Giải Sinh học 11 Bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Giải Sinh học 11 trang 105
Lời giải:
- Cây quýt thời kì non trẻ có kích thước lá, thân, rễ nhỏ hơn cây quýt trưởng thành; chưa có cành, ít lá hơn; chưa có hoa và quả.
- Thực vật lớn lên là nhờ quá trình nguyên phân của tế bào mô phân sinh làm tăng số lượng và kích thước tế bào, làm tăng kích thước của các cơ quan và cơ thể.
I. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Lời giải:
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật diễn ra tại tất cả các bộ phận của thực vật. Quá trình sinh trưởng và phát triển có thể diễn ra trong suốt vòng đời của thực vật nhờ khả năng phân chia liên tục của các tế bào phân sinh.
II. Mô phân sinh
Giải Sinh học 11 trang 106
Lời giải:
Vị trí, chức năng của các loại mô phân sinh ở thực vật:
Loại mô phân sinh |
Vị trí |
Chức năng |
Mô phân sinh đỉnh |
Nằm ở đỉnh chồi ngọn, chồi bên (chồi nách) và đỉnh rễ. |
Làm tăng chiều dài của thân và rễ. |
Mô phân sinh bên |
Nằm ở phần vỏ và trụ của thân, rễ. |
Làm tăng độ dày (đường kính) của thân và rễ. |
Mô phân sinh lóng |
Nằm ở vị trí các mắt của thân. |
Làm tăng quá trình sinh trưởng chiều dài của lóng. |
Luyện tập trang 106 Sinh học 11: Phân biệt các loại mô phân sinh theo gợi ý trong bảng 16.1.
Lời giải:
Loại mô phân sinh |
Vị trí |
Chức năng |
Có ở nhóm thực vật |
Mô phân sinh đỉnh |
Nằm ở đỉnh chồi ngọn, chồi bên (chồi nách) và đỉnh rễ. |
Làm tăng chiều dài của thân và rễ. |
Có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm. |
Mô phân sinh bên |
Nằm ở phần vỏ và trụ của thân, rễ. |
Làm tăng độ dày (đường kính) của thân và rễ. |
Chỉ có ở cây Hai lá mầm. |
Mô phân sinh lóng |
Nằm ở vị trí các mắt của thân. |
Làm tăng quá trình sinh trưởng chiều dài của lóng. |
Chỉ có ở cây Một lá mầm. |
III. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật
Giải Sinh học 11 trang 107
Lời giải:
Vị trí diễn ra sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ:
- Sinh trưởng sơ cấp diễn ra ở phần thân non, rễ non của cây thân gỗ Hai lá mầm và phần lóng của thân cây một lá mầm.
- Sinh trưởng thứ cấp diễn ra ở mô phân sinh bên gồm tầng phát sinh mạch dẫn và tầng sinh vỏ của thân và rễ.
IV. Phát triển ở thực vật có hoa
Giải Sinh học 11 trang 108
Câu hỏi trang 108 Sinh học 11: Quan sát hình 16.4, mô tả các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa.
Lời giải:
Các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn: Hạt nảy mầm → Cây mầm → Cây non → Cây trưởng thành → Cây mang hoa → Cây mang quả non → Cây mang quả già → Cây già, chết.
- Từ hạt bắt đầu nảy mầm thành cây mầm; cây mầm xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài hơn. Cây mầm phát triển thành cây non, cây non lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhánh. Cây non lớn lên thành cây trưởng thành, phát triển nhiều lá, rễ phân nhánh nhiều hơn và đâm sâu, khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định sẽ ra nụ hoa. Cây mang hoa → cây mang quả non → cây mang quả già → Sau đó cây già và chết.
V. Hormone thực vật
Giải Sinh học 11 trang 109
Câu hỏi trang 109 Sinh học 11: Quan sát hình 16.5, nêu vai trò của hormone thực vật.
Lời giải:
Vai trò của hormone thực vật là điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển và phản ứng thích nghi của thực vật đối với môi trường: Hormone thực vật điều tiết sự phân chia, kéo dài và phân hóa tế bào. Từ đó, hormone thực vật điều tiết sự sinh trưởng của mô phân sinh, sự phát triển của phôi, sự nảy mầm của hạt, sinh trưởng của thân, phát triển của hoa, quả cũng như đóng vai trò quan trọng trong các con đường phản ứng với tác nhân kích thích vô sinh và hữu sinh của môi trường.
Lời giải:
- Hormone thực vật được chia thành hai nhóm: Hormone kích thích sinh trưởng (auxin, gibberellin, cytokinine) và hormone ức chế sinh trưởng (abscisic acid, ethylene).
- Sự phân chia các nhóm hormone này dựa vào hoạt tính sinh học của hormone.
Giải Sinh học 11 trang 111
Lời giải:
Tác động cùng lúc của nhiều hormone giúp điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật. Các hormone thực vật có tác động tổng hợp, điều tiết quá trình sinh lí của cơ thể thực vật, điều tiết sự xuất hiện, hướng và tốc độ sinh trưởng, phát triển của mỗi cơ quan.
Lời giải:
Nồng độ hormone trong môi trường ̣mg/LĐ |
Trung bình số chồi tạo thành (chồi/mẫu) |
Trung bình số rễ tạo thành (rễ/mẫu) |
Quá trình phát triển ưu thế |
||
BAP |
NAA |
Hình thành chồi |
Hình thành rễ |
||
0,5 |
0 |
1,25 |
0 |
x |
|
2,0 |
0,5 |
3,0 |
0 |
x |
|
0 |
0,5 |
0 |
1 |
|
x |
Câu hỏi trang 111 Sinh học 11: Sử dụng hormone thực vật trong sản xuất đem lại lợi ích gì?
Lời giải:
Sử dụng hormone thực vật trong sản xuất đem lại lợi ích: Giúp con người kiểm soát sự phát triển của thực vật; sử dụng trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật; giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, nguyên liệu,… của con người.
Lời giải:
Ví dụ về ứng dụng của các chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất nông, lâm nghiệp:
- Sử dụng Auxin ở nồng độ thích hợp trong nhân giống vô tính cây bạch đàn, cây keo, hoa hồng,.. nhằm kích thích tạo rễ.
- Sử dụng Gibberellin ở nồng độ thích hợp làm tăng chiều cao thân cây lấy sợi như cây đay.
- Sử dụng Ethylene thúc đẩy sự chín của quả (cà chua, chuối,…) hoặc thúc đẩy ra hoa trái vụ (dứa), làm rụng lá để tạo thuận lợi cho thu hoạch.
• Giải thích tại sao trong thực tiễn thường dùng auxin ở nồng độ thấp trong giâm cành.
Lời giải:
• Thân tre bị gãy ngọn có thể tiếp tục cao thêm do cây tre là cây Một lá mầm, cây cao lên do có mô phân sinh lóng làm tăng chiều dài của lóng. Do đó khi bị gãy ngọn, cây vẫn còn mô phân sinh lóng và tiếp tục tăng chiều cao.
- Cây bạch đàn không thể cao thêm nữa do cây bạch đàn là cây Hai lá mầm, cây cao lên do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Do đó khi bị gãy ngọn, cây không còn mô phân sinh đỉnh nên không thể cao thêm chiều cao của thân.
• Trong thực tiễn thường dùng auxin ở nồng độ thấp trong giâm cành vì auxin có vai trò sinh lí chủ yếu là kích thích sự phân chia, kéo dài tế bào; kích thích sự hình thành rễ; giúp cành giâm nhanh ra rễ hơn.
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật