng rễ tham gia vào quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ cũng như có ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất khoáng. Một số nấm rễ còn giúp cây hấp thu nước và khoáng. Ngược lại, một số vi sinh vật gây bệnh ở rễ hoặc cạnh tranh dinh dưỡng với thực vật.
Xem thêm
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH SỰ HÚT NƯỚC CỦA RỄ CÂY, SỰ VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN CÂY - Tên thí nghiệm: Chứng minh sự hút nước của rễ cây, sự vận chuyển nước ở thân cây. - Nhóm thực hiện: ………………….. - Kết quả và thảo luận: + Sự thay đổi mực nước trong mỗi ống đong: Cả hai ống đong đều có mực nước giảm so với mức ban đầu. + Sự khác nhau giữa màu sắc của hai cây và lát cắt ngang rễ, thân của hai cây: Lá của cây ở ống đong thứ nhất có màu sắc không thay đổi, lá của cây ở ống đong thứ hai xuất hiện những viền màu đỏ. Lát cắt ngang rễ, thân của cây ở ống đong thứ nhất không có màu; lát cắt ngang rễ, thân của cây ở ống đong thứ hai xuất hiện các chấm tròn màu đỏ đậm. + Giải thích: Nước và một số chất tan trong nước được rễ hấp thụ và vận chuyển lên các cơ quan phía trên theo mạch gỗ trong thân cây. Khi rễ cây được đặt trong ống đong chứa nước, rễ hút nước sẽ làm giảm lượng nước trong hai ống đong. Các chất tan trong nước như mực đỏ hoặc eosin trong ống đong thứ hai được rễ hấp thụ và vận chuyển theo mạch gỗ, do đó phần mạch gỗ ở thân cây thứ hai có màu đỏ. - Kết luận: Rễ thực hiện chức năng hút nước và mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước từ rễ lên thân rồi lên lá.
Xem thêm
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH SỰ THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ CÂY - Tên thí nghiệm: Chứng minh sự thoát hơi nước ở lá cây. - Nhóm thực hiện: ………………… - Kết quả và thảo luận: Cả 2 mảnh giấy đều có sự đổi màu từ màu xanh da trời sang màu hồng. Trong đó, mảnh giấy kẹp ở mặt dưới của lá có tốc độ chuyển màu hồng nhanh hơn mảnh giấy kẹp ở mặt trên của lá. - Giải thích: + Giấy tẩm CoCl2 khô có màu xanh sẽ chuyển sang màu hồng khi gặp nước. Giấy CoCl2 kẹp ở hai mặt của lá đều chuyển sang màu hồng vì có sự thoát hơi nước ở cả hai mặt của lá (hơi nước thoát ra làm ẩm giấy tẩm CoCl2 → giấy chuyển sang màu hồng). + Tốc độ chuyển màu hồng của giấy tẩm CoCl2 kẹp ở mặt dưới của lá nhanh hơn vì: Khí khổng của lá phân bố cả ở hai mặt nhưng chủ yếu ở mặt dưới, mà sự thoát hơi nước ở lá chủ yếu là qua khí khổng. Do đó, quá trình thoát hơi nước ở mặt dưới lá mạnh hơn mặt trên lá rất nhiều dẫn đến giấy tẩm CoCl2 kẹp ở mặt dưới của lá chuyển sang màu hồng nhanh hơn. - Kết luận: Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây, thoát hơi nước ở mặt dưới xảy ra mạnh hơn mặt trên của lá.
Xem thêm
- Mô tả hình dạng tế bào khí khổng: Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu.
Xem thêm
Xem câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!